Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Chuyện tình buồn trên đỉnh Sapa
 
Lên mạng ngày 16/1/2009



Chuyện tình buồn trên đỉnh SaPa.
Sapa một địa danh thuộc dãy núi cao Hoàng Liên Sỏn ngày xưa ít ai biết đến, nhưng bây giờ là một điểm du lịch đáng kễ trong những điểm du lịch miền bắc Việt Nam…. 
Đoàn chúng tôi sau một đêm dài trên tàu hỏa từ Hà Nội đến ga Lào Cay, giờ đây thoát được cái không khí oi bức của đầu hè Hà Nội. Sau hơn tiếng đồng hồ lượn mình trong trong những khúc quanh ngặt nghèo chúng tôi cũng đến được Sapa lúc trời hừng sáng. Mặt trời tháng tư khuất sau núi ánh lên một vầng sáng màu da cam lạnh và buồn. Cái buồn vắng người cũa một nơi quá ư là yên tĩnh. Từ khung cửa kính của chếc xe du lịch bãy chổ ngồi nhìn xuống một vài ngôi nhà mới xây mái đỏ tường trắng trong lạc lõng giữa một màu xanh thẩm sũng ướt hơi sương.
    Đến khách sạn đoàn chúng tôi nhận phòng rồi thu xếp hành lý hẹn một tiếng sau sẽ gặp lại tại phòng ăn đễ cùng nhau dùng điểm tâm. Đây là một khách sạn hạng sang của thị trấn nằm trên một ngọn đồi, từ phòng ăn có thể nhìn ra những rặng núi cao với sương mù che kín Người hướng dẩn giới thiệu cho mọi người quen nhau.
    Hắn là một người đàn ông đứng tuổi đeo cặp kính trắng rất dày chứng tỏ là ông ta cận nặng, nét mặt hiền hậu nhưng không dấu được nét khắc khổ bên cạnh một người phụ nữ có tuổi nhưng còn giữ được vẽ đẹp thanh thoát của thời còn trẻ mà hắn giới thiệu là đây là “nhà tôi”. Cả hai đều có vẽ có tiền, nhất là nhìn qua cách ăn mặc và điệu bộ của người phụ nữ. Chứng tỏ bà ta đang học cách làm sang!..
Bà ta than phiền:
-         Trời lạnh thế này! Tôi không hiểu ông lên đây làm gì?.
Mà quả là lạnh thật vì mọi người mới từ hỏa lò Hà Nội chui lên. Tất cã mọi người đều yên lặng.
Phá tan bầu không khí tĩnh mịch người hướng dẩn nói:
-         Hôm nay chúng ta sẽ đi thăm Bản Dốc và nơi đó có một thác nước rất đẹp gọi là Thác Bản Dốc…
Ông ta vẫn im lặng đôi mắt chợt như hướng về một nơi xa xưa nào đó, ông ta nhắm thêm một ngụm cà phê quay sang người đàn bà mà ông ta vừa giới thiệu là “nhà tôi” và thong thã trã lời:
-           Có lẽ bà nói đúng, nhưng tôi không muốn đi nơi khác. Vã lại nơi đây có chút kỹ niệm…
Bà vợ quay sang và nói:
-         Kỹ niệm ! Sao ông chưa bao giờ kễ cho tôi nghe?
Ông chẫm rãi trã lời :
-         Tại tôi nghĩ bà không cần biết ! Không muốn biết ! Chuyện ấy xưa rồi mà ...
Mình ngồi cạnh bên mĩm cười và tặng cho ông ta bốn câu thơ:
-         “Ôi dĩ vãng thời yêu và trong trắng”
-         “Bỗng hiện lên như một áng mây buồn”
-         “Rồi lặng lẽ tan dần vào xa vắng”
-         “Đễ lại trong lòng một cãm giác cô đơn”.
Ông ta quay sang nhìn mình với ánh mắt như thầm cám ơn vì có người hiểu được tâm trạng ông.
Bà vợ khẽ cười, pha chút châm biếm:
-         Một thiên tình sử lãng mạn! Một thôn nữ xinh đẹp nơi miền rừng núi hoang dã…
Bà ta bĩu môi và nói tiếp:
-         Sao ông không lấy cô ta làm vợ!!
Ông ta miễn cưỡng trã lời:
-         Vì tôi biết tôi sẽ gặp bà và lấy bà…
Bà ta nói:
-         Cám ơn ông! Ông kể nghiêm túc cho mọi người nghe xem nào…
Khi ấy ông chồng cứ mân mê ly cà phê, bà ta tỏ vẽ sốt ruột nói thêm:
-         Hay đấy! Tự mình khơi chuyện rồi lại im lặng không chịu nói gì nữa?.
Ông ta chẫm rãi trã lời nhưng tưởng chừng như ông ta đang ôn lại dĩ vãng:
-         Thực ra chẳng có nhiều đễ nói! Vì chúng tôi quen nhau được ba tháng thì cô ấy chết! Thời gian yêu nhau thì quá ít nhưng thời gian nhớ nhau thì thật quá dài…
-         “Chết”!! Bà ta định hỏi vì sao nhưng lại thôi. Ông cũng chẵng nói gì thêm.
Thực sự bà ta đã qua cái thời có thể ghen tuông, vã lại cũng chẳng có gì để ghen. Nhưng dường như bà ta vẫn thấy ấm ức, một cái ấm ức vô bằng vô cớ. Bà sống với ông hơn ba mươi năm, có thể nói là yên ấm hạnh phúc. Ông là một nhà giáo, một người chồng tốt, chu đáo với vợ con. Gia đình có ba con, hai trai một gái. Hai đứa con trai, một ở Đức, một ở Đan Mạch, cô con gái vừa mới gã chồng đi Úc. Nhưng với bản năng nhạy cảm cũa người đàn bà, bà biết hình như suốt chừng ấy năm vẫn có cái gì đó!...ai đó?.. đứng xen giửa hai vợ chồng họ. Bà nhiều lần cố đoán mà không đoán ra?. Bây giờ bà biết người ấy là ai !. Dẫu không nhỏ nhen cố chấp, nhưng bà ta vẫn không kềm được thái độ hờn dỗi trong lòng.
     Xe đã đến để đưa mọi người đi xuống phố, nói là đưa nhưng thật ra cũng chẳng xa chỉ khoãng độ hơn một cây số ngàn. Mặt trời bây giờ vất vã lắm mới chui ra khỏi đám mây dầy đặc và đã nhô lên quá hàng cây trước khách sạn. Gió thổi nhẹ trời se se lạnh, xa xa phía dưới những mãng sương mù trắng đục như đang đứng một chổ nhưng thật sự chúng đang trôi chầm chậm, còn nơi đây thì không có sương mù chúng biến đi chỉ để lại những giọt nước nhỏ long lanh đọng lại trên cành lá tạo thành những viên kim cương hay những giọt nước mắt cũa người tình?.. Không khí rất trong lành thoang thoảng đâu đây một mùi hương mà không tìm được tên gọi ? 
     Xuống xe chúng tôi đi bộ vào bản làng, đường đi xuống dốc nên cũng không khó đi lắm, mình cố tình đi cạnh ông ta và gợi chuyện:
-         Đàn bà họ rất nhạy cãm về mấy vụ này, Nhưng chúng ta đôi khi có những niềm riêng lòng luôn dấu kín. Đến lúc xuôi tay còn vương chút ngậm ngùi !!.       
Ông quay sang khẽ nói:
-         Dường như bác đây cũng là người có nhiều tâm sự …
Mình trả lời:
-         Chuyện tình đẹp thường là chuyện tình buồn!...
Ông ta thở dài cặp mắt thoáng đượm nét buồn như ôn lại những kỹ niệm đẹp thời xa xưa chầm chậm vừa đi vừa kể…..
                                                              ***
        Đó là một ngày mưa tầm tã vào khoảng tháng chín năm 1967, khi ấy tôi vừa tốt nghiệp xong đại học sư phạm ở Hà Nội và được phân nhiệm về vùng này. Vì lý do sức khỏe, cụ thể là mắt cận nặng nên nhà nước không gọi tôi đi nhập ngủ như các bạn cùng lớp. Rời khỏi ga Lào Cay vào lúc trời mờ sáng với chiếc ba lô tòng teng trên lưng cho đến lúc gần tối mới đến được bản làng. Khi xưa phương tiện giao thông không tiện lợi như bây giờ.
     Trường cấp ba, nhưng tôi chẳng thấy ai trong mấy ngôi nhà nứa sơ xài với dăm cái bàn gỗ đóng bằng cây rừng và tre nứa. Đành hỏi thăm nhà ông chủ tịch xã định xin ngũ qua đêm rồi hẵng hay. Lại phải tiếp tục đội mưa dẫm bùn thêm vài ba cây số nữa đễ đến nhà ông chủ tịch xã. Nào ngờ đâu tên này đã được công điện báo cáo trước là sẽ có thầy Hòa đến và hắn có nhiệm vụ phải lo chổ ăn ở cho thầy giáo vì trường không có nhà riêng cho giáo chức.
      Tên chủ tịch xã tự nhủ: “Phải tìm một nơi nào kha khá một chút, vì tay này là dân Hà Nội gốc, có thể rất khó tính đấy!” Bản dốc của ông sống quy tụ người kinh ít hơn người dân tộc “dân tộc đây là dân tộc thiểu số” vã lại nơi đây trước kia là khu nghĩ dưỡng cũa tây và lạị có nông trường trà. Hắn là dân gốc Bắc Ninh không biết lý do gì lại trôi dạt lên đây.Vợ ông ta là một trong những cô gái cũa nông trường ấy sống và lớn lên tại đây. Bà ta là người Thái trắng mà lại lai Pháp. Suốt mấy hôm nay hắn đau đầu vì không biết phải bố trí cái “ông thầy giáo Hà Nội khó tính” { theo ý nghĩ cũa hắn} ở đâu cho hợp! Nếu không thì sẽ bị cấp trên khiển trách mất. Trong bản nhà nào cũng nghèo.
       Cuối cùng thì hắn quyết định cho anh chàng Hà Nội này sống chung trong nhà hắn ta. Một gia đình hắn ta tự đánh giá là có văn hoá nhất và khá nhất trong cái xã này.
      Ngôi nhà nhất xã này có tường xây mái ngói hẳn hoi mặc dầu quá cũ và đôi khi ngồi trong phòng khách nhìn thấy cã trăng sao. Căn nhà thông suốt bốn gian như nhà tập thể, hắn thu dọn cho thầy giáo ở căn cuối, phía sau là một mảnh vườn nhỏ xa xa phía trái là con thác bãn dốc trông rất thơ mộng.
     Nhà ít người chỉ có hắn chủ tịch xã, vợ hắn người đàn bà độ khoảng bốn mươi, ít nói, có vẽ như ngày xưa một thời xinh đẹp nhưng bây giờ ốm o gầy đét trông như bệnh hoạn nước da trắng xám dường như bị sốt rét lâu năm, thằng con trai khoãng mười ba mười bốn gì đó và hắn nói còn một đứa nữa đã lớn chạy đâu đó!
    Tôi đi tắm giặt dũ thay quần áo xong đang ngồi uống trà với ông bà chủ tịch xã thì có tiếng xô cữa và có người bước vào nhà. Bên ngoài vẫn còn mưa và trời đã tối hẳn căn nhà được chiếu sáng bằng chiếc đèn bão nhưng ống khói đã bám bụi lẩn cã khói lâu ngày không lau.
     Hắn quay lại và giới thiệu:
-         Trân Châu ! Con gái lớn tôi đấy, năm nay xong lớp mười, sau này tốt nghiệp phỗ thông chưa biết làm gì ở cái bãn làng này!
Hắn ta quay sang con gái và nói tiếp:
-         Mi tới chào thầy Hoà mới từ Hà Nội lên, mai sẽ dạy ở trường con đấy!
Cô gái ấp úng trong miệng “Chào Thầy” quay sang nhìn tôi, hất mái tóc dài sũng nước về phía sau rồi đi thẳng vào trong. 
      Dưới ánh đèn dầu không được tỏ tôi kịp nhận thấy một khuôn mặt thật đẹp. Đẹp đến mức khiến tôi sững sờ trong chốc lát. Nó khác hẳn với vẽ đẹp thường thấy ở các cô gái đẹp ở Hà Nội. Có cái gì đó bí ẩn huyền bí pha lẫn tinh khiết và thậm chí hoang dã nữa! Có thể nói một khuôn mặt Liêu Trai…Khuôn mặt ấy rất xinh đẹp mặc dù đang ướt sũng nước mưa rừng. Quần áo mõng dính chặt cơ thể con gái mới lớn với những đường nét thật mềm mại và gợi cảm!
Mình buột miệng nói :
-         Thật đúng là: “Cái phút ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm dầu dễ mấy ai quên”
Ông ta nhìn mình với ánh mắt đồng tình và nói tiếp:
-         Đêm ấy và cho mãi đến sau này tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc gặp bất ngờ tối hôm đó! Tôi giật mình lo lắng phải tự thú nhận rằng dường như có một mãnh lực vô hình nào đó quyện lấy tôi không rời trong những đêm thanh vắng.
Tôi đã yêu cô ta?.?..Yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên như tôi thường đọc qua trong văn chương sách vở.
Thoạt đầu tôi nghĩ có lẽ do tính tôi dể xúc động, hoặc là do bị choáng chút ít bởi vì đi đường xa mệt và thời tiết thay đỗi, và rồi mọi việc đâu sẽ vào đấy! Nhưng tôi đã nhầm …
Trường cấp ba nơi đây chỉ vỏn vẹn một lớp mười, hai lớp chín và hai lớp tám. Tôi được phân dạy môn sử địa lớp tám và lớp chín dạy việt văn lớp mười. Thời bấy giờ không những thiếu thầy giáo mà cã học sinh cũng thiếu, việc giảng dạy ở đây rất nhàn, chỉ tội có cái là buồn, cái buồn miền núi quanh năm sương mù chẳng có gì làm, cũng chẳng biết đi đâu, mà cũng chẳng có ai để trò chuyện. Hơn thế nữa trời hay mưa nếu không thì sương mù phủ dày đặc rất ít có ngày trời nắng đẹp. May thay tôi có mang theo một mớ tiểu thuyết mà trong đó có cuốn Liêu Trai Chí Dị của tác giả Bồ Tùng Linh, loại sách này cấm phổ biến thời bấy giờ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến mức bị ám ảnh, tôi liên tưởng đến Trân Châu con gái ông chủ tịch xã na ná giống một nữ nhân vật trong truyện.
      Tôi và cô ta ít gặp nhau chỉ ngoại trừ ngày hai bửa ăn trưa và tối. Ít khi ăn sáng, buổi sáng đi học, buổi chiều thì theo mẹ lên đồi trồng cái gì đó cho đến tối mới về.
       Từ khi có tôi dọn vô ở trọ, trong mổi bữa ăn cô thường hay cúi mặt hoặc nhìn đi nơi khác, nói chuyện thì hầu như là không, ngoại trừ những câu chào hỏi bắt buộc, chính điều này khiến tôi đoán hiểu cô không thờ ơ với tôi, đôi khi tôi thấy cô nhìn trộm tôi và lần nào ngẩu nhiên giáp mặt tôi thì hai má cô cũng đỏ bừng.
       Còn tôi bây giờ, được dịp quan sát kỹ hơn, bình tĩnh hơn. Tôi càng thấy cô xinh đẹp và từ thân hình cô ta thoát ra một cái gì rất liêu trai thật đặc biệt như con thú nhỏ vừa nhút nhát vừa có cái gì đấy mãnh liệt che dấu bên trong. Tất nhiên tôi phải cố giữ kín tình cãm cũa mình, làm như không để ý tới cô, chỉ thỉnh thoảng giúp cậu em làm bài khi cần. Đôi khi theo yêu cầu của ông bà chủ tịch.
 Tôi nói với cô ta:
-         Nếu Trân Châu có gì không hiểu cần giúp thì cứ hỏi? Đừng ngại!...
Cô ta lặng lẽ lắc đầu quay mặt đi nhưng không dấu được nét e thẹn. Bà mẹ tế nhị nhưng có vẽ hơi lo xa, bà nghỉ tới cuộc hôn nhân giữa con gái bà và anh chàng thư sinh Hà Nội đẹp trai so với trai trong bản, vã lại là ông giáo cái nghề rất được coi trọng ở vùng này. Suy cho cùng điễm mặt tất cã trai trong vùng bà thấy chẳng ai xứng đáng hơn, nên bà có ý dường như khuyến khích tình cảm của tôi đối với con gái cũa bà.
 
      Một hôm, vừa đi dạo về tôi chợt thấy cô ta chạy vội từ trong nhà ra bối rối và xấu hổ đỏ bừng cã mặt. Hình như từ phòng mình chạy ra thì phải!. Tôi bước vào thì thấy trên bàn có một mẫu giấy nhỏ xé từ cuốn vở học trò “Tối nay em chờ anh bên bờ thác” không có ký tên mà cũng không đề tên. Nhưng tôi nhận ra ngay nét chử cũa cô ta!
      Tôi ngồi thừ người trên ghế, vừa ngạc nhiên vừa mừng lo lẩn lộn. Bửa ăn tối diễn ra như thường lệ, cô ta không một lần nhìn tôi mà chỉ cuối đầu ăn vội. Ăn xong cô bảo mẹ sang nhà bạn học bài rồi đi luôn. Phần tôi thỉnh thoảng buổi tối tôi thường hay đi dạo nên ra đi mà không một ai nghi ngờ. Khổ nổi hôm nay ông chủ tịch nhờ mình xem lại bản báo cáo đễ ngày mai ông ta đi họp ở quận nên hơn tám giờ mình mới ra khỏi nhà.
      Trăng mùng mười không sáng lắm ánh trăng bàng bạc cố xuyên qua màn sương mõng và ẩm ướt. Bốn bề yên vắng chỉ có tiếng côn trùng đang tấu lên khúc nhạc buồn xa xa vọng lại tiếng chó tru đêm, tôi bước đi nhanh về hướng thác tim đập mạnh vì hồi hộp, trước mắt tôi hiện ra một dãi nước trắng bạc như nàng thiếu nữ đang xoã tóc chờ ai!...Trân Châu đang ngồi trên tảng đá lớn bên dòng thác. Cô ôm gối đầu cúi gục, im lặng đôi vai thon nhỏ run lên từng chập chứng tỏ nàng đang khóc, tôi lại gần khẽ đặt tay lên vai cô rồi ngồi xuống cạnh hồi lâu không biết phải nói gì cuối cùng thì nhẹ nhàng nâng đầu cô ta lên và hôn vào đôi mắt đẫm lệ ấy.
     Mình nói với ông ta:
-          Theo lời đồn “người ta nói Con gái dân tộc rất mãnh liệt”. Nhưng chủ động hẹn thế này thì chắc là cô ta yêu ông ghê gớm lắm, phải đấu tranh dữ dội lắm và cũng bất chấp tất cã!.
Ông ta gật đầu và nói tiếp:
-         Tôi cố lấy vẻ thật tự nhiên nói một cách rất giản dị “Anh yêu em! Yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên như trong truyện tiểu thuyết” cả hai cùng cười thành tiếng và hình như tiếng cười này đã giúp hai chúng tôi vượt qua được sự lung túng lúc ban đầu.
Tôi vòng tay ôm cô ta, xoay người về phía mình, người cô run lên như bị sốt và kề tai hỏi nhỏ “Em có yêu anh không?”
Cô ta khẽ gật đầu, áp mặt vào ngực tôi chúng tôi yên lặng hồi lâu, cô ta khẽ nói:
-         Cũng từ cái nhìn đầu tiên! À không, phải mấy ngày sau em trở thành như đứa mất hồn! Anh không thấy à!
Tôi đáp:
-         Có!...
Nhưng thật ra lúc đó tôi thấy có một cái gì khác thường, nhưng thật sự lại càng không biết cô ta mất hồn vì tôi?.
Tôi nói tiếp:
-         Còn em! Em có biết là anh yêu em không! Yêu ngay từ cái lúc ban đầu mới gặp.
Cô ta khẽ nói:
-         Sao anh không nói gì với em? Sao anh bắt em chờ lâu thế, chờ cho đến lúc không còn chờ được nữa!...
Tôi trã lời:
-         Tại anh sợ! Dẫu sao cũng chĩ mới ba tháng, vã lại anh sợ mọi người dị nghị. Nhưng ngày mai anh sẽ nói chuyện với bố mẹ em…
Cô ta ngước lên nhìn tôi vẽ mặt nghiêm túc:
-         Anh sẽ cưới em!
Tôi suông miệng trã lời:
-         Tất nhiên!!!
 Cô ta ngã người vào lòng tôi và nói:
-         Anh thề đi! Anh thề có thần núi thác bản dốc làm chứng là anh sẽ yêu em suốt đời này! yêu em mãi mãi….
Tôi cười và nói:
-         Không cần thề! Vì anh đã mất hồn vì em, không phải mấy ngày sau như em mà mất hồn ngay từ hôm đầu mới gặp.Tất nhiên là anh sẽ lấy em làm vợ. Còn em thì sao?
Cô ta e thẹn nói nhỏ:
-         Em là con gái!.....Em không biết….
Tôi như một đứa trẻ thật thà đến mức ngây ngô nói với nàng:
-         Vậy là chúng ta yêu nhau và sẽ lấy nhau!...
Nàng ngẩn đầu lên và đôi mắt sáng lên vui vẽ trã lời:
-         Vâng! Rồi anh sẽ đưa em về Hà Nội! Em thích được sống ở Hà Nội, ở đây buồn lắm anh ơi! Quanh năm chỉ có mưa và sương mù vây kín…
Tôi ôm chặt cô ta vào lòng mà nói:
-         Anh sẽ đưa em về Hà Nội!!. Mà thôi! Chúng ta phải về kẽo mọi người nghi…
Hai chúng tôi cùng đứng dậy. Lúc này chúng tôi mới hôn nhau. Một nụ hôn đầu đời cũa tôi mà có lẽ cũng chính cô ta nữa!...

Trăng bây giờ mờ hơn. Sương cũng đậm hơn như thần núi muốn che cho chúng tôi tránh khỏi những cặp mắt tò mò cũa nhân thế.

Đọc tiếp

 
  Số người đọc 399282 visitors (1034519 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free