Lên mạng ngày 13/9/2008
ĐỘI BÓNG TRÒN “NHÀ MÌNH”
Nguyễn Hồng Đơn
Nói đến thể dục thể thao thì môn bóng tròn là sở thích của tôi. Thi đậu vào trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ, cơ duyên các cầu thủ giỏi về môn bóng tròn từ bốn phương tám hướng hội ngộ một cách ngẫu nhiên vào lớp 10 ban Công Thôn năm 1970 tập hợp thành một đội Bóng tròn “nhà mình”.
Đội bóng tròn của lớp 10 Công Thôn gồm các cầu thủ từ hàng công đến vị trí hàng thủ có danh tiếng: Ở hàng công có Việt Quang, có thể nói một cầu thủ di chuyển một cách tích cực và hợp lý, đặc biệt có cú sút “ngã bàn đèn” khiến cho thủ môn phải “chới với”. Bạn Long Tuyền với cách chuyền bóng bỏng từ ngoại biên vào góc khung thành gây không ít khó dễ cho thủ môn, và còn nữa với tốc độ của quả bóng đi như mủi tên “xé gió” của Trương Văn Hưng khiến cho thủ thành đối phương phải khiếp đảm.
Bảo vệ cầu môn có Hồ Thanh Tùng; Tùng nhà mình phải nói là một thủ thành rất tốt, đôi bàn tay của anh chàng này dường như có tráng một lớp keo “dính” cộng với phản xạ nhanh nên không một trái bóng nào vượt khỏi tầm tay. Ở hàng hậu vệ có Nguyễn Văn Giai(Ba Giai). Các cầu thủ ở hàng công của đối phương phải ngỡ ngàng với chân trái của Ba Giai, chuyên gia đá chân trái có một không hai. Kế đến là Trần Ngọc Bảy(Bảy Bò), đứng ở giửa với thân hình đồ sộ, đối thủ phải “gườm” không dám áp sát vào anh ta. Đứng ở vị trí cạnh bên là tôi, Hồng Đơn, hậu vệ cánh phải bảo vệ tích cực cho khung thành.
Ở hàng ứng tiếp,trung vệ, có phận sự nhận và chuyền bóng lên trên thì Văn Lộc và Hoàng Vương đảm nhận, hai tiếp ứng này hoạt động như con thoi nhạy bén và linh động vô cùng. Ngoài ra cũng có một số bạn trong lớp tham gia nhưng có tính cách tùy hứng như Robert Lích, Văn Diên, Mạch Quang Hưng, Hoàng Tuyến, Minh Tánh, Ngọc Thanh, Từ Hải...và đặc biệt còn có một ông “Bầu” cũng ưa thích môn bóng tròn cùng hòa đồng vào đội bóng lớp 10 Công Thôn nầy là Thầy Nguyễn Thượng Hạng.
Sân bóng mà các lớp thường thi đấu giữa các lớp với nhau là ở bải cát gần bến phà Cần Thơ bên dòng sông Hậu cạnh vườn ổi, nay là khu nhà hàng Hoa Sứ; Phương tiện thường là xe đạp chở đôi chở ba hoặc các bạn có “Xế Nổ” như Từ Hải, Văn Giai, Ngọc Thu, Bảy Bò, Bá Phước, Mạch Quang Hưng, Việt Quang… cùng hổ trợ nhau đến sân bóng. Đội bóng tròn nhà mình là như thế đó. Mỗi lần thi đấu đều đè bẹp các đội bóng các lớp bạn như lớp Canh Nông, lớp Mục Súc và lớp đàn anh của mình. Ra quân thi đấu là chiến thắng. Có thể nói đội bóng của lớp 10 Công Thôn là số “zách” của trường Trung Học Nông Lâm Súc bấy giờ.
Năm 1971 đi tham quan dự cấm trại ở trường Nông Lâm Súc Sóc Trăng, đội bóng đá lớp Công Thôn nhà mình và Minh Bền (mục súc), Văn Hai (canh nông), Tư Búa (canh nông)… đã quật ngã được đội bóng của Trường Nông Lâm Súc Sóc Trăng một cách dễ dàng, thật là một kỳ tích.
Nhưng rồi…lần sau cùng mà tôi còn nhớ mãi đến ngày hôm nay:- Một kỷ niệm khó quên- Tranh giải bóng đá do tỉnh tổ chức, thi đấu tại sân trường LasanCần Thơ, nay là trường Cao Đẳng Sư Phạm Cần Thơ, đối thủ là một đội bóng của trường Phan Thanh Giảng, trường mà ngày trước tôi đã theo học từ lớp đệ thất đến lớp đệ tứ, hướng dẫn viên của đội bóng nầy là thầy Giá dạy môn văn; Còn ông “Bầu nhà mình” là thầy Nguyễn Thượng Hạng. Đội bóng trường Nông Lâm Súc được chuyển đến sân bóng bằng xe buýt của trường cùng với rất đông cổ động viên. Trước khi thi đấu, tôi có phần lạc quan, tin tưởng là sẽ đè bẹp được đối phương, đoạt cờ danh dự, đoạt giải về cho trường vì các cầu thủ thi đấu rất xuất sắc, có thể lực tốt, kỷ thuật cá nhân điêu luyện, có bề dày kinh nghiệm trong thi đấu. Thủ thành có Hồ Thanh Tùng là một thủ môn rất giỏi, vị trí hậu vệ có Ba Giai, Ngọc Bảy(Bảy Bò), Hồng Đơn là vách tường bêtông vững chắc, ở hàng tiếp ứng, trung vệ, bảo vệ có Hoàng Vương, Minh Bền, Hai Võ rất nhại bén và linh hoạt vô cùng; hàng tiền vệ, tấn công, có Việt Quang, Hưng Trương, Văn Kháng, Tư Búa, Long Tuyền. Các cầu thủ nầy chẳng khác nào như những chiếc xe tăng, cổ đại pháo, tấn công, san ủi, bám phá thành trì của đối phương.
Hai đội chào các động viên trong sân, hai ông “Bầu” của hai đội làm thủ tục kiểm tra khéo qua thẻ học sinh xem có mượn cầu thủ bên ngoài hay không và đồng thời chọn phần sân qua sự bốc thăm của trọng tài, trọng tài do sở thể dục thể thao tĩnh.
Giây phút hồi hợp và căng thẳng trong lòng tôi cũng như các bạn đồng đội đã tan đi khi nghe tiếng còi của trọng tài mở đầu cuộc thi đấu. Hơn 20 phút trôi qua, bóng lăn trên sân cỏ, hai đội tranh bóng ép sân qua lại
ngang sức, ngang tài, kẻ tám lượng người nửa cân. Các quả bóng đối phương sút vào khung thành Nông Lâm Súc đều bị thủ môn Tùng nhà mình “tóm gọn”; Lúc nầy trận thi đấu ở giai đoạn bất phân thắng bại.
Thế rồi… thì… một cầu thủ ở hàng công của đối phương với cú sút bóng bất ngờ từ rất xa khung thành, khoảng 30m, quả bóng bay vào góc cao của cầu môn, khung thành lúc này không có lưới chắn phía sau, thủ môn nhà mình không với tới được, quả bóng đi vào bên trong khung thành, nhưng sau đó đội bóng Nông Lâm Súc cải lại cho là không vào; cầu thủ vừa sút quả bóng đó đã bị mất đà nên xoay lưng lại vì vậy không biết bóng rơi ở đâu, còn trọng tài thì ở vạch vôi giửa sân, cách khung thành 45m, nên lại càng không biết như thế nào và nhìn thấy hai đội đang cải nhau dữ quá! Không biết xử lý ra sao, trọng tài cất giọng lên: Không vào thì không vào, đừng cải nhau nữa, cho bóng vào sân thi đấu tiếp-Tiếng nói của trọng tài ở trong sân là tiếng nói của “cha mẹ”-Thế là đội mình “ăn gian” được một bàn. Lúc này đây tôi liếc mắt nhìn qua Tùng thấy Tùng vẫn “phớt tỉnh ăn lê” và nhìn qua ông “Bầu” niển niển cái đầu miệng cười tủm tỉm, còn đối phương thì có vẻ hậm hực lắm nhưng cũng phải nghe theo tiếng còi của trọng tài mà tiếp tục ra sân thi đấu, sau 45 phút hiệp nhứt đã hết, tỷ số vẫn là 0-0.
Sang hiệp thi đấu thứ hai, qua 30 phút tranh tài hai đội tích cực ép sân qua lại với nhau thì bổng nhiên… Phật Địa ơi! Nó lại sao y bổn cũ –có lẽ đối phương biết thủ môn đội bóng nhà mình giỏi mà không dẫn banh vào sát khung thành - cũng một quả bóng bay vào góc cao của khung thành giống y như lần trước, thủ môn Tùng nhà mình đành bó tay nhìn qủa bóng bay vào góc cao bên trong khung thành một cách tuyệt vọng. Lần này thì trọng tài thì ở gần cầu môn, cổ động viên đều chứng kiến cả, thôi thì hết chối cải rồi, đành phải tạm bị dẫn trước tỷ số 1-0. Những phút giây còn lại đội bóng Nông Lâm Súc dùng chiến thuật biển người ép sân đối phương. Lúc nầy hầu như các cổ động viên của hai đội dồn về một phần sân để quan sát, trên sân cỏ vô cùng náo nhiệt, bầu không khí dường như nghẹt thở.
Năm phút còn lại Hồ Thanh Tùng cũng bỏ trống khung thành cùng lên tham gia tấn công- không còn gì để thủ- 11/11 cầu thủ tấn công tổng lực.
Một đội bóng là cố gắng bảo vệ thành qủa mình đã đạt được, đội bóng còn lại thì hạ quyết tâm chuyển bại thành thắng, vì vậy những cuộc tranh bóng trên sân rất quyết liệt, những cuộc đua tốc độ sôi nổi hào hứng, các cú vào bóng nẩy lửa trọng tài phải thổi còi để can thiệp.
Những quả bóng mà cầu thủ Tư Búa “Búa” như trời giáng, những đường bóng bay vèo vèo như mũi tên Vương Tiển bắn đi mà Hưng Trương tặng cho thủ thành hoặc các cú đá “lật bàn ngã đèn” của Việt Quang khi nhận được đường chuyền tạc bóng của Long Tuyền “bắn bỏng” từ biên vào vòng cấm địa và đồng thời với cái đầu cứng như thép của Văn Kháng không ngần ngại hút vào quả bóng. Tất cả và tất cả đều nhắm vào mục tiêu duy nhất là khung thành đối phương.
Lúc nầy đây các cầu thủ của đối phương co cụm lại phòng thủ, thủ môn thì rất ư là vất vả chật vật lắm mới chóng đỡ những đường bóng tuyệt chiêu của các cầu thủ Nông Lâm Súc, phải nói là “te tua” thủ môn. Càng về những giây phút cuối cầu thủ Nông Lâm Súc di chuyển càng tích cực hơn, không biết mệt mỏi là gì, và rồi…cuộc quầng thảo trên sân đều ngưng lại khi nghe tiếng còi ré lên của trọng tài báo đã hết thời gian thi đấu than ôi! “Lực bất tòng tâm” đành chấp nhận thua với tỷ số 1-0.
Tỷ số thua không thể hiện tinh thần thể thao vì Nguyễn Việt Quang vừa cho biết là trường Trung Học Phan Thanh Giản mượn cầu thủ giỏi ở trường tư thục tên Tốt và làm thẻ học sinh thật cho Tốt ở hàng hậu vệ làm nên 2 lần sút quả bóng ấy. Gần 40 năm qua, Tốt hiện đang làm huấn luyện viên cho Đội Bóng Tròn Cần Thơ khi tôi viết bài này.
Ngày hôm ấy là một ngày mây đen bao phủ đội bóng đá Nông Lâm súc. Ra về không bạn nào nói chuyện với bạn nào, uể oải, mệt mỏi, lại càng mệt mỏi, tôi ôm quả bóng mà cứ ngở là ôm khối sắt, thầy trò bí xị, thất vọng tràn trề bước đi lên xe trở về trường mà nghe sao nặng nề và thiểu nảo quá giống như đội quân chiến bại của TáoTháo bị kế Khổng Minh Gia Cát Lượng ở Xích Bích. Khi lên xe trường tôi nhìn ông “Bầu” nhà mình đang tựa lưng vào thành ghế, mắt đăm chiêu nhìn theo khói thuốc lá, trầm tư mặc tưởng dường như nuối tiếc một điều gì?! Tôi định thốt lên câu nói: Thầy ơi! Đội bóng “nhà mình” ngày hôm nay không đạt được thượng hạng mà là bét hạng đã bị loại rồi nhưng lại thôi không dám nói vì sợ cắt đi dòng suy tư của ông “Bầu”, và sau đó lại nghe cú hù dọa của Bác tài xế xe trường nữa: “Tụi mầy đá thắng về tao khao, bây giờ tụi mầy thua tao chở cho đến ngã tư Bến Xe Mới thì thả xuống cho đi bộ về trường”. Nghe xong câu nói tôi thốt lên hai tiếng “Trời ơi!” mặc dù biết là Bác Tài nói chơi mà thôi.
Trở về nhà trọ, nằm đêm tôi suy ngẩm: Đội bóng tròn “nhàmình” nói về thực lực thì hùnghậu lắm nhưng lại là đội quân ôhợp, Công Thôn, Canh Nông,Mục Súc, mặc dù có những siêu cao bóng đá nhưng thiếu tập
dợt, kết hợp không đồng bộ, không nhịp nhàng, những đường chọc khe không hiểu ý dẫn đến chuyền bóng không chính xác, cầu thủ độc diễn nhiều hơn phối hợp đồng đội, không tạo được những cú bật tường và ít chú tâm tìm khe hở của đối phương-thi đấu với nhau về thể lực thì còn có cả trí lực nữa- thua là phải rồi. Lần thi đấu bóng tròn không thành công nầy, tôi tự an ủi: Không do lổi tại ai cả, qủa bónglăn trên sân cỏ, chuyện thắng thua là chuyện thường đôi khi “hay không bằng hên” âu cũng là “số phận” và cũng từ hôm đó đội bóng tròn lớp Công Thôn nhà mình không còn sôi động nữa vì phải lo tập trung vào việc học tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.
Sau này năm 2007, hơn 37 năm trôi qua tôi gặp lại Hồ Thanh Tùng, tay bắt mặt mừng trong lần họp mặt đầu tiên của lớp Công Thôn tại nhà hàng Hoa Sứ, nhắc lại câu chuyện nầy Tùng vừa mỉm cười vừa nói: Lần đó trái bóng đã vào khung thành rồi tại mình cải. Cầu thủ của đối phương sút hai qủa bóng đều rất khéo - Kiểu đá lớp bóng, bóng bay bỏng qua khỏi đầu hàng hậu vệ vào góc cao của khung thành, cho dù thủ môn thấy và đón đúng điểm rơi cũng không sao với tới được. Hai lần đó tôi đều bó tay nhìn quả bóng bay vào góc cao khung thành mà thôi.
Nghệ thuật bóng tròn vẫn là nghệ thuật bóng tròn các bạn ạ!!!
Nguyễn Hồng Đơn, ngày mùng một tết 08= ngày 07-02-2008