Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Sụp mí mắt một bên
 
Lên mạng ngày 9/3/2009

SỤP MÍ MẮT MỘT BÊN
 
   Bác sĩ Johann F. Horner (1831-1886), hành nghề nhãn khoa tại quốc gia Thụy Sĩ, trải dài trong quá trình phụng sự đời sống, vị bác sĩ này lưu lại cho hậu thế một danh từ mãi nằm trong sách vở y học là Horner’s Syndrome. Horner’s Syndrome nghĩa là gì? Đây là triệu chứng mà phái nam gặp phải nhiều hơn nữ giới. Khi nhìn thoáng qua gương mặt của một người tuổi trên 40 thì thấy hai mí mắt không đều nhau:
1-Ptosis: sụp một bên mí mắt, nhẹ hoặc nặng, thì cho là nhiểm gió độc, trúng phong.
2-Miosis: tròng con ngươi mí mắt sụp khép lại không hoàn toàn khi ánh sáng rọi vào.
3-Anhydrosis: mồ hôi trên mí mắt và lệ rơi bên mí mắt sụp hiện diện ít hơn hay không có, vậy chờ khi có chuyện buồn vui thì sẽ rõ.
   Trong quá trình hành nghề của bác sĩ Horner đã thâu thập kiến thức về cơ thể, thần kinh, sinh lý, bệnh học… được y khoa khắp nơi ghi nhớ mãi danh từ Horner’s Syndrome.
   Một người qua tuổi trung niên, sớm mai vừa thức dậy nhìn vào gương, cầm chiếc luợc gở mái tóc rối, thì phát hiện một mí mắt sụp xuống, bèn buông rơi chiếc lược đang cầm trên tay, mặt mày tái xanh… Bình tĩnh lại đi bạn, không sao đâu, đừng vội vã dùng thuốc, đến phòng châm cứu, vào phòng siêu âm bốn chiều hay chạy nhanh lại trung tâm giải phẩu thẫm mỹ nhờ chỉnh lại hai mí mắt cho đều nhau thì tiền mất tật mang đấy!
   Cơ thể cấu tạo nên do sự kết hợp hài hòa của xương, cơ, hệ thần kinh, nội tạng, da, sụn v.v.  Sự biến dưỡng liên đới trong cơ thể điều hành bởi hệ thần kinh chánh automatic nervous system ANS, ANS chia ra 2 nhóm là a-Sympathetic Nervous System SNS, và
b-Parasympathetic Nervous System PNS.
   Bác sĩ Horner giải thích rằng ngày qua tháng lại dòng lưu chất của ANS ở vùng cổ, gọi là Cervical Sympathetic Nerve Trunk CSNT (cervical là vùng cổ) gián đoạn một phần, yếu đi một ít hay teo dần ở một bên của cơ thể:
   A-Hình dáng và chuyển động vòng cơ của mí mắt kiểm soát bởi đôi thần kinh số 5 (Cranial Nerve 5 CN5), xuất phát từ não bộ (brain), CN5 vừa là thần kinh vận động bắp cơ vừa là thần kinh tiếp nhận cảm giác, CN5 đi vào SNS gắn kết với CSNT.
   B-Tròng con ngươi của mắt khép lại được kiểm soát bởi SNS, mở ra kiểm soát bởi PNS. Khi một mí mắt bị sụp một bên thì con ngươi của mắt đó không khép kín hoàn toàn khi chúng ta rọi đèn vào. Bác sĩ Horner cho rằng vì SNS nằm trong chuổi CSNT lúc tuổi đà xế bóng bắt đầu suy nhược.
   C-Tuyến mồ hôi và tuyến lệ được điều hành bởi SNS. Khi mắt bị sụp thì tuyến lệ và tuyến mồ hôi hoạt động kém dần, có khi không còn một giọt lệ. Lúc này SNS đồng hành với CSNT.
   Bác sĩ Horner còn giải thích thêm khi bị tai nạn ở vùng cổ thì có thêm cơ hội bị triệu chứng Horner. Quả thật, có 1 bạn học cùng lớp với tôi 3 năm ở trường NLS Cần Thơ, sinh năm 1954, hiện đang sống tại Thành Phố Cần Thơ, bạn này bị 1 viên đạn vô tình xuyên từ sau ót trổ ra giữa trán năm 1972, hiện nay bạn ấy đang có triệu chứng bệnh Horner. Còn một bạn khác cũng là cựu học sinh NLS Cần Thơ sinh năm 1950 đang sống tại Long Beach California có triệu chứng Horner. Bạn nầy chưa hề có tai nạn nào.
   Y học ngày nay hoàn toàn đồng ý với bác sĩ Jonhan F. Horner. Vậy hãy giải thích rõ cho bệnh nhân với triệu chứng Horner hiểu rằng nên bình an mà vui sống không nên dùng bất cứ phương pháp trị liệu nào hết.                          
            
 Ngày 8/3/2009, 
BS Trần Văn Diên, CT 70-73 NLS Cần Thơ

Trở về trang KH & NN
 
  Số người đọc 399841 visitors (1036081 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free