Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Trai hay gái
 
Lên mạng ngày 27/3/2009

TRAI HAY GÁI
 
   Từ xa xưa phải đợi đến khi đứa bé chào đời, lúc đó cha mẹ mới nhận diện con của mình là trai hay gái. Nhớ lại câu nói của người xưa nhất nam viết tử, thập nữ viết vô gợi chúng ta nhớ lại quan niệm người xưa thích con trai, mà lại là con trai đầu lòng thì tuyệt.
  Thống kê cho thấy con số nam nữ trên quả địa cầu hiện diện đồng nhau đấy là xác xuất thiên nhiên mà trời đất đã định sẳn từ lúc tạo thiên lập địa, như vậy chúng ta không nên quan niệm trọng nam hơn nữ hay ngược lại, điều này rõ lắm trong 13 chương luật quốc tế có ghi nam nữ bình quyền rõ ràng lắm!  
   Ngày nay người ta dùng phương pháp sinh, hóa, lý học…, chromosomal analysis of tissue culture CAOTC, để nhận diện đứa bé khi tượng hình vừa được 14 tuần trong lòng mẹ là trai hay gái. Đồng thời còn biết trước rằng đứa bé sắp chào đời sẽ có cuộc sống bình thường hay dị thường.
   Xét nghiệm viên dùng cây kim ghim qua màng cơ bụng bà mẹ, nhờ hình siêu âm theo dõi, nhận diện di chuyển đầu kim để rút nước nằm dưới màng nhao (amniotic fluid). Xong đem nước này cấy vào dung dịch trong phòng thí nghiệm, sau 30 ngày phân tích nhiểm sắc thể và protein… Xem kết quả nam hay nữ : nhận diện đôi nhiễm sắc thể số 23,  là XX sẽ sinh con gái, là XY sẽ sinh con trai. Nhân tế bào có 23 đôi nhiểm sắc thể, tức 46 nhiểm sắc thể sẽ điều hành sự tăng trưởng thành hình cơ thể.
   Ngoài ra còn có thêm nhiều phân tích nữa hầu tiên đoán đời sống tương lai của qúi tử:  
1- Down’s syndrome: đôi sắc thể 21 là 3 nhiểm sắc thể, trisomy 21, tri là 3, triệu chứng này do bác sĩ người Ăng Lê tên là Langdon Down (1828-1896) lần đầu giải thích: đứa bé vừa chào đời ít khóc, ít cử động, trán phẳng, nảo nhỏ, tay ngắn, bàn tay rộng, ngón tay ngắn, lưỡi dài, sóng mũi thẳng, cổ ngắn, trái khế của xương cổ số 2 xoay quanh xương cổ số 1 rất rộng và lắc lư… khi lớn lên thì trí não rất kém, hệ sinh dục là nam hoặc nữ nhưng không bao giờ hoạt động, cổ hay lắt lư nên dân gian có danh từ là út khù…n…g vì tuổi sinh con của bà mẹ độ 40, tỉ lệ 1/700.    
2- Klinefelter’s syndrome: đôi sắc thể 23 XY trội lên 1 sắc thể X thành XXY, trường hợp này khi sinh ra là nam mà hệ sinh dục có 2 hòn bi bị chai không phát triển, dáng dấp cao vì có đôi chân dài hơn người thường,vai ngang, rất thông minh, vì hệ sinh dục như thế nên không nối dõi tông đường, hiện tượng này do vị bác sĩ Harry K. Klinefelter (1912-?, Hoa Kỳ), ghi nhận có một trên bảy trăm đứa trẻ nam mới chào đời. Còn XYY thì đứa trẻ nam sẽ có hành động trái luật antisocial, đến nay chưa ai giải thích sao cho ổn.  
3- Spina bifida: một đốt xương sống lưng có 7 mấu (process), 2 mấu trên là superior process chồng với đốt trên, 2 mấu dưới là inferior process chồng lên đốt dưới, 2 mấu ngang và 1 mấu thứ 7 hướng ra phía sau là spinal process. Khi cột xương sống của thai nhi phát triển mà mấu thứ 7 không thành hình để bao lại tủy sống mà mở ra 2 mấu 2 bên gọi là spina bifida, bi là hai. Cột xương sống có 29 mấu chỉa xuống spinous process (cổ 7, trên lưng 12, dưới lưng 5, vùng chậu 5). Phần lớn vùng dưới lưng có những mấu chỉa xuống không đóng lại spina bifida thì tủy sống lòi ra ở đây trước, bé sinh ra không thể tồn tại được…                    
    Như đã trình bày trên, phương pháp CAOTC còn nhận diện nhiều cá tính của hài nhi đang còn trong lòng mẹ. Trong 3 trường hợp trên được khuyên induced abortion không nên để em bé chào đời. Quan niệm trời sinh sao để vậy đều được tôn trọng.   
 
BS Trần Văn Diên
CT 70-73 NLS Cần Thơ


Trở lại Trang KH & NN
 
  Số người đọc 400142 visitors (1037103 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free