Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Con cò trắng
 
Lên mạng ngày 16/5/2009

http://depts.washington.edu/natmap/facts/great_blue_heron_712.html

CON CÒ TRẮNG
 
Không nhớ rõ là vào năm tháng xa xưa nào, tôi có dịp nghe một bà mẹ ru con:
.
 Con cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi ông vớt tôi nao
 Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
 Có xáo thì xáo nước trong
 Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
.
Và không hiểu tại sao tôi không bao giờ quên được bài ca dao ru em này. Nhưng chắc chắn một điều là tôi đã không hiểu nó ngay từ lúc mới nghe, và cho đến bây giờ gần hết một đời người vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ 100% bài ca dao này.
.
Lần nghe đầu tiên, lúc đó tôi vào khoảng 5-6 tuổi gì đó, chỉ nghe âm điệu ngùi ngùi của bài ca dao này mà tự dưng nhớ mãi trong ký ức.  Mãi đến năm 10-11 tuổi gì đó, lúc đó bà mẹ tôi hay nghe cải lương trên đài phát thanh Sàigòn, tôi lại nghe nữ nghệ sĩ cải lương Ngọc Hương trong tuồng Con Cò trắng của soạn giả Thu An ngân nga lại bài ca dao nàỵ  Trong bối cảnh của tuồng cải lương, nghệ sĩ Ngọc Hương đóng vai một bà mẹ bán thân để nuôi miệng mình và con (không nhớ 1, 2, hay là 3 con).  Bà mẹ ăn sương này bị bắt và bà năn nỉ người ta tha cho hoặc giấu nhẹm sự tai tiếng.  Lúc đó tôi tự cho là đã thấu hiểu bài ca dao này.  Nhưng với tuổi đời chồng chất, tôi lại khám phá ra có những cái khó hiểu trong bài ca dao này nhất là nghĩa đen.
.
Dưới đây là những điều tôi hiểu được: 
Hai câu đầu:  Cò bao giờ trông cũng ốm yếu mãnh mai. Tác giả của bài ca dao này đã nhân cách hóa và ví von hình ảnh con cò với bà mẹ VN. Khác với con vạc hay đi ăn đêm, con cò luôn đi kiếm ăn ban ngàỵ  Do đó con cò đi ăn đêm là một điều trái với sự thường tình.  Cộng với sự khác thường này là một sự rủi ro hiếm thấy vì con cò rất nhẹ, rất khó mà làm gãy cành cây nó đậu. Hai câu chót: hiểu đơn giản là chết cho thơm.  Tôi xin cám ơn tuồng cải lương Con Cò Trắng.
.
Và dưới đây là những điều tôi vẫn chưa hiểu 100% được:
Câu 3: Ông ơi ông vớt tôi nao. Xét về ngữ pháp thì chữ nao trong câu là trạng từ cho động từ vớt.  Tôi nghĩ chổ này phải là "Ông ơi ông vớt tôi mau" là đúng nhất.  Nếu tôi không lầm thì chữ nao trong tiếng Việt dùng rất ít, và để chỉ nơi chốn (đi về nơi nao, trăng phương naọ..). Hay là ngày xưa đã du nhập chữ Now trong Anh ngữ?
Câu 4: Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Không biết người dân miền Trung hay Bắc có món xáo hay không.  Riêng tôi là dân Nam rặt ri chỉ biết các món khìa, kho, chiên, xào, hầm.  Nếu có bạn nào, chắc có lẽ phải nhờ cô giáo gia chánh Cẩm Hồng bày cho món cò xáo măng.

*************************************************
Đó là hình ảnh đáng thương đáng yêu của con cò ngày xưa. Ngày nay, hình ảnh cò rất đáng ghét và đáng giận. Cò ngày nay rất đa dạng, biến hóa, và hống hách: cò nhà, cò đất, cò giao thông, cái gì ở VN cũng có cò. Chổ nào có rắc rối là có cò.

Thông
Công Thôn 71-74

Trở lại Trang Bạn Viết
 
 
  Số người đọc 419682 visitors (1084874 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free