Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Tiến bộ y học
 
Lên mạng ngày 8/3/2009

                  Vài tiến bộ y dược, sinh học có lẽ Việt Nam nên theo dõi hơn chăng ở ngành công nghệ sinh học tri thức?
                               ( G S Tôn Thất Trình )
                       
1-                                                     Ở ngành y khoa : cố đấm nhào sốt rét ( ma thiêng nước độc vùng đồi núi cao và vùng ẩm thấp đồng lầy, muổi kêu như sáo thổi… Việt Nam ? )
            Vaccine  đầu tiên ngừa trừ một bệnh chết người nhiều nhất thế giới ( bệnh sốt rét trước đây làm kiêng kỵ ma thiêng , nước độc các vùng cao, đồi núi Việt Nam, cũng như làm chết dân phu Pháp mộ đi làm cao su đất đỏ vùng miền Đông Nam, Tây Nguyên hay trên Cao Mên ) . Một vaccine mà sác xuất thành công chỉ 53 %,thường không có gì đáng ca ngợi . Nhưng khi điều này có nghĩa là bảo vệ 1 trong 2 trẻ em Phi Châu , giết chết 1 em mỗi giây đồng hồ, thì cũng đáng nói lắm chứ ! Joe Cohen, nhà sáng chế ra vaccine chống sốt rét đầu tiên nói: ảnh hưởng thật là lớn lao. Chúng ta có thể cứu sống hàng trăm ngàn trẻ em mỗi năm .
            Mùa xuân này, công ty dược liệu khổng lồ Glaxo-SmithKline - GSK ứng mộ 16000 trẻ thơ ấu và mới biết đi , nhóm trẽ em dễ bị nguy hiểm nhất, vào một thử nghiệm vaccine ( ngừa trừ ) sốt rét lớn nhất từ trước đến nay ở Phi Châu , thiết lập 11 bệnh viện ở Kenya , Burkina Faso , Malawi và 4 quốc gia khác . Thử nghiệm tiếp theo thành công những   nghiên cứu kích thước nhỏ mới đây ở Kenya và Tanzania , đã giảm 65% lây nhiễm trên trẻ thơ ấu. Theo Cohen, phó chủ tịch R&D - Khảo cứu và Phát triễn vaccines ngừa trị các bệnh đang bừng dậy và HIV tại GSK, thử nghiệm rộng lớn muốn bảo đảm là vaccine hửu hiệu ở mọi nơi phụ Sa mạc Sahara - Sub Sahara , Phi Châu. Nếu như thử nghiệm lâm sàng cuối cùng này sao chép lại được những kết quả như nghiên cứu trước , công ty GSK hy vọng sẽ đệ đơn xin chấp thuận thủ lệ điều hành năm 2011, với mục đích chung cuộc là đưa thêm vaccine này vào chương trình chích ngừa miễn nhiễm miễn phí của Tổ chức Y tế Quốc Tế - WHO , bao gồm đậu mùa, ho lao và nhiều bệnh khác.
            Đến ngày nay , mắc bệnh sốt rét , mỗi khi muổi cái Anopheles mang theo ký sinh Plasmodium , cắn một ai đó, đã tỏ ra không thể lọai bỏ được ở các quốc gia nhiệt đới và phụ nhiệt đới ,đặc biệt Phi Châu phụ Sahara .Ở đó, ký sinh và muổi đã trở nên đối kháng các thuốc ngừa trừ sốt rét và thuốc xịt trừ muổi., và 90 triệu trẻ em không có mùng muổi không chui vào được. Những phương thức này tốt, nhưng một vaccine hửu hiệu là khẩn thiết để kiểm sóat sốt rét .
            Con đường dài nữa thế kỷ dẫn tới một vaccine, đã bị kiềm chế vì chu kỳ phức tạp của ký sinh, thay đổi cấu trúc di truyền và khả năng độc đáo né tránh hệ thống miễn nhiễm. Sau khi một con muổi lây nhiễm cắn người nào đó, ký sinh tiến về gan, xâm chiếm tế bào máu đỏ và nhân lên cho đến khi nào tế bào nổ tan. Nếu xâm chiếm tiếp diễn, nó có thể phá hư hệ thống thần kinh của một em bé trong vài giờ đồng hồ. Rất nhiều em bé chết vì tắt gan hay tắt thận. Ai sống sót, sẽ đau khổ vì thiếu máu và vì nảo bị hư hại.
            Công thức Cohen chung cuộc có thể giảm bớt đau đớn. Vaccine tên gọi là RTS,S , nguyên thủy phát triễn cho giới quân sự Hoa Kỳ , nhằm một protêin đặc thù ở bề mặt ký sinh trùng. Chỉ cần một lần phô bày dưới protein này , là giúp cho hệ thống miễn nhiễm trẻ em sửa sọan một đội quân kháng thể - antibodies , có cơ dò ra ký sinh và ra lệnh cho hệ thống miễn nhiễm giết nó đi, hay ít nhất là ức chế khả năng ký sinh nhân thêm lên, một khi ký sinh đụng vào máu .
             Ngay cả giảm được chết chóc bệnh gây ra cho y tế tòan cầu và các nền kinh tế, đã là một thành công rồi đó . Sốt rét giết chết 1 triệu nhân mạng mỗi năm trên thế giới , phần lớn là trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và làm ốm yếu 500 triệu nhân mạng khác. Bệnh sốt rét chiếm 40 % tổng phí y tế công cọng ở miền phụ Sahara và những triệu chứng nặng nề tương tự đau cúm , làm cho người trưởng thành không làm việc được nữa. WHO ước lượng , nếu như miền phụ Sahara lọai trừ được sốt rét cách đây 35 năm, miền này sẽ có tổng lợi tức nội địa giàu thêm 100 tỉ đô la nữa .
            Thực thi RTS, S sẽ tốn chừng 500 triệu đô la, theo lời Christian Loucq, giám đốc chương trình PATH Sáng kiến Vaccine Sốt rét, Cơ quan Bill và Melinda Gates tài trợ. Hầu sửa sọan thử nghiệm đại trà, GSK và PATH đã nâng cấp nhiều khu khoa nhi tại các bệnh viện, trang bị mỗi khu với kính nhiển vi dùng thử nghiệm mẩu máu  và các mạng lưới vệ tinh chia sẽ mau lẹ dữ liệu. Trong lúc đó, nhóm khảo cứu viện đại học Harvard sẽ theo dõi để bảo đảm là vaccine cũng hửu hiệu trên tất cả mọi dòng phụ của ký sinh trùng.
             Trong khi nhiều nhà khoa học tiếp tục họat động làm ngưng sốt rét trước khi muổi cắn, bằng cách diệt trừ muổi truớc khi chúng chuyễn ký sinh hay phá hủy những nơi muổi sinh sản, Loucq nói rằng RTS, S cống hiến một cơ hội tốt nhất đạt Mục Đích Phát triễn Thiên niên kỷ - Millennium Development Goal của Liên Hiệp Quốc chận đứng khuynh hướng bệnh tiến thêm vào năm 2015. Loucq nói: Vaccines cho các bệnh lây nhiễm tỉ như tê liệt - polio và ho lao thay đổi hòan tòan cảnh quan. Sác xuất hửu hiệu 53 % cho vaccine, lần đầu tiên đưa chúng ta vào con đường thắng trận. 
 
 
2-                                                                  Khi vaccine không hửu hiệu, nghiên cứu HIV ( bệnh AIDS , SIDA ) tập trung vào thuốc diệt trùng
       Trên thế giới, có hơn 33 triêu người nhiễm vi trùng HIV ( bệnh AIDS, SIDA ), quá phân nữa là đàn bà , phụ nữ. Vùng phụ Sahara, Phi Châu chiếm 60% tổng số. Con số cho Việt Nam, Thái Lan là cả trên hàng trăm ngàn ngườì ( ? ). Các vaccines thí nghiệm đã tỏ ra thất vọng. 25 năm qua, các chức quyền y tế Hoa Kỳ đã thề nguyền sẽ đưa ra thị trường một vaccine, nói rằng vaccine là một hy vọng đẹp đẻ nhất chống AIDS lan tràn. Nhưng cách đây 2 năm, một thử nghiệm trên người của hảng tây dược Merck & Co. bị ngưng lại , không những vì vaccine không hửu hiệu mà còn vì lo sợ là vaccine còn có thể tăng thêm hiểm nguy lây nhiễm nữa .Thế cho nên năm ngóai, các chức quyền y tế Hoa Kỳ đã kêu gọi thu hồi dự tính một thử nghiệm rộng rải trên người về cái gọi là một vaccine hứa hẹn, và thúc dục các nhà khoa học trở lui về khảo cứu căn bản trên hệ thống miễn nhiễm và trên các thử nghiệm động vât.
             Nhịn làm tình dục và mang bao cao su - condoms là những phương cách đã chứng minh ngăn ngừa hay giảm bớt lan tràn virus HIV trên người trưởng thành. Cắt qui đầu hạ thấp hiểm nguy phái nam, và những thuốc chống AIDS hiện có được dùng phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con , khi sinh nở hay cho bú. Nhưng trên nhiều quốc gia, rất khó khăn cho đàn bà từ chối làm tình hay thuyết phục bạn tình sử dụng bao cao su. Một thuốc giết vi trùng hửu hiệu sẽ là một điều gì đàn bà tự làm được. Thuốc diệt trùng còn có thể ngăn ngừa lây nhiễm khi làm tình hậu môn ( “lắp đít “) - anal intercourse , tuy rằng đa số nghiên cứu tụ điểm vào truyền nhiễm qua âm hộ. Các nhà khoa học   sẽ thấy nhiều khích lệ, lúc 2 nghiên cứu trên động vật và một thành công nho nhỏ thử nghiệm trên người là một dấu hiệu tại sao họ thấy bị cản trở sau 2 chục năm thử nghiệm cố tìm cho ra một vaccine hay một thuốc diệt trùng, chận đứng được lan tràn virus HIV.
          Ngày thứ tư mồng 4 tháng ba, năm 2009, tạp chí Thiên Nhiên -Nature trên báo cáo nghiên cứu và tháng 2 vừa qua ở một hội nghị AIDS cho biết là có thuốc diệt vi trùng - microbicides, chận đứng được dạng virus linh trưởng- primate trên khỉ. Một thuốc diệt vi trùng thứ ba, thử nghiệm trên 31000 đàn bà cũng đã tỏ ra hiệu nghiệm   ở tiềm năng bảo vệ chống HIV. Theo tiến sĩ Lynn Paxton tại Các Trung tâm Hoa Kỳ Kiểm sóat Ngăn ngừa Bệnh, hiện chưa thấy ở chân trời , một vaccine nào cả và sau nhiều thử nghiệm thuốc chống vi trùng thất bại không có tí nào hửu hiệu và trong vài ca (trường hợp ) lại cho thấy ảnh hưởng xấu, trở ngược, âm tính. Tin trên là một tin tốt đẹp. 
            Cho đến nay, mọi thuốc diệt vi trùng thử nghiệm trên người đều thất bại, hai lọai thuốc còn tỏ ra “ ngọan mục “ vì chúng còn tăng gia hiểm nguy lây nhiễm. Năm 2000, Thử nghiệm trên người thuốc nonoxynol- 9 , một gel diệt tinh trùng - spermicide đã được sử dụng ngừa thai, đã bị ngưng lại , vì gel tỏ ra làm ngứa ngáy khó chịu màng phủ bên ngòai âm hộ - vaginal lining, làm cho virus càng dễ xâm nhập hơn. Năm 2007 , thử nghiệm trên người   gel sulfate cellulose cũng bị ngưng, vì tăng thêm mức dễ bi nhiễm virus. Các thuốc   kháng vi trùng ngược antiretroviral drugs đã là một thành công cụ thể trong chiến trận đánh AIDS, gần như chỉ qua đêm là chuyễn một lệnh qui tiên ( chết chóc ) chắc chắn, cho đa số con bệnh qua một bệnh mạn tính có thể xử lý được.
Thế nhưng thuốc có nhiều giới hạn. Trước hết là chúng đắt tiền. Chúng làm mất virus, nhưng không chửa trị bệnh cho nên phải dùng thuốc suốt đời. Dù rằng tiên tiến đã lọai bỏ nhiều dị ứng, không một ai biết ảnh hưởng tích tụ của chúng sẽ ra sao hay là chúng sẽ không còn hửu hiệu nữa một ngày nào đó. Đối với vài người, thuốc không công hiệu gì hết thảy .
Điều hứa hẹn về các thí nghiệm mới, theo lời các nhà khảo cứu là mỗi cái gọi là thuốc diệt vi trùng thế hệ kế tiếp nhắm vào nhiều mục tiêu hơn là các cố gắng trước đó. Các thuốc diệt trừ vi trùng đầu tiên cố tâm chặn đứng virus dính vào hàng tế bào phủ lớp bên ngòai âm hộ. Thuốc diệt vi trùng mới nhắm chính ngay vào virus HIV . Thử nghiệm trên người báo cáo tháng hai vừa qua, ở Hội nghị Về Virus Ngược và Lây nhiễm Thời cơ - Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections, thuốc gel âm hộ có tên là PRO 2005/5 , hành động bằng cách dính với HIV và ngăn chặn HIV xâm nhập các tế bào người. Gel làm giảm bớt 30% lây nhiễm , khi thử trên đàn bà ở 6 vị trí Phi Châu và một vị trí ở Hoa Kỳ. Chưa đạt 33% là mức bảo vệ được xem là có ý nghĩa trên phương diện thống kê. Dù có khiếm khuyết thống kê đi nữa, đây là một nghiên cứu lâm sàng trên người đầu tiên cung cấp một tia sáng hy vọng. Một nghiên cứu lớn hơn của các nhà khảo cứu Anh và Phi Châu trên 9100 đàn bà đang tiến triễn, có thể cho thành quả tạm thời năm nay.       
             Thí nghiệm trên khỉ , trình bày ở hội nghị Montreal , sử dụng những thuốc kháng virus ngược hiện hửu trong một gel âm hộ. 12 con khỉ phô bày với virus sau khi đã nhận gel được bảo vệ chống lại dạng HIY khỉ ; 10 trong số 11 con khỉ không nhận gel đã bị virus HIV lây nhiễm. Nghiên cứu đăng tải ngày thứ tư ở tạp chí Thiên Nhiên , sử dụng một phương cách thứ ba, tụ điểm vào phản ứng miễn nhiễm của thân thể.
             Sau khi phô bày với HIV, hệ thống miễn nhiễm   thúc đẩy các tế bào T chống lây nhiễm đến vị trí .   Nhưng chính những tế bào T này cướp chặn và sử dụng để lan tràn lây nhiễm suốt thân thể! . Tiến sĩ Ashley Haase , trưởng ban vi trùng học , trường y khoa viện đại học Minnesota và đồng nghiệp Patrick M. Schlievert, một nhà vi trùng học, tìm thấy một hợp chất thiên nhiên tên là glycerol monolaurate   làm giảm tính phản ứng miễn nhiễm đối với dịch bản HIV linh trưởng - primate, làm cho các virus tế bào không lây nhiễm được nữa.
             5 trong số 5 con khỉ nhận gel âm hộ chứa hợp chất này, không còn thấy dấu hiệu lây nhiễm hai tuần sau khi phô bày với virus. 4 trong 5 con khỉ không nhận gel âm hộ đầy ắp virus. Hass nói: nghiên cứu còn sơ khởi nhưng đáng được chia sẽ, vì nó thiết lập một phương pháp mới. Thế nhưng một trong 5 con khỉ thọat tiên thử nghiệm âm tính đối với HIV, được thử nghiệm lại nhiều tháng sau, lại trở thành bị lây nhiễm, dấu hiệu một mức độ virus không dò ra được, đã truyền đi và sau đó tự mình thiết lập .
            Các nhà khoa học nói là cần thêm nhiều thử nghiệm động vật nữa, xem các thuốc diệt vi trùng có nên làm dài hạn hơn hay ở nồng độ cao hơn, để ngăn ngừa lây nhiễm chọc thủng. Một mô hình tóan học gợi ý là ngay cả khi một thuốc diệt vi trùng chỉ hửu hiệu 60% và chỉ sử dụng 20% thời gian thôi , nó vẫn có cơ ngăn ngừa 2.3 triệu lây nhiễm mới, trong vòng 3 năm. 
3-                                                                  Các nhà khoa học tạo ra các tế bào gốc thiếu hẳn đe dọa ung thư
Nhân dịp tổng thống Hoa Kỳ Obama sắp bải bỏ cấm đóan, giới hạn sử dụng tế bào gốc ( mầm ) - stem cells, tưởng cũng nên xem thử tiến bộ   ngành khoa học này tới đâu rồi.
Hiện nay họ đang sử dụng virus ( siêu vi khuẩn ) biến đổi các tế bào da thành các tế bào iPS rồi thanh lọc, làm sạch chúng. Tế bào iPS là khẩn thiết cho y khoa tái tạo - regenerative medicine. Vay mướn xảo thuật sinh học cắt -và -dán từ vi khuẩn - bacteria, các nhà khoa học đã tạo ra những tế bào gốc nhân cách hóa đầu tiên cho bệnh nhân, sạch những virus gây ra ung thư và những gen ( es ) cần thiết làm ra ung thư , chiếu theo một nghiên cứu đăng ở tạp chí “ Tế Bào “ cách đây mấy ngày.
    Tế bào gốc, phát sinh từ các mẩu da do 5 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson ( rung rẩy chân tay ) cung cấp, lần đầu tiên được chuyễn ngược lại về tình trạng chưa quyết định của tế bào khi còn ở phôi mới thành hình. Rồi chúng được sử dụng làm neuron ( dây thần kinh ) chế tạo dopamine , đã bị mất đi khi mắc bệnh. Kỷ thuật này lấy đi một rào cản căn bản để sử dụng một hạng tế bào gốc đặc biệt , tên gọi là tế bào gốc đa khả năng - pluripotent cảm ứng - induced hay tế bào iPS, có cơ thay thế bộ phận bệnh nhân, có thể cấy vào mà không sợ nguy hiểm bị đào thải, mục đích tối hậu của y khoa tái tạo. Theo phó giáo sư tiến sĩ Marius Wernig , viện Stanford chuyên về Sinh học Tế bào và Y khoa tái tạo, không dính líu tới nghiên cứu, đây là một tiến bộ chính trong lảnh vực.
Tái lập trình tế bào da thành những tế bào iPS , có tiềm năng trở thành bất cứ lọai tế bào nào trong thân thể , là một vùng nóng bỏng nhất của khoa khảo cứu sinh học. Các tế bào iPS tuồng như cống hiến mọi lợi lộc của tế bào gốc thể phôi mà không liên can gì tới những khía cạnh đạo đức. Chúng cũng rất lý tưởng , thích hợp để làm ra các mô sánh được cho bệnh nhân, tỉ như làm ra các tế bào có tiểu đảo sản xuất insulin cho ai mắc bệnh tiểu đường hay các mô nảo chủa trị các các nạn nhân đứt mạch máu nảo.
Tiến trình tái lập trình đòi hỏi các nhà khoa học phải chuyễn một số gen , họat động khi phôi mới thành hình , nhưng ngũ yên ở tế bào da bình thường. Đa số các nhà khoa học trông cậy vào cách lây nhiễm tế bào với virus để làm nhiệm vụ . Nhưng các virus cũng có thể đưa tới ung thư, cũng như vài gen sử dụng trong nhiệm vụ tái lập trình . Tiến sĩ Rudolf Jaenisch , một nhà khảo cứu tế bào gốc tại viện MIT và Viện Khảo cứu Sinh học Whitehead ở Cambridge, bang Massachussetts và các bạn đồng nghiệp đã tìm ra một phương cách lấy đi các virus và gen khi chúng hòan tất công tác. Họ làm công nghệ 3 virus chứa các gen lập trình tên là Klf, Sox2 và Oct4 . bên cạnh có những mảnh DNA gọi là trình tự loxP. Sau khi các tế bào da đã được biến đổi thành những lô tế bào iPS , các nhà khoa học kích động một protein, bấm cắt ra hết mọi sự giữa các trình tự loxP.
Kỷ thuật vừa kể thường hay được sử dụng để sửa đổi DNA trên tế bào , và Jaenisch đã quyết định thử với các tế bào iPS . Jaenisch nói : chúng tôi vay mướn của vi khuẩn. Chúng cần vay mướn làm vài thao tác di truyền. . Tiến sĩ Andreas Nagy , một nhà khảo cứu tế bào gốc ở bệnh viện Mount Sinai , thành phố Toronto, Canada. So sánh phương pháp này tương tự sử dụng các hỏa tiển đặc tăng cường tách rời được, hầu đẩy phi thuyền con thoi lên quỹ đạo . Những gen tái lập trình là những hỏa tiễn vậy đó Khi không còn cần dùng chúng nữa - thât sự chúng rất nguy hiểm khi lẫn quẫn quanh đó- phải lấy chúng ra hết đi .
Nhóm Nagy hòan tất một phương pháp liên hệ mà không dùng tới virus. Nhưng dựa trên các trình tự DNA có tên là transposons. Khi làm xong tái lập trình , có thể xóa bỏ transposon bằng một enzyme. Nagy và các đồng nghiệp mô tả kỷ thuật của họ, tuần vừa qua ở tạp chí Thiên Nhiên và nay họ áp dụng nó vào các tế bào người trưởng thành. Janisch dã đã làm hiệu lực kỷ thuật của ông , bằng cách lập trình các tế bào lấy từ các bệnh nhân Parkinson và chuyễn chúng thay thế các neuron; nhưng nhiều khía cạnh kỷ thuật cần giải quyết , trước khi nó được đem dùng an tòan làm các tế bào chửa trị, theo lời ông .
Tế bào iPS sẽ có ích lợi tức thì, giúp cho các nhà khảo cứu nghiên cứu bệnh Parkinson, một hổn loạn thóai hóa dây thần kinh 1.5 triệu dân Hoa Kỳ mắc phải, và không có phép chữa trị lành bệnh. Vì các neuron làm chức năng sai lac bị bẩy sập vào bên trong nảo bộ, các nhà khảo cứu không thể sử dụng chúng nghiên cứu cách nào bệnh tiến triễn ở mức độ phân tử hay lọai thuốc nào có cơ làm ngừng hư hỏng tế bào .
Bill Lowry, nghiên cứu iPS tại Trung tâm Khảo cúu Tế Bào Rộng Rải, thuộc Viện Đại học Ca Li UCLA, và cũng không dính líu tới nghiên cứu kể trên nói: bây giờ họ đã có một hệ thống , nơi đó họ có thể nghiên cứu bệnh 5 bệnh nhân mắc phải. Họ có thể trông thấy cách nào tế bào tăng trưởng , phân hóa - differentiate , và khởi sự thử nghiệm giả thiết.        


Trở về Trang KH & NN
                        
 
  Số người đọc 400355 visitors (1037816 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free