Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Lòng Tha Thứ
 


Lời giới thiệu của Toà Soạn: Cô Nguyễn Thị Diệu Hồng nguyên là Giáo Sư đệ nhị cấp Trung Học Nông Lâm Súc Cần Thơ, Hiệu Trưởng Trung Học Nông Lâm Súc Phan Rang. Hiện tại Cô Diệu Hồng là Chủ biên của Trang Web Trung Hoc Nông Lâm Súc Phan Rang.



LÒNG THA THỨ
(Forgiving)
 
Chắc chắn không ai trong chúng ta là không từng bị người khác gây tổn thương, đau đớn hay buồn khổ bằng cách này hay cách khác. Nhiều khi người gây tổn thương cho chúng ta là người gần gủi yêu thương nhất, là người đã hy sinh thì giờ, sức lực và cả tiền bạc để mang lại niềm vui và hánh phúc cho ta, như cha mẹ, con cái chẳng hạn, hay chính là người bạn đời yêu dấu của chúng ta.
        Khi nghĩ đến sự tổn thương đó mình hãy còn buồn giận, đau đớn và tự nhủ là sẽ không tha thứ cho họ, sẽ không bao giờ gặp lại họ hay là sẽ không làm một việc gì cho họ nưã..v v...
Nếu người gây tổn thương cho mình là người được mình yêu thương nhất thì nỗi khổ tâm càng lớn, càng sâu khiến ta càng khó quên và khó tha thứ. Ví dụ: Người chồng hay vợ là người phản bội chẳng hạn; người bạn thân nhất gạt nợ; người mẹ chồng hay mẹ vợ đã không thương và từ chối cuộc hôn nhân của mình....nhất là giữa bạn bè rất dễ đụng chạm vì hiểu lầm nhau và cả trăm thứ chuyện xãy ra hằng ngày. Và như vậy chúng ta cũng có hằng trăm lý do để không tha thứ cho người đã gây tổn thương và thiệt thòi cho mình với những lập luận:
·        Tôi không thể tha thứ cho họ được vì tôi phải dạy cho họ một bài học, vì tôi không muốn người đó tiếp tục gây đau khổ cho người khác.
·        Tôi không tha thứ vì ít ra phải để cho người đó lảnh cái hậu quả của họ đã làm.
·        Không tha thứ là tôi giúp cho người đó nhìn thấy vấn đề mình đã làm sai để biết xử sự khôn ngoan hơn.
·        Tôi cũng có thể viện lý do là, “ tôi là nạn nhân” tại sao tôi phải tha thứ cho họ?
·        Tôi là người vô tội, sao tôi lại phải giải hoà trước?
·        Làm sao tôi có thể tha thứ được khi người đó chưa biết lỗi của mình.
·        Taị sao tôi là người bị tổn thương mà tôi lại phải hy sinh và chịu thiệt thòi thêm nữa?
·        Làm sao tôi có thể hết giận được khi người đó cứ tiếp tục lầm lỗi thêm.
·        Làm sao tôi có thể tha thứ được khi nó quá hổn hào, ăn nói ngỗ nghịch....
 
 
Tuy nhiên, điều kinh khủng mà ít ai thấy hay nghĩ đến là “Nếu ta không tha thứ ta trở thành nạn nhân cuả người đó và ta tự giam mình trong ngục tù cay đắng.”Ngục tù đó sẽ cướp mất niềm vui, hạnh phúc trong đời sống của chúng ta, và vi thế chúng ta nên tránh sự giận hờn lâu. Chúng ta nên biết, trong mối quan hệ với người xung quanh chúng ta không thể tránh khỏi những va chạm làm mất lòng nhau và gây tổn thương cho nhau. Đó là chưa nói đến trong vấn đề làm ăn hay công việc ở sở làm. Nhất là trong quan hệ vợ chồng hay cha mẹ với con cái. Chúng ta yêu thương và lo lắng cho nhau nhiều nhưng cũng dễ gây đau buồn cho nhau.
      Ví dụ:
          Khi hai vợ chồng có chuyện gây gỗ nhau, đã to tiếng với lời qua tiếng lại đưa đến giận hờn. Mỗi người lặng lẽ với sự giận hờn riêng tư, ôm mền gối đi ngũ riêng và không chịu làm lành xin lỗi nhau, vì ai cũng cho mình là đúng cả. Ngày qua ngày, đêm qua đêm cả hai người đều trằn trọc không sao ngủ được nhưng họ không ai muốn làm hòa trước cả và cứ nằm chờ đợi nhau trong khắc khỏi ray rức. Sáng thức dậy mặt mày ủ dột không nhìn nhau, không nói với nhau lời nào. Vì thế làm cho không khí gia đình thêm nặng nề có ảnh hưởng đến niềm vui của con cái, thật sự là không tốt chút nào, vì làm cho con biết binh ai bây giờ.
         Vậy khi giận ai ta cần tha thứ cho người đó trước, rồi mới đủ yêu thương, nhịn nhục để xin lỗi và giải hòa nhau. Tha thứ là điều khó chứ không phải dễ nhất là khi thấy mình không có lỗi, còn người kia có lỗi mà không nhận lỗi. Vì khi chúng ta tha thứ cho người có lỗi, chúng ta có cảm tưởng như mình quá dại, sẽ bị thiệt thòi và sẽ bị người ta khi dễ. Nhưng tha thứ là phương thuốc chửa lành thật kỳ diệu. Trước hết tha thứ là phá vở chu kỳ đỗ lổi cho nhau và vì thế cũng chấm dứt việc đau đớn cho nhau. Khi nào còn dùng đến mấy chữ, Tại anh, tại em, tại ông, tại bà, tại mầy, tại chúng nó hay tại vì cái vòng lẫn quẩn của đổ lổi, phiền trách và gây tổn thương cho nhau càng tô đậm thêm.. Trái lại khi chúng ta mạnh dạn dừng lại, không còn đổ lỗi cho ai nữa và xin lỗi, tha thứ nhau là xong chuyện, sẽ chấm dứt sự đau khổ ngay và sẽ có những giây phút hạnh phúc mon men đến.
         Tha thứ sẽ giúp người có lỗi mất đi cái mặc cảm đang đè nặng trong lòng. Khi biết mình được tha thứ, dù người có lỗi có thể vì tự áí đã không nhận lỗi nhưng trong lòng thầm biết ơn người đã tha thứ cho mình. Điều này thường xãy ra trong gia đình giữa vợ chồng hay con cái. Đối với con cái, ta làm cha mẹ luôn tha thứ những lỗi lầm cho con để làm nhẹ lòng mình, không nên tranh chấp hay cải vả to tiếng.
         Lòng tha thứ giúp người có lỗi cảm thấy nhẹ nhàng và cũng mang lại niềm vui cho người chủ động trong việc tha thứ. Đôi khi ta tha thứ cho người khác, ta lại cảm thẩy bình an sung sướng hơn.
          Tha thứ có thể không giúp ta xác định ai là người có lỗi, ai vô tội, cũng không giúp cho công lý hay công chính được thể hiện. Nhưng tha thứ sẽ giúp xây dựng lại mối quan hệ giữa ta với người mà ta phiền giận, bỏ qua tất cả là xong, Hỹ Xã. 
         Một nhà văn học của Nga Sô đã nói, “ Con người khác với loài vật, không phải vì con người có khả năng suy tư nhưng vì con người có khả năng ăn năn hối lỗi và tha thứ cho nhau. Chỉ có con người mới có thể làm được điều trái ngược với bản tính tự nhiên như thế”.
          Nhiều khi người có lỗi không đáng được tha thứ chút nào, vì nhìn thấy tha thứ như vậy là thiệt thòi cho mình. Nhưng đã nóí ở trên, tha thứ cho người có lỗi là tự giải thoát cho chính mình ra khỏi tình trạng làm nô lệ cho hờn giận và cay đắng. Và chấm dứt sự oán hận chồng chất và sự đổ lỗi cho nhau.
          Vì tha thứ có nhiều lợi điểm như thế nên cần phải quyết định nhanh chóng, càng sớm càng tốt để đem lại hòa khí cho nhau một cách tự nhiên. Để càng lâu sẽ khó tha thứ vì tình trạng giận hờn sẽ căng thẳng hơn hay là sẽ mãi maĩ mất nhau. Giận nhau là đặt mình ngang hàng với người mình giận. Tha thứ là đặt mình cao hơn người mình giận. Từ bỏ hay trả thù họ là thấp hơn họ.
          Theo tôi, trong quan hệ xã hội, bạn bè thích thì chơi không thì thôi tuyệt đối tránh sự đụng chạm càng tốt. Nếu xãy ra không thể tránh thì để xãy ra nhẹ, nhịn được thì nhịn cho qua chuyện rồi tránh luôn. Bụng dạ con người khó biết để tránh chỉ có giao du ít thì may ra tránh được sự đụng chạm phần nào và phải tập nghe nhiều hơn nói để có thể kiểm soát được lời nói cuả mình và hiểu được lời nói của đối phương mà hạn chế sự va chạm, đồng thời tâm lắng đọng dễ bề tha thứ hơn. Bài này chỉ mong cầu gởi đến các bạn bè và các em để chia xẽ vài cảm nghĩ trong kinh nghiệm cuộc sống.
            
 
Nguyễn thị Diệu Hồng
Orlando, February 11,2008

Trở về trang BẠN VIẾT
 
  Số người đọc 399310 visitors (1034694 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free