Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Tam giáo
 
Lên mạng ngày 22/3/2009

Mâu thuẫn hay tương quan giữa Tam Giáo
 
Người đời gọi Tam giáo chính là Phật Thánh Tiên. Người tu giải thoát vì ngưỡng mộ ba vị tổ sư trên nên gọi quý ngài là Tam Thanh.
Từ ngàn xưa, Phật Thánh Tiên thị hiện vào thế gian qua hình thức của người trần tục, vì nhận thức sự sụp đổ cỏi vật chất đối đải, và từ thế gian đưa ra những khuôn vàng thước ngọc. Biến thế gian nầy là nơi để sống chứ không phải là nơi để chạy trốn như bao nhiêu người cho rằng “đời là bể khổ”. Nếu đời là bể khổ thì nhiều vị thánh ra đời để làm gì??. Hẵn chiều dài lịch sử tu học giải thoát đã lợi lạc cho thế gian rất nhiều, không gì có thể sánh bằng.
Thực vậy những nguồn tư tưởng của Phật Thánh Tiên, đã không đến thế gian như quy điều để ràng buột thế gian. Nhưng sự cảm nhận nào đó với Tam Giáo hẵn là triết lý văn minh để sống cho ra người, để con người đến gần với người, để con người có cơ hội sống hài hoà với nhau trong xã hội có trật tự không hẵn của giáo điều, giới luật mà là một đời sống an toàn hạnh phúc trong sự đối đải từng cá nhân với tha nhân hay cá nhân với chính mình, sao cho cuộc sống có ý nghĩa nhất. Những triết lý sống siêu nhiên trên đã không hao mòn bởi thời gian và không gian. Và nếu cần sẽ không có ích gì và còn thừa thảy cho thế gian nầy nữa, nếu không biết chỗ dụng của nó, hay hiểu lầm nó, nhất là trong đời sống văn minh của thế kỷ 21, vô tình thiên hạ cho rằng tư tưởng Tam giáo là yếm thế, lổi thời, không phổ cập với văn minh thời đại.
Trong học thuyết Tam giáo bắt đầu rất là người, nếu không có sự bắt đầu rất người nầy thì hiểu lệch lạc sẽ không tránh khỏi. Từ chỗ rất người, và chỉ cho người, và chỉ có người mới bắt chước được. Thiếu yếu tố nhân bản đó coi như chúng ta đánh mất hương vị của nhân thưà. Ðó là lý do tại sao yếu tố nhân đạo không thể thiếu được.
Nếu giải thích về ba triết lý trên trong khuôn khổ vài trang giấy, thì coi như đội đá vá trời. Phật đã tuyên bố rằng nếu lấy nước biển làm mực, thì nước biển không đủ để viết hết triết lý giải thoát.
Người viết xin mạo muội đưa một số suy nghỉ thô thiển của mình để gọi là làm sáng tỏ nghi lầm về những tư tưởng vượt thời gian ấy, cũng không mong giải toả được những nghi ngờ không phải vì bản thân của triết lý, mà vì bản chất của những cá nhân dùng sự hiểu biết giới hạn mà đánh giá triết lý vô giới hạn.
Khổng Tử quan niệm đối đải, Lão Tử quan niệm không đối đải, Phật quan niệm lià ngã. Ba vị thầy có ba trường phái khác nhau nhưng không mâu thuẩn nhau để mang đến thế gian những thông điệp, thông điệp có giá trị mãi cho đến khi thực hành, hoàn toàn không giá trị nếu chỉ là lý thuyết có tính cách làm hành trang cho kiến thức hay chỉ là văn tự trong sách vở.
Không mâu thuẩn nhau. Vì ba vị có ba pháp môn thích họp cho ba trình độ khác nhau. Cũng chỉ vì nhu cầu lợi lạc chúng sanh, nên dọn mình cho sự bắt đầu từ nhân đạo, tiên đạo, và sau cùng Phật đạo. Ba trường phái nhịp nhàn đến với đời sống, để đưa thế gian từ lớp vở lòng nhân đạo đến cửa giải thoát, là một hành trang không thể thiếu và không thể đảo nghịch.
Trong Khổng giáo có Tam Cang, Ngủ Thường, trong Lão giáo có Tam Hoa, Ngũ Khí, trong Phật có Tam Quy, Ngũ Giới. Sự tương quan nầy không phải là sự việc vô tình mà trùng hợp. Nhưng đây là cả một hệ thống triết lý liên hệ chặc chẻ vô cùng, không có chỗ hở, tuyệt đối hay còn gọi là Bất Khả Tư Nghì (không thể bàn luận được).
Phàm là người thì phải có nhân đạo, hay còn gọi là lòng nhân, hay nhân tính. Nhân tính được phát sinh từ nhân bản. Con người không có nền tảng nhân bản thì nhân vật ấy chưa thể làm người được. Yếu tố nhân bản có liên hệ mật thiết đến gia đình, quốc gia và dân tộc. Chúng ta sống trong xã hội bình thường, khi văn minh khoa học chưa có khả năng dùng robot thay thế cho nhân tính, cho tình yêu, cho luân thường đạo lý được. Vậy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là những chuổi tiến trình của sự trưởng thành không thể đảo nghịch. Ở đây các bậc thánh không bàn đến ngoại lệ. Có nghĩa là: một công dân có đạo đức sống trong một xã hội văn minh, của một đất nước thanh bình, dưới quyền cai trị của một chánh quyền tôn trọng năm quyền căn bản làm người. Ðây chính là nền tảng văn minh cần phải có của xã hội. Nếu có sự ngoại lệ nào đó, thì sự bất hạnh mang đến chúng ta là vấn nạn của thế gian, vì chưa thực hiện điều kiện sống tối thiểu của một con người. Những điều kiện trên là những yếu tố lý tưởng để thực hiện hoài bảo làm người có đủ nhân tính, có trách nghiệm với mình với gia đình và đất nước.
Ðức Lão tử không có khuyên chúng ta vào rừng sống yếm thế mà bỏ việc thế gian. Bản thân ngài cũng từng là một vị quan thời bấy giờ. Ngài khuyên sống trong đối đải mà không đối đải. Sống trong nghịch cảnh mà lòng không nghịch. Sống nhập thế, để dụng thế gian là một trường đời để tu tiến. Tuy nhiên quan niệm giải thoát của ngài cũng không khác Nho giáo, Phật giáo. Học thuyết của Lão mãi cho đến nay vẫn ít có ai thông cảm và chia xẻ. Chỉ vì thế gian ít công nhận Lão là một tôn giáo, mặc dù khi bàn đến Lão thì thiên hạ cũng gọi ngoài miệng là Lão giáo. Nhưng trong lòng họ không cho là tôn giáo như những hình thức của các tôn giáo khác. Sau đây Lão tử đã viết trong Ðạo Ðức Kinh rằng: “Vô ngả, vô nhân, phi thiện ác, liểu sanh tử
Tạm dịch: Không ta, không người, không thiện ác, không sống chết
Câu nói trên cho chúng ta thấy rằng quan niệm của Lão rất gần với thuyết lià ngã của Phật. Vì không còn một ràng buột của Nhị Nguyên thì việc đối đải không còn chỗ để tựa.
Ngay cả chính danh của ngôn ngữ cũng không tồn tại trong học thuyết giải thoát của Lão như:
Ðạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh, Cưởng danh viết đạo
Tạm dịch: Ðạo mà không thể cho là đạo, Danh mà không thể cho là danh, Ðành phải cho đó là đạo.
Cũng đồng với tư tưởng đó, Phật nói rằng: “Suốt 49 năm ta không nói một lời gì về đạo
Khi đã lià ngã rồi thì yếu tố không gian và thời gian sẽ không bao giờ tồn tại. Chỉ vì không gian và thời gian không có tự tánh. Khi yếu tố không gian và thời gian bị sụp đổ, thì liền theo đó tình yêu, hạnh phúc, đau khổ chỉ là huyển mộng. Nếu tình yêu và đau khổ có tự tánh, thì chúng ta sẽ phải khổ, hoặc sướng suốt đời và không bao giờ thay đổi được.
(Ðôi khi nước mắt diễn tả hai thái cực của đau khổ và hạnh phúc. Chúng ta không có phương tiện tình cảm để biểu lộ sự khác biệt đó một cách rốt ráo. Bằng cớ là khi đoạt được vương miện, thì các hoa hậu thường diễn tả sự vui sướng bằng nước mắt. Khi đau buồn thì thiên hạ cũng thường dùng nước mắt để giải bày sự khổ).
Sau cùng Phật có câu: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngả độc tôn”.  Có vài Phật tử mến mộ Phật. Tuy nhiên hiểu lầm lời Phật, nên hiểu rằng: Phật là người duy nhất trong cỏi thiên hạ không ai sánh bằng. Ca tụng Phật mà không biết ngài nói gì mà vẫn ca tụng là một điều mê lầm. Ðâu có ai tu đến bậc giải thoát, lià ngả mà còn cao ngạo như vậy. Ý Phật nói rằng: “Trong cỏi điạ đàng nầy không có gì cao quý bằng chân ngả” hay còn gọi là bản chất Phật (Phật tánh) chứ không phải chính ngài là độc tôn.
Có lúc chúng ta ngẫn ngơ khi khám phá rằng thế gian có những sự tương đồng không ngờ. Có phải chăng đây là sự sấp xếp??
Ngũ tạng, Ngũ Hành, Ngũ Uẩn, Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ âm, Ngũ thường, Ngũ giới, Ngũ khí, Ngũ cung.v.v. Từ những số liệu trên, những giá trị tương tác trên ít có câu trã lời nào ngả ngủ. Có lẻ khi chúng ta sờ cái đuôi con voi, thì chắc …con voi giống cây chổi…cũng không hẵn là sai…nhưng đừng bắt thiên hạ phải đồng ý với mình.??
Vì lẻ những cái ngũ trên mà chúng ta biết qua, tự hỏi chúng đang nằm trong tiến trình nào của sự giải thoát…tiên thiên hay hậu thiên???
Thực phẩm nuôi dưỡng đời sống cơ thể mà ai cũng biết và đồng ý. Nhưng nếu hiểu theo kiểu thiển cận mà xem trong gân máu chúng ta không thấy bất cứ dạng nào cuả thực phẩm. Hẵn thực phẩm đã trãi qua một tiến trình tiêu hoá mà chúng ta đã vay mượn hệ thống lý hoá của cơ thể sau một thời gian nhất định nào đó, để biến đổi thực phẩm thành năng lượng nuôi cơ thể. (phải hỏi BS Trần văn Diên mới hiểu rỏ điều nầy).
Chúng ta tha hồ mà hiểu lầm và bơi lội trong biển triết lý của thánh nhân. Mong sao tìm cho riêng mình một cái phao để nương tựa. Vì lẻ ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở triết lý, kém may mắn thay triết lý vẫn chưa hẵn là chân lý. Có ai mà xào, luộc, nấu chân lý mà ăn được bao giờ ??…và hình như phải sống với nó. Sống với nó như là chính mình thân chứng. Chỉ khi nào thân chứng, thì mớ kiến thức vay mượn sách vở sẽ không trỡ thành rác rến của thân tâm….từ đó tha hồ mà thở không khí trông lành…kẻo không bị sình bụng vì mớ kiến thức vay mượn nằm chình ình trong thư viện ngỗn ngang của nảo bộ …thì ra kiến thức chỉ để dành làm hành trang đi ăn đám giổ sao.??? Mong rằng các bậc thiện trí thức hãy công bằng với chính mình. Hãy cho phép mình có thời giờ tiêu hoá những tư tưởng lớn của nhân loại nói chung hay Tam giáo nói riêng.
 
 
  Số người đọc 400337 visitors (1037759 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free