Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  CỤP XƯƠNG SỐNG
 
Lên mạng ngày 13/5/2009

CỤP XƯƠNG SỐNG
 
   Cơ thể có cột xương sống với 24 đốt xương, 7 đốt xương cổ C1-C7 (cervical), 12 đốt xương lưng trên T1-T12 (thoracic) và 5 đốt xương dưới lưng L1-L5 (lumbar). Xương cổ số 1 tiếp giáp với xương sọ. Phần trên của xương lưng trên tiếp giáp với xương đòn gánh, xương vai và xương cánh tay. Đốt xương cuối số 5 dưới lưng tiếp giáp với xương chậu, nối tiếp với xương chậu là xương đùi.
   Phận sự vật lý của xương là che chở, bảo vệ, góp phần tạo hình dáng cơ thể. Mỗi đốt xương sống có thân, thân mỗi đốt xương sống cách nhau bằng dĩa sụn, đốt xương này tiếp giáp với đốt kia bằng cách chồng lên nhau 2 mấu trên(superior process SUP) 2 bên và 2 mấu dưới(inferior process IP) 2 bên tạo thành 4 khớp tiếp nối nhau, 2 mấu ngang(transverse process TP) và 1 mấu phía sau(spinal process SP) nối tiếp với gân sụn và cơ. Từ chổ sau thân của đốt xương sống nơi phân thành SUP và IP hai bên chạy thành miếng (laminae L) vòng hai bên kết thành cái ống (spinal canal SC), rồi chụm ra sau thành SP. Chính cái ống này là chổ trú ngụ cho tủy sống từ cuống não đi ra. Hai bên L của đốt trên và dưới khép chồng nhau chừa hai khoảng trống (intervertebral foramen IVF) hai bên cho đường rẽ của tủy sống ra hai rễ hai bên từng mỗi đốt xương vào hệ thống thần kinh toàn cơ thể .
   Như trên trình bày có 24 đốt xương nhưng tại sao có tới 30 đôi rể thần kinh đi ra từ tủy sống? Vì từ xương sọ tiếp giáp với C1 có 1 dĩa sụn, lợi dụng chổ hở này tủy sống rẽ ra 1 đôi rể thần kinh phải và trái. Vùng xương chậu có 1 xương tam giác sacrum nối tiếp với L5, chính sacrum có 5 đôi lổ thông 2 bên, tủy sống cũng tìm cách sinh ra 5 đôi rễ thần kinh phân nhánh phải và trái S1-S5 (sacrum S) (1+24+5 là 30), tiếp giáp phần dưới S là xương cùng (xương khu), hai bên S nối khớp với hai mảnh xương đôi bên kết hợp mảnh to ilium I, I dính pubis P (trước) và ischium (sau).
   P hai bên tiếp giáp với nhau là dĩa sụn, khi đứa bé chào đời dĩa sụn hở nhiều ra hơn bình thường để dọn đường cho em bé đi. Khi nhìn phim X quang chụp thẳng vùng P sẽ thấy nối tiếp dĩa sụn và đường hai bên P tạo thành 1 góc gần 180 độ biết ngay là phim chụp hình phái đẹp. Còn phái mài râu thì góc gần như 90 độ. Đấy là cấu trúc của tạo hóa, ngành cơ thể học giải thích vì phái đẹp có “bầu” nên ơn trên cho thành góc ngang180 để dễ sinh nở...             
   Kết hợp 30 đôi rể thần kinh phân nhánh từ tủy sống phát sinh từ não bộ kết hợp thành trạm là hệ thần kinh kiểm soát hoàn toàn sinh hoạt của cơ thể: tim, gan, tì, phế, thận, sinh dục, tình cảm, cảm giác, tính tình, sở thích…, có sức mạnh thì đi tranh tài Olympic…  
   À còn phận sự chánh của chuyển động của xương của 3 vùng như thế nào? Xương cổ chuyển động chánh là quay ví như mặt phẳng quay của xương cổ là mặt đất (transverse plane TPL). Chuyển động chánh của xương lưng trên cúi xuống phía trước là mặt phẳng chẻ dọc ví như mặt phẳng chia thân thể làm 2 bên đối ứng nhau (midsagital plane MPL). Còn chuyển động chánh của 5 đốt xương lưng dưới là nghiêng phải trái là mặt phẳng coronal plane CPL thẳng góc với MPL và thẳng góc với TPL.
   Tại sao khi cụp xương sống thì cơ thể rất đau đớn, nhẹ thì từ từ phục hồi, nặng thì chờ thời gian 4 đến 6 tuần sẽ khỏi, còn trầm trọng thì nằm 1 chổ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể dĩ nhiên là hệ thần kinh, hệ tiêu hóa đưa đến hệ tuần hoàn và hô hấp… Tình trạng nặng cần phải giải phẩu khẩn cấp.
   Như vậy cụp xương sống là cái gì mà ghê gớm vậy? Cụp xương sống là gảy bất ngờ hai par hai bên nối tiếp phía sau thân của đốt xương sống. Thân thể chúng ta chịu đựng một sức nặng trước nhất là bắp cơ, ráng sức nâng một vật quá nặng, lực truyền từ cơ trạm cuối là xương, khi quá tải xương sẽ kêu “rốp” rồi buông ra “nằm tại chổ”. Lúc nào sức nặng cũng dồn hết xuống xương lưng dưới, thông thường nhìn vào X quang nhìn ngang xương lưng dưới thấy rõ hình cong mặt nhô là phía trước, bởi vậy 100% gảy ở par dồn xuống xương lưng dưới tại L3, L4, nhất là L5.
 Sau khi gảy par tạo đường truyền của tủy sống không còn tròn trịa vì xương sống gảy thân luôn luôn đẩy lệch ra phía trước, gân, sụn, mạch máu bị vở… làm xáo trộn toàn diện đường truyền dây thần kinh tủy sống làm tổn thương hệ thần kinh tiêu hóa, bài tiết, cảm giác, vận động cơ… khiến di chuyển khó khăn tùy mức độ nhẹ hay nặng. Nặng thì sẽ bị táo bón, bí tiểu, nằm một chổ bất động…
   Trong tư thế nằm sấp, chúng ta dùng đầu ngón tay trỏ ấn nhẹ theo mấu của SP vùng đau, sẽ phát hiện 1 SP của đốt xương sống gảy sụp xuống so với SP trên và SP dưới nên gọi là cụp xương sống, vết gảy ở L 2 bên của đốt xương sống cần áp dụng đúng phương pháp trị liệu sẽ khỏi hoàn toàn. Sức nặng cơ thể dồn vào mảnh xương gảy làm đau đớn lúc cơ thể chuyển động, nên bệnh cụp xương sống được xếp vào tình trạng khẩn cấp. Trầm trọng cần giải phẩu khâu lại mảnh xương bị bể bằng kim loại…
   Ngày nay ngoài X quang còn có những phương pháp hiện đại như CT, MRI, Bone Scan… giúp việc định bệnh nhanh chóng hoàn hảo.  
   Ông bà ta còn để lại cho đời sau kinh nghiệm sống thật tuyệt vời “sức người có hạn”, vậy đừng ráng quá sức trong công việc nặng nhọc hàng ngày, nhưng nếu gặp chuyện ngoài ý muốn thì cứ bình tĩnh dùng phương pháp trị liệu thích ứng. Người xưa còn lo xa hơn nữa: “phòng bệnh hơn trị bệnh”.             
           
BS Trần Văn Diên, CT 70-73, ngày 12/05/09

Trở lại Trang KH & NN
 
  Số người đọc 400133 visitors (1036979 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free