Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Bí mật ngôi nhà ma
 
Len mạng ngày 16/1/2009

ThuHong10.jpg Thuc hanh Nong Trai image by tdhonguk


Bí Mật Ngôi Nhà Ma
Một ngày đầu thu tôi phải khăn gói lên đường!...
Từ giã thú vui về với ruộng đồng.Xa lánh guốc giày,làm quen với đĩa vắt.Tập sống khiêm nhường,gạo chợ nước sông…”
Cần-Thơ Một địa danh mà đối với tôi hoàn toàn xa lạ nhưng nó đã để lại trong tôi một một dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời mà đến nay tóc đã bạc màu sương…. Mười sáu cái tuổi ngông nên mẹ tôi đành phải đưa tôi theo anh họ tôi xuống tận cần thơ một nơi mà trước đây tôi chỉ biết qua giờ địa lý,mặc dầu hơi buồn lúc ban đầu nhưng rồi thì đâu cũng vào đấy.
Căn nhà cũ chúng tôi ở là một biệt thự không đúng!.một tòa lâu đài cũng không! nó là một ngôi nhà cỗ cất theo kiểu thời pháp nhà có hai tầng phía trên có sáu phòng phía dưới là basement dùng làm nhà kho.phía trước có hành lang và cầu thang đi lên và phía sau cũng thế phòng tắm và nhà vệ sinh thì ở tận trong góc muốn đến thì phãi đi qua một dãy hành lang dài,phía sau có một dãy nhà trệt dùng làm chỗ ở cho người giúp việc so với các nhà trong khu vực thì nó quá to.
Theo lời kễ cũa chú năm Thời và bác hai Chanh thì nó thoát thai từ ông hội đồng Hào chủ điền ở miệt Ô môn chạy dài lên tận Trà nóc Thới lai cờ đỏ.ruộng cò bay thẳng cánh nhìn mỏi mắt người, có con đi học bên tây nhưng nghe nói là sau đó bị thằng cai tổng ám hại nói là nuôi Việt Minh nên bị Tây nó lấy nhà và tụi Tây sau này nó dùng làm sở mật thám nên từ đó ít ai dám tới gần. ở xóm lộ mười chín và hai mươi mấy người lớn tuỗi ai mà không biết ngôi nhà ấy đầy ma,rất nhiều giai thoại về ngôi nhà ấy?...
Lúc bấy giờ tôi theo Tổng Lộc “tổng đây là tổng thư ký ban đại diện học sinh NLS CT”hay còn gọi là Lộc Hynos vì người hắn thì đen nhưng khi cười thì đễ lộ hai hàm răng trắng phếu cùng với Tám đế “Nguyễn văn năng Công thôn” vô tận sâu phía trong lộ hai mươi gần cầu Ngang đó là nhà chú năm Thời và bên cạnh là nhà bác hai Chanh là bạn cũa ông nội anh tổng Lộc lúc còn sanh tiền bọn này vào đó đễ tầm sư học đạo vì theo lời kễ thì chú năm là đệ tử chân truyền cũa sư phụ sáu Kha một tay vô địch một mình với ngọn roi thần và chín đường roi như con rồng cữu long đã hạ mười bãy tên giặc cờ đen đễ cứu đám thương buôn ở miệt Thất Sơn bãy núi…
Một hôm sau khi trà dư tửu hậu chú năm mới hỏi tổng Lộc:
-          Ê! thằng nhỏ này nó ở đâu vậy? khúc hãng nước mắm mà khoãng nào?
Tổng lộc trã lời thay tôi:
-          Nó ở căn nhà lớn trong trường canh nông đó.
Ông ta trợn mắt ngó tôi và nói ;
-          Chà! Ngon dữ ta! Mà có bị ma nhát lần nào chưa con?
Tôi trã lời:
-          Chỉ thấy thôi chứ không như mấy ông thầy bị ma đè la um sùm!
Ông ta nói:
-          Thấy cái gì? nói ra nghe chơi coi bây!
Tôi vội trã lời:
-          Một người con gái tóc dài, tuỗi độ mười tám hai mươi gì đó…
Ông ta ngắt lời:
-          Tao biết rồi con hai Phụng!
Thiếm năm nói chen vô:
-          Không phải hai phụng mà là tư Phụng hay còn gọi là cô út Phụng,nó ở xóm trên con ông cả Dần có chút nhan sắc mười sáu tuổi theo gánh hát,nó nhỏ hơn thiếm một tuổi, tội nghiệp bị thằng thông ngôn cho tây nó hại báo cáo với tây là nó theo việt minh nên sau đó bị bắt nhốt ở khu nhà lớn tra khảo hãm hiếp cho tới chết.
Chú năm lên tiếng:
-          Bà là bạn của nó, mà hồi đó tôi nghe bà nói là hình như nó thương thằng nào ở dưới chợ
Thiếm năm trã lời:
-          Nó thương thằng hai Thành ở dưới cầu cái đôi chứ đâu phải dưới chợ.hai đứa lẹo tẹo với nhau nghe đâu con nhỏ có chửa mấy tháng gì đó thì bị tây nó bắt.
Chú năm vổ vai tôi:
-          Bây nói tiếp cho tao nghe coi bây còn thấy cái gì nữa?
Tôi kễ lại cho chú năm và mọi người nghe:
khoảng một năm về trước khi con mới ở Saigon xuống đây dọn vô đó ở được độ hai tuần chờ vô khóa học thì một hôm buổi tối con đi nhà vệ sinh ngang dãy phòng cuối hành lang thì thấy bên trong có một bóng người ngồi trong lớp vì là chổ lạ nên con không để ý mấy mà tiếp tục đi thẳng vô phòng vệ sinh, nhưng khi trở ra thì vẫn thấy còn đó lần này thì con nhìn kỹ hơn xuyên qua ánh trăng chiếu vào từ cửa trước dường chị ấy đang khóc con tò mò bước vô và hỏi:
-          Chị ơi! Sao tối rồi mà chị không về nhà mà lại ngồi ở đây khóc? em mới xuống đây nên em không biết rành khu này không biết em có giúp gì cho chị được không?.
Tiếng khóc càng lớn hơn nghe rất não nùng chua sót,con đến gần vỗ vai chị và nói:
-          Em xin lỗi chị! chắc em không giúp được chị nhưng mà em có thể đi hỏi anh Nghi vì ảnh ở đây lâu có lẽ ảnh rành hơn em!
Bổng chị đứng dậy ôm chầm lấy con và một hơi lạnh không biết từ đâu chạy lan khắp cã thân thể và con chỉ kịp nhìn thấy một cô gái có khuôn mặt hơi xanh nhưng khá đẹp mái tóc dài óng mượt và phảng phất đâu đây mùi dầu dừa…sau đó con không biết gì nữa cã!...
Chú năm vỗ đùi một cái đét cười ha hả nói:
-          rồi nó… dẩn bây đi đâu?...và làm cái gì bây?...
Tôi nói tiếp:
-          Dường như trong cơn mơ màng con thấy hình như là chị ấy dẫn con lên chiếc xuồng tam bản và khẽ nói:
-          Em lên đi!...Chị đưa em đi xem hát…chưa kịp ngồi vững thì chiếc xuồng lướt nhanh trên mặt sông vừa chèo mà chị vừa hát:
Từ là từ phu tướng…bão kiếm sắc phong lên đàng…vào ra luống trông tin bạn …năm canh mơ màng…em luống trông tin chàng …cho gan vàng quặn đau,..ý..a….
Ôi! tiếng ca rất ngọt ngào truyền cảm Ôi tiếng ca chứa đựng nghĩa tình phương nam Tiếng ca gói trọn tấm làng thũy chung thũa ấy ra đi ngàn năm lẽ bạn…
Sau này khi lớn lên tôi mới biết đây là bài Dạ Cổ Hoài Lan của bác sáu lầu{Cao văn Lầu}
Chị cột xuồng vào một nhánh mù u ven sông và nắm tay tôi dẩn lên bờ đi vào một khu chợ nhỏ mà ở đó người ta che màng xung quanh chị vén màng đi vào trong và bão:
-          em ngồi đây xem hát chị đi vô trong sắm tuồng khi nào vãn hát chị đưa em về!... đừng chạy tứ tung mà lạc mất đó nghe!...
Bữa nay đoàn hát diển vở tuồng Phạm Công Cúc Hoa, Út Phụng trong vai Nghi Xuân đến đoạn bà mẹ ghẽ Tào Thị ác nghiệt đánh đập bắt hai chị em Nghi Xuân Tấn Lực phải đi ăn mày,tội nghiệp quá tôi ngồi ở dưới này khóc dường như tuy đang diễn nhưng út Phụng liếc xuống phía dưới khán giả thấy chàng trai đang khóc! có lẽ cô gái cũng nao lòng trước những giọt nước mắt của chàng nam nhi.Lúc vãng hát chị hỏi tôi:
-                                           Lúc nãy chị thấy em khóc phải không? đàn ông con trai gì mà dễ rơi nước mắt giống như con gái vậy!
-                                           Tại chị diễn hay quá cứ y như thật em tội nghiệp cho chị và má Cúc Hoa nên em khóc chị ôm tôi vào lòng và đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới lớn biết thế nào là sự mềm mại cũa da thit người con gái !....
     Ầm!... tiếng cánh cửa đóng ập bởi cơn gió mạnh lùa vào làm tôi tỉnh giấc thì ra     tôi đang gục đầu trên bàn học của lớp huấn sự. Đây là căn phòng chót của căn nhà...tôi còn nghe phảng phất đâu đây thoang thoảng mùi dầu dừa…tôi vội đứng dậy chạy thẳng về phòng kéo chăn trùm kín đầu.Người run lên như đang cơn sốt và lịm dần vào giấc ngũ…
Chú năm lên tiếng :
-          Có lẽ con nhỏ thấy bây thật thà vã lại bây ăn nói nhẹ nhàn lịch sự chứ không thô lổ như bọn chợ búa nên chắc nó có cãm tình với bây!...nó không phá bây đâu…mà đôi khi nó còn giúp bây nữa là khác!...Dù gì đi nữa thì nó cũng là con gái miệt vườn mà... còn bây là con trai thành thị thì hỏi làm sao mà nó không thích cho được…
-          ghe ai mũi đỏ xanh lườn,phải ghe gia định xuống vườn thăm em”.Bây hổng tin hả,dạo trước tao theo ghe lúa đi Saigon có một lần mà về đây thím năm bây ưng tao liền!
Thiếm năm cải lại:
-          Tôi ưng ông là tại tôi ưng chứ đâu phải tại ông đi Saigon mà tôi ưng, đi Saigon có một lần mà về khoe hoài!...
Nãy giờ bác hai Chanh ngồi yên lặng bây giờ chợt lên tiếng:
-          Bây biết hông chứ tui tây nó không biết gì?chỉ có bọn Việt gian là tàn ác với dân mình thôi hể mà ai nó ghét là nó chụp mũ bảo là Việt Minh thì bắt đem đi, đánh đập tra khảo có thả ra thì cũng thân tàn ma dại hoặc là mang bệnh hậu suốt đời, đàn bà con gái thì nó hãm hiếp cho tới chết rồi đem vùi thây ngoài phía sau chổ sân bay bây giờ đó!...
Hồi đó tao cũng bị tụi nó bắt nhốt trong đó hết gần một tháng, may mà có thằng em cột chèo nó làm bếp cho nhà mấy ông tây ở miệt cầu Tham Tướng xin xỏ nên tao mới được thả ra chuyện cách đây cũng khá lâu lúc đó tao mới hai mươi ngoài…
Tôi lên tiếng hỏi bác:
-          Dạ! thưa bây giờ thì bác bao nhiêu?
Bác vui vẽ trả lời:
-          Bây thấy vậy chứ hơn bãy bó rồi,tao lớn hơn vợ chồng thằng năm đây tới một con giáp lận,hồi đó muốn đi ra lộ xe phải chống xuồng mà đi chứ đâu phải như bây giờ xe cộ rần trời…
Ông nhấp một ngụm trà nói tiếp:
-          Tụi nó nhốt dưới hầm đàn ông một bên đàn bà một bên cái phía góc chót thì đễ hỏi cung ngày nào cũng nghe tiếng rên la kêu gào thãm thiết, tối tối thì mấy thằng cai ngục nhậu đã say mèm về lôi mấy con đàn bà ra khảo thực ra là đễ hãm hiếp!... Thật đúng là cái quân dã thú đội lốt người!...Ngày nào mà không có người chết…máu tanh dính bệt đầy vách tường nhất là cái phòng tra khảo ở đằng góc nhà.Phía trên tây nó làm việc nên có lẽ sạch sẽ chứ ở dưới hầm thì ôi thôi nói không nổi nào là mùi ẩm thấp mùi xú quế cộng lẩn với mùi máu tanh thật là một cảnh khủng khiếp ít thấy trên dương gian nói ra bây giờ mà tao nghe còn lạnh tóc gáy nghe mà phát ói có lẽ mấy bửa ăn cơm không vô….Việt minh đâu thì mình không biết nhưng chỉ thấy dân mình chết mà thôi?. Nhơn mạng con người ta thời đó không đáng xu nhỏ (xu nhỏ đây là đồng tiền kẽm thời pháp thuộc giá trị thấp nhất của đơn vị tiền tệ).một bửa tụi nó lôi tao với mấy đứa nữa tội nhẹ ra trước sân bắt làm cỏ huê(cỏ dại nói theo tiếng lóng của miền lục tỉnh)mới cào có mấy cái thì lôi lên một cái đầu lâu không biết của ai ?.tao lật đật lùa đất lấp lại xá mấy xá bỏ đi qua mé bên kia không dám ngó lại…
Căn nhà đó nói thật cho bây biết ở đó có rất nhiều oan hồn uổng tử không biết kễ sao cho siết…Nhưng linh nhất có lẽ là con Út Phụng vì nó chết một xác mà tới hai mạng lận chớ đâu có vừa!...Nghe nói nó chết chỉ trong vòng có một tháng nó về nó vật thằng thông ngôn hộc máu ngay tại cầu thang chết tươi…                                
                                                                 * * *

Trở về Trang Chủ
 
  Số người đọc 400619 visitors (1038269 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free