MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 29/12/2008
“CÚP CUA” ĐI CHỢ TẾT
Sắp đến Tết rồi! Sắp đến tết rồi!
Ngồi học không có yên...cúp cua đi chợ tết ...
Hôm nay 24 Tết rồi, mà nhà trường vẫn chưa đóng cửa. Thật buồn ghê! Mọi người trong lòng nôn nao, làm sao mà ngồi yên học với hành cho nổi đây? Quí thầy cô kính yêu của mình rất thông cảm nổi lòng của đám học trò nên cũng " thả dàn": đứa thì rút quân về quê ăn tết sớm. Đứa thì lặn ở nhà phụ ba mẹ buôn bán hoặc dọn dẹp nhà cửa. Riêng bọn "Thập Long Công Chúa" lớp Tứ B do Kim Thu "lãnh đạo" thì cúp cua đi chợ tết và du thuyền dọc theo sông Cái Răng thật vô cùng thú vị!
Lớp chúng tôi gồm năm mươi tên: bốn mươi nam "trâu bò" và mười nữ"công chúa"( sorry nhen các anh bạn trong đó có Phạm Ngọc Liễu). Lớp trưởng là Nguyễn văn Cao, lớp phó là Trần thị Thịnh, tuy nhiên khi đi chơi thì Kim Thu luôn "xếp sòng".
- Các bạn tập trung tại nhà KimThu đúng 6 giờ nhen! Đi sớm để kịp con nước... ( chỉ huy trưởng ra lệnh)
Các bạn Bích Thu, Ngọc Thanh, Út Thái, Kim Hoa, Ánh Tuyết, Thẩm, tập trung nhà Thịnh, rồi kéo róc vô Lang và Dững ( chợ Tham Tướng). Từ đó thả dần vào Kim Thu ( cầu Đầu sấu) đúng y như giờ đã hẹn. Đến nơi, mọi người hân hoan chào hỏi qua lại xong, Kim Thu và em trai- bé Bình- vội vã đi qua hàng xóm mướn xuồng. Chẳng mấy chốc Kim thu về tới.
- Giờ mời mấy bồ xuống xuồng đi! ( Kim Thu)
Tụi nầy chào ba má Kim Thu, bác gái còn nhắc:" Tụi con đi chơi vui nhen, nhớ về sơm sớm!"
Vì xuồng nhỏ quá nên Kim Thu phải mướn hai chiếc, một chiếc do sếp chèo, còn chiếc kia giao cho bé Bình. Chị Kim Thu nhà mình nghĩ lại cũng gan ghê nha! Dân trâu bò không phải ai cũng biết bơi hết đâu mà dám tổ chức đi chơi bằng xuồng con thế nầy? Sông Cái răng cũng không đến đổi cạn? Nói thì nói vậy chứ, hai tay chèo rất " nghề," xuồng lướt trên mặt nước bon bon. Có sao đâu! Những khuôn mặt hí hởn nhìn nhau cười thích thú vì lần đầu tiên được đi chơi thế nầy!
Sau khi neo xuồng, giao cho Bình, Thập Long Công Chúa tản bộ lên chợ. Chợ Cái Răng nằm hướng nam thành phố Cầnthơ khoảng 5-6 km. Đường bộ thì phải qua cầu Cái Răng. Bơi xuồng thì chỉ cần 15 phút là vượt ngang qua sông khỏe re thôi! Mỗi năm một lần, dù giàu hay nghèo ai ai cũng đi chợ mua sắm để chuẩn bị tết như: hoa kiển, dưa hấu, trái cây ngủ quả,quít, sung, dừa, đủ, xài...và nhiều loại trái cây khác. Đủ loại bánh: bánh phồng, bánh tráng, bánh tổ, bánh ít, bánh tét, bánh chưn...bánh in, mứt đủ loại, hạt dưa , dưa cải, dưa kiệu...lạp xưởng, tôm khô...một vài kết bia, nước ngọt... cũng không quên vài phong pháo, vài xấp bao lì xì, bộ Bầu Cua Cá Cọp, hay lô tô...bài tứ sắc, bài cách tê...Rồi thì đến quần áo vải sồ, giày dép...và đủ thứ khác để trang hoàng nhà cửa... Do nhu cầu đó mà chợ nào cũng tấp nập kẻ bán người mua. Chưa kể, khoảng 25-26 tết lại có chợ đêm nữa chứ! Nghĩa là bán suốt không ngừng nghỉ, chu choa ơi ăn chi cho mệt thế!!!
Vì đây là thổ địa của Kim Thu, nên tụi nầy đi theo nàng như "tài lọt" thôi. Từ từ khinh xuống xuồng: một bó mía thanh diệu thật ngon, mấy chục gói xôi, mấy chục bắp trái, bánh tét, bánh cam, hột dưa... dưa hấu, bưởi, cam, quít... chị Thu chu đáo lắm, tha hồ mua cho cả bọn ăn suốt ngày !
Thức ăn được chia đều cho hai xuồng xong, xuồng được nhổ neo rời bến. Mặt trời lên khá cao, gió Xuân mác mác thổi về, làm mặt nước gợn những con sóng nho nhỏ lăng tăng. Ai đó có bổn phận chèo thuyền thì cứ chèo. Bọn còn lại thì bài biện bánh trái ra ăn.
- Thẩm ơi, đói thì đói cũng đừng ngốn nha bạn! ( Bích Thu)
Bích Thu coi như lớn nhứt trong đám, rất hiền, chăm sóc. Tuy nhiên cũng bị lũ em út ăn hiếp hoài. Thẩm thì xấu chứng đói nổi tiếng, ai nói chuyện đùa cợt mặc kệ, chị ta tập trung vào việc bao tử trước đã.
- Cho mình trái bắp đi Bích Thu!
- À, để Bích Thu lột đã, mà vừa ăn vừa chèo được không ?
- Ối, dể mà, chèo một tay cũng được, nước ròng êm lắm!
Ăn uống xong, mọi người trổ tài: ai không biết hát thì hò, không hò thì kể chuyện. (Mình nhớ Kim Thu hò hay lắm, mà giờ quên hết rồi, nhắc dùm coi Kim Thu!)
- Chị Hai ơi ( Bình gọi Kim Thu), mình tắp vô đây đi, coi kìa: bần chín sai cả cây, dừa Xiêm nữa.
.
Thế là phái đoàn mở chiến dịch.
...Cùng nhau leo tuốt cây bần...bần chua muối ớt...vì ta mê ăn... nên thuyền trôi không hay...giữa dòng... ta liền lội theo, lội theo...!
Khổ cho em Bình mình quá, em phải hy sinh lội theo xuồng. Bình vổ ngực:" Tại ta, mình làm, mình chịu, tại vì cột xuồng mà mắt nhìn mấy trái bần, nên cột không kỹ . Thôi thì cũng chẳng sao!" Bình liền nhảy xuống sông bơi cho một hơi. Chẳng bao lâu, Bình lôi chiếc xuồng trở lại.
Xong màn bần. Kim Thu "ra lệnh" cho mọi người xuống xuồng bê hết thức ăn lên để ăn trưa. Đồng thời chị liên hệ với chủ vườn để mua mấy quài dừa Xiêm. Dân thành thị mà làm sao biết chặt dừa. Do đó hai chị em Thu phải lui cui chặt cho tụi nầy ăn, khỏe thôi!
- Dừa ngọt quá hén tụi bây, chắc phải mua thêm mang về quá ( Ngọc Thanh)
- Nặng nề quá đi Ngọc Thanh ơi, cho bồ uống 2-3 trái đó, khỏi phải mang về chi ( KT)
- Bình uống nước chưa cưng ? ( Thịnh) cứ lo cho mấy chị mà cưng khô cái cổ đó nhen!
- Chị khỏi lo cho em chị Thịnh ơi ( Bình)....
Ăn uống xong, giao cho Bình canh xuồng. Bọn nầy đi dạo vườn, nào là cam, quít, bưởi, đu đủ...vàng cả cây, và thích nhất là mai, ai cũng mê tít luôn.
- Ê, mình hỏi coi người ta có bán không, mua vài nhánh coi ( Hoa và Út).
Thế là cả bọn bắt chước nhau mua mỗi người vài nhánh mai khuân xuống xuồng...Kim Thu chặt mấy tàu lá chuối đậy lại cho khỏi héo. Chị ta lúc nào cũng biết chuyện cả.
- Thôi, nước lớn rồi, mình thả về đi ( KT)
Thấy tụi nầy coi bộ lạ và vui đối với các em trong vườn, nên bọn chúng kéo ra mé sông cùng hỏi han trò chuyện với Thập Long Công Chúa, nên trước khi về, còn bao nhiêu thức ăn cho các bé hết. Các bé cảm ơn và tỏ vẽ mừng lắm!
Kim Thu cho xuồng băng ngang sông và thả về, vì nước lớn nên Thu và Bình chèo cũng nhẹ, có lúc thả trôi, thỉnh thoảng chỉ chỉnh tay lái thôi.
- Kìa, đó là nhà Phạm Ngọc Liểu , phải chi còn sớm mình ghé chơi hén?( Kim Thu)
Mặc dù không ghé nhà Liễu, vậy mà tụi nầy về đến nhà cũng 5-6 giờ chiều. Hết một ngày " có ý nghĩa"!
- Thu ơi, con nói mấy chị em rữa tay rữa mặt, nghỉ một chút ăn cơm rồi về nhen con! ( Bác gái )
Bác gái, một người mẹ hiền, đẹp, dáng người nhỏ nhắn, ăn nói ngọt ngào dể thương. Kim Thu giống mẹ như khuôn ( Bởi vậy ông thầy H. tui...sorry nhen thầy).
Lúc tụi nầy ăn, bác trai còn đi tới đi lui nhắc:
- Tụi con không ăn thì thôi, ăn thì phải ăn cho no, về nhà khỏi ăn nữa...
- Dạ, bác khỏi lo ( Lang)
Mình còn nhớ rất rõ, bửa cơm vô cùng đạm bạc: tép rang con nho nhỏ, canh rau, nước mắm. Còn Thịnh nhà tui ăn chay mà: một dĩa rau luột và chén nước tương. Với bầu không khí đầy tình thương ngọt ngào của gia đình Kim Thu, hơn nữa vì quá vui và cũng đói nên chẳng bao lâu, cái bọn "thực như miêu" đã làm láng nồi cơm...
Bây giờ hơn 40 năm qua rồi. Thỉnh thoảng mình kể lại cho mấy con nghe. Các bé thường phân bì với mẹ :" Mẹ sung sướng quá mà, tuổi thơ của mẹ thật vàng son! Tụi con làm gì có những buổi đi chơi như vậy, " cúp cua " đi chợ tết nè, rồi lại du thuyền trên sông... thật đã làm sao há mẹ ?"
Cali, Mùa Đông '08
Trần thị Thịnh
Trở về Trang BẠN VIẾT
|
|
|
|
|
|
|
Số người đọc 415488 visitors (1074601 hits) kể từ 12/10/2007 |
|
|
|
|
|
|
|