Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Giai thoại về bản hát Auld Lang Syne
 
Lên mạng ngày 10/12/2008

GIAI THOẠI VỀ BÀI HÁT “AULD LANG SYNE”
 
    Ở Hoa Kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem tivi. Chương trình đón năm mới ở quảng trường Time Square, New York, chủ đích là xem cảnh dân chúng theo dỏi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát “Auld Lang Syne”.
 Rất nhiều người thắc mắc xuất xứ của bài hát nầy, ai ai cũng nghe điệu hát rất quen thuộc “Tạm biệt” hay “Ce n’est Qu’un au-revoir” mỗi khi chia tay bãi trường hay tan lửa trại. Thậm chí điệu hát này được trẻ em Việt Nam đặt lời rất dễ nhớ: “Tò te… Rô Be đánh đu, Tạc Răn nhảy dù… Thằng Lùn bắn súng… chết cha Con Ma nào đây? Thằng Tây hết hồn! thằn lằn cụt đuôi…”
   Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Scotland nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ “Auld Lang Syne” nếu dịch ra tiếng Anh là “Times Gone By”, nói theo tiếng Việt có nghĩa là “Cái thuở năm xửa năm xưa”.
 Điều rất lạ thứ nhất là dù thiên hạ không biết chút xíu gì về ngôn ngữ Scotland, nhưng khi thưởng thức điệu nhạc bình dị quyến rũ này đã thấm sâu tức thì vào tâm trí người nghe, chỉ cần nghe một lần là nhớ ngay giai điệu của bài hát, đây là điều độc đáo có một không hai của bài hát “Auld Lang Syne”.
   Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp mọi nơi trên hoàn cầu nhưng giai điệu của bài hát “Auld Lang Syne” lại được hát vào những dịp khác nhau.
   Và cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để mừng đón một niềm vui mới đến, nhưng về sau bài hát “Auld Lang Syne” lại được sử dụng để ngậm ngùi tiển đưa một điều luyến tiếc.
      Bài hát “Auld Lang Syne” do thi hào kiêm nhạc sĩ tài danh Scotland là Robert Burns ký âm bài dân ca của xứ này. Robert Burns ghi bài ca nguyên thủy gửi đến viện  bảo tàng Anh Quốc với những lời ghi chú: Bài hát  sau đây, một bài rất cổ, cổ  nhất, tôi ghi lại đây từ tiếng hát của một cụ già lớn tuổi nhất vùng ở đồng quê xa xôi của xứ tôi là nước Scotland.
Robert Burns cũng là thi hào nặng tình dân tộc của người Scotland như Nguyễn Du ở Việt Nam. Ông sinh năm 1759, chết 1796 lúc 37 tuổi. Ảnh hưởng thi ca của  ông ở Anh Quốc kéo dài 2 thế kỷ sau với tinh thần thi ca lãng mạng và lòng yêu quê hương vô tận. Ông còn viết bài “Scots Who Hae” một thời được dân Scotland dùng làm bài quốc ca. Thi hào nhạc sĩ Robert Burns dịch từ thổ âm Scotland bài hát “Auld Lang Syne” sang Anh Ngữ như sau đây:
 
1.Should auld acquaintance be forgot,     For auld lang syne, my dear,
 And never brought to mind?                  For auld lang syne,
 Should auld acquaintance be forgot,     We’ll tak a cup o’kindness yet,
 And auld lang syne?                              For auld lang syne.
 For auld lang syne, my dear,     4.We twa hae paidled i’the burn,
 For auld lang syne,                      Frae morning sun till dine;
 We’ll tak a cup o’kindness yet,   But seas between us braid hae roared.
 For auld lang syne.                    Sin’auld lang syne.
2.And surely ye’ll be your pint-stowp,     For auld lang syne, my dear,
 And surely I’ll be mine!                         For auld lang syne,
 And we’ll tak a cup o’kindness yet,       We’ll tak a cup o’kindness yet,
 For auld lang syne.                                 For auld lang syne.
 For auld lang syne, my dear,   5.And there’s a hand, my trusty fiere,
 For auld lang syne,                    And gie’s a hand o’thine!
 We’ll tak a cup o’kindness yet, And we’ll tak a right guid-willie waught
 For auld lang syne.                   For auld lang syne.
3.We twa hae run about the braes,           For auld lang syne, my dear,
 And pu’d the gowans fine;                      For auld lang syne,
 But we’ve wandered mony a weary fit   We’ll tak a cup o’kindness yet,
 Sin’auld lang syne.                                  For auld lang syne.
  
 
 Đây là một loại hát dân ca xưa (ballad) Scotland, ý nghĩa là hai bạn thân lâu ngày gặp lại nhau, rồi cùng uống rượu với điều kiện cả hai cùng trả tiền, vừa nhậu vừa nhắc lại kỷ niệm xưa nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối… Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì cùng nhau nâng ly 100% đến khi 1 trong 2 hay cả 2 gục cần thì mới xong tiệc. Theo phong tục xưa người Scotland hát bài hát này vào dịp giao thừa (Hogmanay).
  Nhạc trưởng Guy Lombarbo đã phổ biến bài hát này vào thời điểm giao
thừa dương lịch trên đài phát thanh thủ đô Scotland bắt đầu từ năm 1929. Nhưng không phải vị nhạc trưởng này là người tiên khởi tạo nên tục lệ.
   Căn cứ theo tài liệu đăng trên tờ báo ProQuest ngược dòng lại đến năm 1896, dân chúng đón giao thừa ở hai bên bờ đại dương đã từng dùng điệu nhạc trong bài hát “Auld Lang Syne” của Robert Burns từ lâu và đã trở thành tục lệ hẳn hoi rồi. Khi lan truyền từ khắp nơi thì bài hát trổi lên ở những khung cảnh không giống nhau: Ở Đài Loan hát vào dịp sinh viên tốt nhiệp (xong việc học), đám ma (vĩnh biệt). Ở Nhật, trong các siêu thị bài hát này trổi lên nhắc nhở khách hàng sắp đến giờ đóng cửa. Ở AnhQuốc là bài hiệu lúc bế mạc đại hội thường niên về mậu dịch. Nam Hàn Quốc dùng bài hát này là bài quốc ca trước khi dùng bài quốc ca hiện thời Aegukga. Xứ Maldives với bản quốc ca tên là Gaumii Salaam dùng nhạc của bài “Auld Lang Syne”. Ở Bồ Đào Nha, Pháp và Việt Nam dùng bài ca này khi tạm biệt nhau. Ấn Độ, tiễn tân binh rời khán đài thì bài hát này trổi lên, tất cả bước thật chậm.khi
   Bài hát “Auld Lang Syne” là nhạc đệm cho phim “La Vase dans l’ombre” vai chánh với nam diễn  viên gạo cội Robert Taylor và nữ diễn viên lừng danh Vivien Leigh.
 Trước đó, phim “It’s a WonderfulLife” đã dùng bài hát này với sự  diễn xuất của nam diễn viên bật nhất James Steward và tài tử sáng giá cô Donna Reed, rất cảm động cao điểm vào hồi kết.
   Bài “Auld Lang Syne” có điệu hát thân quen khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên ít ai để ý đến xuất xứ của bài hát là dân ca cổ nước Scotland và cố thi hào nhạc sĩ Robert Burns.    Bài hát trứ danh này khi trổi lên thì mọi người đều biết ngay, mà chẳng ai hiểu gì về nó như câu nói của người Anh: “the song that nobody knows!”.
 
 Trần Văn Diên, sưu tập ngày 08-08-08
              
Trích từ Đăc San "Trường Cũ Tình Xưa" trang 74

Cước chú: Xin mời nghe bài:
Hẹn Ngày Tái Ngộ
Lời Việt và giọng hát: Nguyễn Hoàng Tân
Hình ảnh thiết kế: Trần Đăng Hồng
Bạn ơi anh em bốn phương, cùng nhau trỡ về hợp mặt thân ái
Chúng ta chung mái trường xưa, từ khi giả từ bây giờ gặp nhau
Từ khi không gian cách ngăn, bạn ơi nhớ về Trường NLS
Nhớ nhau không ngăn lệ rơi, làm tôi tiếc hoài cuộc đời học sinh
Một mai khi ta nhớ nhau, hẹn mai chúng mình tìm về quê củ
Mổi năm khi hoa phượng rơi, bạn ơi hãy về gặp lại trường xưa !!!
 
 
 
  Số người đọc 419649 visitors (1084837 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free