Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Lo bò trắng răng
 
Lên mạng ngày 3/5/2009

Image:Vache qui rit.png

LO BÒ TRẮNG RĂNG
 
Theo Nguyễn Quốc Hùng
"Thông dụng thành ngữ cố sự"
 
Người VN ta thường nghe thành ngữ "Lo bò trắng răng"; nó mang ý nghĩa hoàn toàn tương đồng với thành ngữ của Tàu "Kỷ nhân ưu thiên" (Người nước Kỷ lo trời sụp).
 
Thời Xuân Thu, 1 học giả tên là Liệt Ngư Khấu có trước tác 1 bộ sách nhan đề là Liệt tử, trong đó kể 1 sự tích như sau :
 
Xưa ở nước Kỷ có 1 người không lo gì ngoài việc lo 1 ngày nào đó bầu trời sẽ sụp đổ, và lúc đó anh ta sẽ không có chỗ nương thân.
 
Anh ta suy nghĩ mãi mà không giải quyết được vấn đề này, do đó cứ lo lắng quên ăn quên ngủ. Sau dó, có người bảo cho anh ta biết là trời chỉ là bầu không khí thật lớn mà thôi, làm sao sụp đổ được mà lọ Người nước Kỷ này hỏi lại rằng :
 
- Nếu bảo bầu trời không sụp đổ được, nhưng mặt trời mặt trăng và các tinh tú lại không sụp đổ được sao ?
 
Người kia giải thích rằng :
 
- Mặt trời, mặt trăng và tinh tú cũng là do thể khí tích tụ lại mà thành những vật thể phát ra ánh sáng, dẫu cho mặt trời mặt trăng và các tinh tú có sụp xuống đất, cũng không gây hại gì cả cho loài người.
 
Người nước Kỷ nghe giải thích như vậy, từ đó mới hết lo trời sụp.
 
Thời Xuân Thu cách chúng ta hơn 2200 năm rồi, thời đó loài người chưa có kiến thức về khoa học, do đó sự hiểu biết về vũ trụ vạn vật rất mù mờ. Dĩ nhiên lời giải thích trên không có căn cứ khoa học.
 
Tuy nhiên, câu chuyện ngụ ngôn trên muốn nói là không nên lo lắng về những thứ không thiết thực, không đáng lọ Cho nên, dù kiến thức khoa học của người xưa có sai lầm thiếu sót, thì ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn vẫn không bị ảnh hưởng.
 
Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, chép trong sách Liệt tử, người đời sau rút ra thành ngữ "Kỷ nhân ưu thiên" để nói về người có tật lo lắng không đâu, lo cái không đáng lo, để tự chuốc lấy phiền muộn cho mình.
 
Một câu thành ngữ của VN rất thông dụng và hoàn toàn đồng nghĩa với "Lo trời sập" là "Lo bò trắng răng" Nghĩa đen là răng con bò bao giờ cũng trắng, mấy ai phải bận tâm đến việc mua kem đánh răng thượng hạng ngoại hạng cho trắng răng bò. Nghĩa bóng, người lo chuyện hảo huyền, hoặc bận tâm đến những việc vu vơ không đâu cả.
 
Thật ra chổ rắc rối là chữ TRẮNG.
 
Trắng đây không có nghĩa là màu trắng mà có nghĩa là KHÔNG tỉ như trắng tay, trắng gia bại sản...
 
Hồi xưa, có một bài biên khảo "tầm nguyên" tục ngữ ca dao Việt, nay không còn nhớ ai viết, tác giả cho rằng câu tục ngữ này nguyên thủy là "lo bò trống răng", lâu ngày truyền khẩu trại ra thành trắng răng.
 
Tôi cũng có nghe vài người nói, "lo bò không có hàm răng" .
 
Mà con bò vốn dĩ không có răng ở hàm trên, cho nên tôi tin cái câu " Lo bò trống răng" nhiều hơn là "Lo bò trắng răng".
 
Mấy ai trong chúng ta chưa bao giờ Lo bò trống răng? Tôi tin là hoàn toàn không. Bạn hãy hỏi người phối ngẫu của bạn để biết câu trả lời.
 
Ngẫu hứng sau khi đọc đặc san TCTX với 1 câu ca dao mà anh Diên tin "Ruộng cò bay thẳng kiếng"
 
Thông
 
  Số người đọc 399891 visitors (1036284 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free