Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Hoài niệm Công Thôn
 
Lên mạng ngày 21/1/2009

HOÀI NIỆM CÔNG THÔN
Thầy Huỳnh Thông Minh
      
                                         Lời Phi Lộ:
     Khi nói và viết lại chuyện dĩ vãng thì tâm  trí mình cố nhớ và ghi lại hết những chi tiết còn nằm trong tiềm thức. Chúng ta không làm sao nhớ hết thời quá khứ, nhớ thì chắc là có nhớ đấy, nhớ bấy nhiêu thì ghi lại trên Đặc San Trường Cũ Tình Xưa này. Ai ai cũng có lịch sử đời mình. Có người ví rằng thời gian như gió qua, thì tính từ năm 1970 đến nay gió đã thổi gần 14 ngàn ngày qua lớp10 Công Thôn kể từ khi tôi dạy một nhóm học sinh trong lớp này môn thực hành nông trại.
     
   Ngôi trường làng được bao bọc bởi hàng rào dâm bụt trổ hoa đầy sắc màu rực rở trong ánh nắng ban mai, những cành hoa đỏ căng đầy sức sống. Sân trường được lát gạch sạch và đẹp. Tiếng đá banh bìn bịt của học sinh trong giờ ra chơi hòa với tiếng cười đùa hồn nhiên huyên náo linh hoạt đầy nhựa sống của tuổi thơ.
   Trong một quán cốc bán nước giải khát, một bàn gỗ nhỏ và cái ghế cốc hiện diện một ông cụ tóc bạc màu, thân hình mảnh mai, lưng còm với đôi mắt sáng. Đấy là ông giáo già, ông đang chăm chú nhìn học sinh nô đùa trong giờ ra chơi mà vui lây với lứa tuổi hồn nhiên.
   Bổng tiếng trống trường vang lên, tất cả học sinh sắp hàng vào lớp. Không khí ồn ào giờ đây nhường lại cho sự yên lặng, văng vẳng vang lên tiếng đọc bài, lời thầy cô giảng dạy, rồi nghe rõ mồn một tiếng thước gỏ trên bàn.
   Ông giáo uống vội tách cà phê rồi đứng dậy tìm chiếc gậy để quay về. Trên con đường nhỏ quanh co có bóng mát của hàng tre cao thẳng tắp nghe tiếng gió thổi rì rào hòa với tiếng chim hót, không khí trong lành mang đầy mùi hương của hoa lá khiến ông hưng phấn hồi ức thời còn trẻ. Thời ấy đẹp quá. Bối cảnh hiện về là hình ảnh khuôn viên ngôi trường nằm theo đại lộ Hai Bà Trưng và Lộ Hai Muơi. Đấy là địa giới của ngôi trường Nông Lâm Súc Cần Thơ.
   Thành lập từ năm 1963, Khi ấy trường tuyển học viên thi vào lớp Đệ 
Ngũ và lớp Đệ Tam. Học viên hoàn tất lớp Đệ Ngũ và lớp Đệ Tứ có thể ghi danh vào khóa Huấn Sự để trở thành chuyên gia nông nghiệp nồng cốt hay tiếp tục lên Đệ Tam. Học viên hoàn tất 3 năm học lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị và lớp Đệ Nhất được tuyển vào lớp Kiểm Sự để trở thành chuyên gia nông nghiệp hữu hiệu hay tiếp tục vào đại học theo các ngành
học Kỹ Sư, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa, Y Khoa, Kinh Tế… ở bất  cứ trường đại học nào trên toàn quốc. Đấy chính là nét đặc trưng ưu đãi cho học viên chuyên ngành Nông Lâm Súc.
   Niên khóa 1970-1971 tôi hướng dẫn một nhóm học viên gồm nam và nữ của lớp 10 Công Thôn môn thực hành nông trại. Cũng từ niên học này học viên bắt đầu mặc đồng phục áo màu nâu đặc trưng của Nông Lâm Súc. Đấy là màu đất phù sa biểu tượng cho nguồn sống. Học viên Công Thôn của tôi ngoan ngoãn, siêng năng, chăm chỉ học hành. Bởi vậy tất cả đều thành tài đổ đạt nên người.     
   Sáng nay vẫn như mọi ngày, vẫn cái bàn cũ kỹ, chiếc ghế cốc và ly cà phê đen, ông giáo già vẫn ngồi quay mặt về hướng sân trường. Mặt trời đã lên cao tỏa ánh sáng chiếu lấp lánh trên những cánh hoa dâm bụt. Hôm nay sân trường im lặng, vắng đi tiếng ê a đọc bài, không nghe tiếng thước kẻ trên bàn. Ông buồn rười rượi nhìn vào xa xăm.
   Chủ quán cho ông biết bây giờ là mùa bãi trường. Ông giáo già ngồi trầm ngâm, mắt long lanh đôi ngấn lệ. Ông vội tìm chiếc gậy quay về quên uống hết ly cà phê đang bốc khói.
   Vẫn con đường nầy, hàng tre đó, chim vẫn hót, vẫn không khí trong lành với ngạt ngào hương thơm từ hoa lá, ông cảm thấy cô đơn, vắng lặng. Tâm ông vững tin là ngày tựu trường sẽ đến. Ông giáo Nông Lâm Súc muốn nhìn lại học sinh thân yêu của mình.
   Ông đang hoài niệm tình Nông Lâm Súc cảm thấy hồn vui lên, lòng ấm lại, yêu đời hơn và mong ước một ngày gần đây sẽ gặp lại bạn bè đồng nghiệp và học sinh thân thương thuở nào. Ông tin vững chắc là như thế. 
 
Thầy Huỳnh Thông Minh, viết tại Bình Minh ngày 20-09-2008
 
Trường Cũ Tình Xưa trang 27-28

Trở về Trang BẠN VIẾT
 
 
  Số người đọc 400977 visitors (1039067 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free