Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  NLSCT chuẩn bị..2
 

Lên mạng ngày 29/5/2009

NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG CHO TÔI VÀO ĐỜI - 2

Không biết sanh trùng giờ hay sao mà hồi còn nhỏ, tôi rất thích những gì chuyển động và tuyệt đối không thích cái gì yên tĩnh.  Những thú vui như câu cá, chơi cây kiểng, trồng cây là tôi lãng tránh đi xa. Còn cái gì chuyển động cành nhanh là tôi càng mê say. Chính vì vậy trong suốt 3 năm học CôngThôn ơ? NLS Cầnthơ, tôi đã say mê môn động cơ nổ và sau này môn Nhiệt Động học.  Năm đó là năm 1973. Tiếng thầy Ni sang sảng để giảng giải chu trình Carnot và chu trình Otto cho 1 động cơ 4 thì.  4 thì đó là Hút, Ép, Nổ, và Xả:
Khởi đầu piston đi từ tử điểm thượng (TDT) xuống đáy lòng xy lanh.  Các cây Cam móc nối với với báhn trớn để đẩy sú bắp xăng mở rạ  1 lượng hòa khí hổn hợp giữa xăng và không khí hút vào lòng xy lanh.  Thì hút hoàn tât khi piston xuống đến tử điểm hạ (TDH).  Lúc đó sú bắp xăng đóng lại. Piston tiếp tục chạy từ TDH đến TDT.  Khi piston đến TDT là lúc hoàn tất thì Ép.  Tỉ lệ ép (Compression ration) thông thường là 9:1.  Nghĩa là có 9 phần không khí và 1 phần xăng, tính theo thể tích.  Vào cuối thì ép, hổn hợp xăng và không khí ở vào trạng thái dễ nổ (combustible) nhất, chỉ cần 1 tia lửa là đủ để phát nổ và bốc cháy hổn hợp.
Ngay lúc đó bu-gi nẹt ra 1 tia lửa làm hổn hợp phát Nổ và cháy tạo 1 sức ép khổng lồ để đẩy piston xuống.  Lúc này là lúc động cơ tạo ra sức mạnh trên piston truyền qua bánh trớn bằng cây dên (connecting rod) để tạo ra ngẫu lực ở bánh trớn. Trên đường piston đi xuống, sú bắp thoát mở ra để thán khí thải ra ngoàị  Lúc này là thì Xả
- Thưa thầy, làm sao bu-gi biết lúc đó nó nẹt lửạ  Cũng  theo hình vẽ (bánh trớn quay ngược chiều kim đồng hồ) thì ở cuối thì Ép, cả piston, cây dên đều ngay hàng.  Sau thì Nổ, piston có 2 đường để đi. Có khi nào piston đi ngược lại trớn của nó mà đẩy bánh trớn theo chiều kim đồng hồ.
Thầy Ni cười ha hả và bảo:
- Chờ cho anh phát minh ra động cơ kiểu đó rồi thầy tiếp tục giảng tiếp.
**************************************
THỜI GIAN CUỐN MÃI TUỔI THƠ NGÂY, ĐƠN SƠ XOA TAY VÀO ĐỜI
*************************************

Ngày đầu tiên tôi mới đặt chân trên xứ người và quan sát cuộc sinh hoạt nơi xứ người, điều trước tiên đập vào mắt là số lượng xe hơi tấp nập khắp nơị  Vài tháng sau đó khi đi lại trong phố tôi lại quan sát thấy garage sửa xe hơi gần như hiện hữu trên đường phố của 1 khu thương mạị  Cuộc sống buổi ban đầu đầy khó khăn, nhưng dần dà tôi cũng dành dụm 1 số tiền để mua được 1 chiếc xe cũ mà làm phương tiện di chuyển.  Xe càng cũ thì mức độ hư hỏng gần như hàng tuần.  Lúc đó chưa có việc làm chính thức và đi làm với mức lương giờ thấp nhất cho nên mỗi lần mang ra tiệm sửa là ít nhất mất hết 2 tuần lễ lương.  Cái đáng nói là gặp quá nhiều thợ vịn sửa xe cho nên tiền mất tật mang.  Tôi đã bỏ rất nhiều giờ trong thư viện để đọc sách vỡ chỉ dẩn nguyên tắc và cách sửa chữạ  Lúc đầu thực tập xe của chính mình.  Khi đã hiểu biết được loại xe của mình, tôi bung ra sửa xe cho bà con trong nhà  Dần dà nới rộng ra qua bạn bè, rồi bạn của bạn với đủ loại xe. 1 ngày mùa xuân nào đó trong năm 1993, sau khi thay xong dây timing belt của 1 người bạn, trong lúc điều chỉnh bu-gi nẹt lửa đúng thì bổng dưng tôi lại nhớ mồn một những lời giảng năm xưa của thầy Ni và 2 câu hỏi 20 năm về trước về môn động cơ học.  Và cũng
chính ngày này tôi lại tìm được 2 câu trả lời.
Câu thứ nhứt: bu gi nẹt lửa đúng thì là do vít lửa ngắt điện đúng lúc.
Câu thứ nhì:  bánh trớn không thể nào quay ngược chiều với đà quay sau khi nổ là vì thì nổ xảy ra sau khi piston đã qua TDT 3-5 độ  Nghĩa là không có động cơ nổ nào mà bu-gi nẹt lửa lúc piston lên đến điểm cao nhất.
Nghề sửa xe bên đây, thật ra là thay đồ phụ tùng, có thu nhập cũng khá.  Nhưng không hiểu sao tôi lại tiếp tục đi học lạị  Có lẽ sinh ra trong 1 gia đình VN tiêu biểu  coi trọng việc học, cho nên tôi quyết định gác lại nghề sửa xe và tiếp tục đi học lạị  Ngày đó tôi muốn học lại nông nghiệp, nhưng vốn liếng Anh ngữ quá tệ  cho nên quay qua học điện và điện tử. Khi học điện và tìm hiểu tại sao bu-gi nẹt lửa được, tôi mới lại càng thấu hiểu bài học Vật lý năm xưa dưới ngôi trường NLS CầnThơ: định luật Lenz về cảm ứng điện từ.
Thông
CôngThôn 71-74

Nhất tự vi sư Bán tự vi sư
Thành kính tri ơn các bậc thầy ở NLS ngày xưa đã khai hóa kiến thức về động cơ học, nông cơ học.
Thầy Đặng Văn Lưỡng
Thầy Nguyễn văn Ni
Thầy Phan Kỳ Lân

Ghi chú: Cho các bạn thích sửa xe
- Trong giản đồ ơ?
http://www.howstuffworks.com/ignition-system.htm, món số 1 là 1 transformer có vòng nguyên thủy (primary winding) là 12 Volt DC (điện bình xe), vòng biến thế (Secondary winding) có từ 45,000 - 100,000 Volt.  Nguyên tắc đơn giản là dưới điện thế cao, dòng điện sẽ bắn qua 2 chấu bu-gi tạo nên tia lửa (air ionization).  Để tạo ra dòng điện cao thế qua bu-gi, người ta chỉ cần thiết kế ở phía vòng nguyên thủy cách ngắt mở dòng điện 12 Volt DC.  từ đó theo định luật Lenz sẽ có dòng điện cao thế bên vòng kia.
- Ngày xưa vít lửa dùng để ngắt mở dòng điện 12 V. Ngay cả ở vòng điện thế thấp 12 V, mỗi lần đóng mơ? mạch điện, là mỗi lần nẹt lửa cho nên lâu ngày mặt vít lửa bị rỗ mặt không dẫn điện tốt tạo nên tình trạng lửa yếu hay không có lửạ  Ngày nay người ta xài transistor (chất bán dẩn để làm nhiệm vụ đóng mở). Những xe tân kỳ hơn thì xài quang học.  Dụng cụ và cách thiết kế có thay đổi, nhưng nguyên tắc Lenz để đánh lửa thì vẫn không đổi.
-  Tôi vẫn còn sửa xe "chùa" mỗi cuối tuần cho người quen.  Và vẫn còn say mê như thuở nào.

Trở lại Trang Bạn Viết
 
 
  Số người đọc 421729 visitors (1090266 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free