Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Ngâm tho nhu th? nào?
 
Lên mạng ngày 14/10/2008

 
Ngâm thơ như thế nào?

Trần Văn Diên
 
   Tự mình làm thơ, hoặc chọn một bài thơ nào đó thật hay, thông thường chọn 1 bài thơ sống mãi với thời gian mà nhắc đến ai cũng biết thì dễ cho mình hơn.
   Thí dụ bài thơ “Qua Đèo Ngang” của thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ này hoài niệm một triều đại đã qua, thi sĩ nhìn cảnh chiều về ở Đèo Ngang mà tâm sự, viết theo thể thơ Đường, phải diễn ngâm theo điệu Đường Thi.
   Vậy Đường Thi là gì? Lối ngâm này không kéo dài, phải dùng giọng mũi khi ngân nga, có âm hưởng dân ca miền Bắc, lối ngân nga hao hao theo điệu hát chầu văn (hát “chầu” khi cúng đình), hát ả đào, hát quan họ Bắc Ninh, hát trống quân… tùy theo ý mà dùng các điệu dân ca rồi lồng vào thơ. Đấy là thơ Đường. Thơ Đường Luật có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, rất khó làm, mà lại rất dễ ngâm, chỉ biết ngâm bài thơ “Qua Đèo Ngang” thì chúng ta có thể ngâm tất cả những bài Đường Thi. Bài thơ Đường Luật chỉ vỏn vẹn 56 chử người nghe không thấy chán. Tôi không nhớ rõ luật làm thơ Đường
   Thơ lục bát thì dài triền miên 1-   0 B 0 T 0 B
                                                    2- 0 B 0 T 0 B 0 B
                                                    3- 0 B 0 T 0 B
                                                    4- 0 B 0 T 0 B 0 B
B: nghĩa là Bằng cho những chử không dấu và dấu huyền
T: nghĩa là Trắc là những chữ có dấu nặng, hỏi, ngã, sắc
0: là chữ Bằng hay Trắc đều được
Chữ số 6 của câu 1 phải vần với chữ số 6 câu 2, chử số 8 của câu 2 phải vần với chữ số 6 của câu 3, rồi chử số 6 của của câu 3 vần với chữ số 6 của câu 4….tiếp tục vô cùng tận.
    Hồi xưa tôi nghe đài phát thanh Sàigòn hồi xưa rồi nhập tâm qua các chương trình:
 
1-Ca Bắc-Ca Huế của Ban Mai Lĩnh do Hồ Điệp (Bắc) và Hoàng Thư (Huế) phụ trách. Trong chương trình này có hát Chầu Văn, hát Ả Đào, hát quan họ Bắc Ninh… Còn Huế thì có hò Mái Đẩy (khi chèo thuyền), Lý tình tang, lý con sáo…
 
2-Hát Bội Ban Vân Hạt do nghệ sĩ Thành Tôn phụ trách: ngân nga trong hát bội âm hưởng dân ca. Theo lịch sử hát bội xuất xứ từ Qui Nhơn Bình Định. Phong cách biểu diễn hát bội hao hao giống Hồ Quảng của Trung Hoa.
 
3-Thơ Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng sáng lập vào thập 1950, tôi nghe hồi còn nhỏ rồi nhập tâm, ngâm thơ Tao Đàn thiên về dân ca miền Bắc, người ngâm tự soạn từ ý thơ rồi chuyển âm phân đoạn như là một bài nhạc, nghe sao cho êm tai là được, không khéo thì người nghe sẽ chán, đấy là nghệ thuật.
 
4-Phải để ý các điệu ru: Ru con miền Bắc theo lối ngâm Sa Mạc, ru con miền Trung theo điệu hò mái đẩy hay lý con sáo, ru con miền nam theo điệu hò miền nam… thông thường những điệu ru, cổ nhân sáng tác ca dao dùng thể thơ lục bát:
   Thí dụ: 1-ngâm theo sa mạc (bắc):            Con ơi con ngủ cho say
                                                                    Mẹ đi gọi gió cho mây trở về 
               2-ngâm theo lý con sáo (trung)     Ai đem con sáo sang sông
                                                                    Để cho con sáo xổ lồng bay xa
                3-ngâm theo hò miền (nam)          Tay ôm bó mạ ra đồng   
                                                                    Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ thương
 
5. Chương trình cải lương, cổ nhạc, cổ kim hòa điệu…
   Vào đầu thập niên 1930 thì thơ mới xuất hiện, vì thơ Đường hay lục bát phải theo luật, khó làm quá. Thơ mới nghĩ sao ghi vậy không cần vận, có khi vận từ chữ sau cùng câu 1 với 2, 3 với 4; 1 với 3, 2 với 4; 1 với 4, 2 với 3… Có khi thơ mới là thơ Đường biến thể hay Lục Bát biến thể… có 3 bài tiêu biểu trong lúc này là: Tình Già (thi sĩ Phan Khôi, Ông Đồ (thi sĩ Vũ Đình Liên), Đi Chùa Hương (thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp). Ngâm 1 bài thơ mới khó hơn ngâm thơ Đường Thi hay thơ Lục Bát, vì ở đây mình phải tự tạo tiết tấu.       
   Như tôi đã trình bày ở trên “ngâm thơ” là một điệu nhạc của “dân ca” từ Bắc, Trung hay Nam. Chắc chắn “dân ca” thì có tên nhạc sĩ sáng tác bị quên lãng, mà “dân ca” không “bị quên” vì “dân ca” rất hay nên còn mãi với thời gian nhờ “truyền khẩu”.
   Theo tin trên internet: Hiện thời hằng năm vào ngày 11-01 âm lịch ở Bắc Ninh có hội hát Quan Họ kéo dài 5 ngày. Mỗi năm có cuộc thi Hát Chèo ở miền Bắc trong tháng 3 âm lịch, những người chấm giải không được đưa bài sáng tác của mình vào cuộc thi. Miền Trung có phục hồi Hát Bội Bình Định. Miền Nam vào thập niên 1980 có tổ chức đại hội “Hò”…
   Tóm lại:
   Ngâm thơ là một nghệ thuật, người ngâm thơ phải hòa vào ý của bài thơ. Để ý đến khi ngân dài ở chữ có vần trắc thì phải nhờ phụ âm, ngân dài chổ có chữ bằng thì thông thả có nhờ âm phụ hay không nhờ âm phụ đều nghe êm tai.
   Phải biết giọng của mình ở “tone” nào, giọng của tôi ở “tone” “do”, khi trình diễn phải biến đổi nhịp nhàng chia ra 1 đoạn “do” trung, rồi 1 đoạn “do” cao… để người nghe không thấy ngán “chán”.      
    Chọn thể điệu dân ca nào để lồng vào bài thơ khi ngâm thơ, dân ca là một bài nhạc không “chết” với thời gian thì “ngâm thơ” cũng như “dân ca” là một bài nhạc tuyệt hảo.
    Trình diễn ngâm thơ không khéo sẽ làm lu mờ tên tác giả.
    Khi dự tính giúp vui “ngâm thơ” trong sinh hoạt ngày 30-08-2008 của cựu học sinh trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Tôi đã “on air” qua phone:1-Đường Thi,2-Lý Tình Tang và 3-Hò Miền Nam. Thì được nghe ý kiến: già, buồn và Hò Miền Nam… Tôi nhanh nhẹn đổi ý “thôi để tôi trình diễn lối thơ Tao Đàn nghe sang hơn”. Hôm ấy tôi trình bày 1 bài thơ lục bát theo lối Thơ Tao Đàn dài 22 câu (11 cặp lục bát) xong bài thơ không ai hay và chả ai vổ tay, tôi phải bắt vô vọng cổ lúc ấy kháng thính giả mới biết là phải vổ tay ngay khi xuống vọng cổ. Vì ít ai ngâm thơ theo điệu Tao Đàn mà hát rành vọng cổ. Vì như tôi đã trình bày ở trên ngâm thơ Tao Đàn là âm hưởng dân ca miền Bắc, mà vọng cổ là dân ca đồng bằng sông Cửu Long. Phải phát âm được tất cả các điệu dân ca là như vậy.          
 
Chúc các bạn thành công,
 
Garland Texas, ngày 09-10-2008
Trần Văn Diên
Học sinh Công Thôn 70-73 NLS Cần Thơ  
4113 Upland Way
Garland,TX 75041 USA
Phone: 469-258-7570
Email: dvt3768@yahoo.com  
 
 
 
 
 
  Số người đọc 423422 visitors (1094605 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free