Lên mạng ngày 28/9/2008
NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT
CẦN LUYỆN TẬP
Nguyễn Thị Diệu Hồng
1. DỊU HIỀN-
Dịu hiền là bí quyết để thành công khi giao tế. Hằng ngày khi giao tế , gặp biết bao nhiêu điều làm cho bạn nỗi nóng, giận hờn, trở nên khó tính , cằn nhằn. Bạn phải trấn áp tính tình khi nó hung dữ và phải dịu hiền với mọi người trong mọi trường hợp. Hãy chào hỏi mọi người bằng một nụ cười, hãy vui vẽ bàn cải với họ như bạn thân.
2. NHỊN-
Những hạng người nóng nãy, cộc cằn hay cãi lộn, hay trả đủa, hay nói chua chát, nói móc lò, vạch lá tìm sâu kẻ khác là làm cho ý chí mình tổn thương. Còn những người biết nhịn nhục là làm cho mình gia tăng nghị lực và ý chí mạnh mẽ hơn. Một câu nhịn chín câu lành , sẽ tránh được sự đổ vở tai hại . Vậy nhịn là một đức tính tốt cần phải được rèn luyện.
3- KIÊN NHẨN-
Phải kiên nhẩn để thực hiện cho được mục tiêu mình đề ra,không nôn nao,không sốt ruột Luôn luôn kiên nhẩn khi sửa đổi con cái, đừng mong rằng chúng sửa đổi và ngoan ngõan trong thời gian ngắn một vài ngày. Luôn giữ thái độ bình tỉnh, sáng suốt để tập trung và cương quyết dạy dỗ . Không bao giờ chấp nhận bất cứ hành động nào , lời nói nào thiếu lễ độ của con cái. Và làm một việc gì cũng cần sự kiên nhẩn. Có kiên nhẩn mới có thể hoàn tất tốt đẹp mọi ước mơ của mình.
4- CHỊU KHÓ-
Người nhược chí là người ham vui, thích cuộc sống dễ dãi và chỉ lo tìm đủ thứ sung sướng cho mình. Người phóng dật không có tương lai, sớm muộn gì cũng khốn khổ. Người chịu khó học hành hay làm ăn phải cố gắng chịu đựng vượt qua những khó khăn để xây dựng tương lai, mà không nên than van và đau khổ. Thật vậy, nhờ chịu khó mà nhiều người nghèo khỗ đã làm nên đại nghiệp, giàu sang danh vọng.
5- LÀM VIỆC LIÊN TỤC-
Phải chiến thắng tính làm biếng, tính hay thay đổi để trở nên già dặn và khôn ngoan hơn. Phải chiến thắng những phút giây nặng nhọc , buồn rầu, tủi phận để vương đến sự thành công. Do đó ta phải làm việc liên tục, phải phấn đấu liên tục với những dự định ta đã vạch ra. Không nên rũ liệt trên giường ngũ dài lâu, chìm đắm trong sự lười biếng và những trò chơi vô tích sự. Vui vẻ và phấn đấu làm việc không ngừng để co thể đạt được kết quả ta mong muốn.Và sự làm việc mới được người khác kính trọng.
6- ĐIỀM ĐẠM và TRẦM TỈNH-
Chúng ta có thể có những tật bẩm sinh, khó kiềm hãm được như: Tâm hồn náo động, tính nóng nãy, tính cộc cằn, tính hung dữ, tính nói nhiều, tính khoe khoang. Bên ngoài thể hiện những điệu bộ khó coi, bộp chộp, vụt chạt, hối hả trong khi đi đứng, nói năng và cả khi ăn uống nữa. Những tật này rất xấu cần được sửa đổi. Vậy chúng ta cần phải tập trấn tỉnh, kiềm hãm những náo loạn trong tâm và những hành vi thô lỗ bên ngoài bằng cách tậpThiền quán để thanh lọc tâm , để thấy rõ chính mình hơn. Phải tập ăn, tập nói, tập đi đứng trong điềm tỉnh dần dần Tính tình ta sẽ tốt như ta muốn.
7. ĐÚNG GIỜ.
Mọi sinh hoạt trong cuộc sống, từ việc học hành đến công việc làm, chúng ta phải có giờ giấc rõ ràng để không mất thì giờ. Giờ đi học, giờ đi làm việc, giờ hẹn, giờ đi họp, giờ giải trí, giờ mỡ tiệc, giờ đám cưới.v.v. Tất cả cần phải được tôn trọng giờ giấc, tranh thủ phải đến đúng giờ qui định, không nên làm phiền đến người khác phải chờ đợi mình và có thiệt hại đến công việc riêng của chính mình. Nên nhớ thì gìờ là quan trọng.
8. HÃM KHẨU HAY THINH LẶNG-
Thinh lặng không có nghĩa là phải câm không được nói mà là giảm bớt tốc độ nói lại mà thôi. Không có gì hại và xấu tính cho bằng gìà mồm. Nói nhiều thường nói sai vì không kịp suy nghĩ, những người này khó ảnh hưởng được người khác mà trái lại dễ bị ảnh hưởng của người khác. Thinh lặng khiến ý chí tập trung, lời nói ra có suy nghĩ, ý chí mạnh mẽ hơn, lời nói có giá trị với người đang nghe. Bởi vậy người nói ít thường có tinh thần sáng suốt quyết đoán nhanh chóng, mạnh mẽ, có cử chỉ nói năng bình tỉnh , rõ ràng và khúc chiết hơn người nói nhiều.
Khi nói chuyện với ai ta nên ngó ngay mặt và mĩm cười hay nghiêm trang tùy theo câu chuyện nhưng phải lắng nghe một cách ân cần để tỏ lòng kính trọng với người mình đang đối thoại. Luôn kiểm soát những lời nói ra phải rõ ràng và thành thật. Tránh nói nhiều về mình.
9. CÓ ÓC SÁNG KIẾN-
Học Thầy để có tri thức nhưng luôn trao dồi óc sáng kiến. Đọc nhiều sách dể tìm tòi và chịu khó làm việc để phát huy sáng kiến.
Cương quyết canh tân nghề nghiệp, trao dồi khả năng khi làm việc, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với bạn bè
10. LUYỆN TÍNH DỨT KHÓAT-
Không nên để đầu óc chìm đắm trong sự đa nghi, bối rối, lưỡng lự.
Phải phân tích rõ ràng mọi việc hơn thiệt và quyết định dứt khoát.
Không nên lừng khừng, dễ thất bại.
11. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG.
Đời sống phải có mục đích hay lý tưởng thì cuộc sống mới co ý nghĩa. Mục đích sẽ xác nhận điều ta nên làm và điều ta không nên làm.
Phải có kế hoạch lâu dài, rõ ràng cho mục tiêu hay lý tưởng của mình. Và phải ghi trên giấy tờ và sau đó phải cố gắng thực hiện cho kỳ được những gì ta muốn làm.
12. RÈN LUYỆN Ý CHÍ-
Ý chí là khả năng lựa chọn và quyết định làm một việc gì.
Người có ý chí là người giàu nghị lực có tính quả quyết, mỗi lời nói như đinh đóng, một khi đã lựa chọn hay quyết định rồi , không hề thay đổi, đi đứng hùng dũng, có chí khí anh hùng. Nên chọn việc khó để làm mà không nên tránh việc khó mà làm việc dễ. Việc khó mới có cơ hội thành công lớn.
13. VÂNG LỜI-
Tính vâng lời rất quan trọng trong đời sống . Ở trong nhà phải vâng lời cha mẹ , ông bà . Đến trường vâng lời thầy cô giáo, và những người làm công tác giáo dục để mưu tìm những điều lợi lộc cho ta một cách tín nhiệm và yêu quí. Đi làm phải tuân theo nội qui của hảng xưởng. Ngoài xã hội phải tôn trọng luật pháp. Ta phải tập bỏ ý riêng của mình để hội nhập vào môi trường chung quanh. Đối với người lảnh đạo, phải biết vâng lời , thì mới làm cho người khác vâng lời ta được. Biết vâng lời là người khôn ngoan.
Người không vâng lời , ngoan cố ưa cải lại thường làm cho người ta ghét mình và tìm cách haị mình.
14. NHU MÌ-
Là đức tính mềm mại, dịu dàng, khoan dung. Người nhu mì không oán trời, trách người, biết phục thiện, nhận lỗi và cám ơn chứ không giận hờn, chống chế. Người nhu mì có nội tâm rất mạnh, dễ dàng chế ngự cơn giận, âm thầm làm việc và không gây oán với ai.
15. KHIÊM NHƯỜNG.
Đây là đức tính rất tốt cần rèn luyện. Khiêm nhường là biết coi trọng người khác, sẵn sàng học hỏi , biết nhận lỗi hay khuyết điểm của mình. Người khiêm nhường làm vui lòng người khác và sống trong hòa khí vui vẻ, không tranh thắng, không cải cọ, có bản lảnh và cư xử rất ôn nhu khiêm tốn , không khoe khoang.
16. VỊ THA-
Vị tha là vì người khác. Người vị tha luôn nghĩ đến quyền lợi của người khác. Sẵn sàng chịu thiệt để người khác được lợi. Là một yếu tố cực kỳ then chốt trong đời sống thế gian, Mỗi ngày hãy tự nhắc nhỡ mình:” Hãy có một thái độ vị tha, chắc chắn nhiều ân phước sẽ đến với chúng ta”.
17. TỪ BI.
Từ là tốt bụng mong cho người khác được vui sướng. Người có lòng Từ thì hay tha thứ, không giận , không hận một ai. Bi là thương xót sẵn sàng chia xẽ mọi khổ đau của người khác. Người có lòng Bi thì chăm lo bố thí, không tham lam, không keo kiệt. Người có lòng Từ Bi thích cứu khổ, ban vui, có lòng thương người, thương chúng sinh.
18. TRÁCH NHIỆM.
Gánh vác một trọng trách, lảnh một nhiệm vụ hay một công tác nào đó, người có trách nhiệm là người luôn lo làm cho xong việc mà mình đã nhận lãmh một cách hoàn mỹ, tốt đẹp. Người có trách nhiệm luôn biết chu toàn bổn phận với gia đình, với cha mẹ và ngoài xã hội .
19. THÁO VÁC.
Tháo là gỡ ra, vác là mang đi. Tháo vác là khả năng giải quyết mọi khó khăn, mọi rắc rối của cuộc đời. Người tháo vác là người xông xáo, việc gì cũng làm được, cũng gỉải quyết được tốt đẹp. Người chồng tháo vác thì vợ và con được nhờ. Người vợ tháo vác thì chồng và con được nhờ. Người tháo vác luôn hăng hái, vui vẻ làm việc.
20. CẨN MẬT.
Cẩn mật là tính thận trọng trong lời nói lẫn hành động, không muốn bị sơ sót, đồng thời cũng lo giữ gìn không tiết lộ những việc mình làm hay những điều mình biết làm hại đến mình, đến người khác, đến quốc gia....
Trên đây là một số đức tính chúng ta nên cố gắng luyện tập để luôn luôn sống lạc quan, hy vọng và giữ niềm tin, tìm cách cải tiến bản thân mỗi ngày một đẹp hơn để thành công . Tôi xin gởi tặng đến các bạn và các em để suy ngẫm ./.
Orlando, 9 /25 /2008
Nguyễn thị Diệu Hồng
GS THNLS Cần Thơ
Hiệu Trưởng THNLS Ninh Thuận
Trở về Trang BẠN VIẾT