Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Chuyện Con Chim Cu
 

Lên mạng ngày 26/2/2009

Chuyện Con Chim Cu

Vào khong đu năm 1980, có tin ""hành lang" rằng cán  b ging dy trường Đi Hc Cantho có dính líu vi ngy quân ngy quyn s b sa thi. By gi ba ca thy Nghĩa đang "du hc" ngoài Vĩnh Phú vì là ngy quân. Do đó gia đình Nghĩa Thnh phi cun gói v quê "cm câu" cho khỏe!    
     
Nh
li hi xưa, khong năm 1954-55, các anh mình hc Saigon, bi trường v quê là đêm nào các anh cũng đi cm câu, c  nhà ăn không hết, có khi còn phi đem ra ch bán. Còn bé Thnh thì thích đt  “đuôi chut" cũng có ăn lm. Dùng sng lá da, chut thành que, bn li, kết thành thành đuôi chut, có cái hom phía trong, đ tôm tép chui vào, không chui ra được. Chiu chiu bé xách đuôi chut ra rung, la dòng nước nào nh, ly đt đp hai bên cho va đt cái đuôi chut. Trước khi v còn lm nhm:" đa nào mà gi đuôi chut ca tao thì b tri đánh bây!".( Chu mt ơi, sao hung d quá vy bé Thnh?) Thế là sáng hôm sau, bé ra ruộng sớm để dở đuôi chuột, thường thì được 2-3 chén tép bò ( loại tép nhỏ) đem về rang ăn cũng ngon, hồi đó bé mới 6-7 tuổi chưa biết ăn chay mà!
Sau đó khoảng 15-20 năm hình như không còn tôm cá ở ruộng nữa, có lẽ vì nông dân sử dụng thuốc sát trùng và phân bón nhiều quá. Nghĩa, Thịnh và bé Dũng chỉ về quê ( nữa đường Mytho-Gocông) chơi vài bửa (chứ có cá đâu mà cắm, đùa vậy mà!) rồi trở lên nhận việc ở Công ty Giống Cây Trồng Tiền Giang. Nghĩa phụ trách các điểm thí nghiệm lúa của tỉnh. Còn Thịnh thì phụ trách phần thử độ nẩy mầm của lúa.
Cũng may, tụi nầy được Cty cho một căn nhà tập thể. Nhà ở phía sau kho giống, thuốc sát trùng và phân bón. Ngày ngày ngửi mùi TST riết cũng ớn, nhưng ai cũng nghèo nên đành “ bấm môi” ở liều chứ biết sao hơn! Sau nhà là con sông Bảo Định. Nước lúc nào cũng hửng hờ trôi lên rồi trôi xuống, mang theo những mảng lụt bình với những chùm hoa tím rất đẹp mắt và dể thương. Bên kia sông là xanh rờn một dãy vườn dừa với những cây dừa lão cao vời vợi và cũng là nơi trú ẩn của đàn chim cu. Mỗi ngày, sáng ,trưa ,chiều, lúc nào cũng nghe các chú gáy rất êm tai và buồn dịu vợi !
Chiều chiều, Nghĩa thường bơi qua sông, đứng kỳ cọ một hồi rồi bơi về. Không gì sung sướng bằng được tắm sông, vừa đở tốn nước, bơi lội là môn thể dục hoàn hảo nhất, sẽ được tươi mát sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trước khi bơi qua sông, bé Thiện Dũng thường dặn ba:
"" - Ba qua bển bắt về cho con một con chim cu nha ba."
Nhưng dừa cao quá làm sao leo lên bắt chim được, hơn nữa khi mình đến gần là nó đã bay đi rồi!
Vào một buổi sáng chúa nhựt đẹp trời nọ, ba cha mẹ con ra bờ sông chơi. Cả ba đều nghe tiếng chim cu gáy trên cây sung. Bé Dũng mừng quá:" Ba, ba, leo lên bắt chim cu cho con đi". Nghĩa liền leo lên hồ nước rồi chuyền qua cây sung, vọt gần ngọn sung mới thấy con chim cu. Nghĩa bèn xòe tay ra:" Cù cú cú cu, cù cú cu…” Dể thương làm sao, chú chim cu bé nhỏ nhảy vào bàn tay Nghĩa ( có lẽ chú tưởng mẹ chú kêu chú), Nghĩa “run” quá, nhè nhẹ nắm chim cu lại mang xuống. Cả ba đều vui mừng  như ai lì xì vậy!
Mẹ Thịnh bèn đóng hết cửa nhà lại, ba Nghĩa thả chim ra chơi với Dũng, anh chàng hí hởn. Giấc mơ bấy lâu nay đã thành sự thật! Chú chim con bở ngở, có khi bay vòng vòng, có khi chạy dưới đất. Dũng tủm tỉm cười có vẽ đắc chí! Sau đó Nghĩa phải chạy đi hàng xóm  mượn lồng chim để nhốt chim lại sau khi chơi.
Chỉ trong mấy chốc, Nghĩa đã lo đầy đủ thức ăn nước uống cho chú chim cu. Tuy nhiên chú ăn rất ít, có lẽ chú còn nhỏ, hay vì nhớ mẹ (?)Tối đến, Nghĩa tìm một khăn nỉ trùm quanh lồng chú cho ấm.
Sáng hôm sau, khi ra bờ sông giặt giủ, Thịnh rất ngạc nhiên nghe tiếng chim cu gáy một cách khác thường: tiếng gáy lớn hơn, từng chập khít lại nghe thật thảm thiết! Thịnh chạy vào nhà kêu Nghĩa ra lắng nghe.
            - Anh nghe lạ không? Chắc nó kêu con nó. Giả sử mình dẫn con đi chợ, con đi lạc, ai đó bắt con mình,  mình buồn và đau khổ lắm(?) Chim cu chắc cũng vậy!
Thế là hai đứa vào nhà len lén xách lồng chim ra bờ sông ( hên là Thiện Dũng còn ngủ). Trước khi mở lồng, Thịnh nói:
- Nè, bay về mẹ đi nhe con, mai mốt đừng bay chơi xa nữa, người ta sẽ thịt con ! Mẹ con nhớ con lắm đó!
Nhắn nhủ xong, Nghĩa mở lồng chim ra. Chú chim con tung cánh bay một hơi qua bên kia bờ sông và khuất trong cụm dừa. Từ đó về sau, mình không còn nghe giọng chim gáy khác thường như hôm nọ nữa! Dù là loài chim cu nhỏ bé, nó vẫn có tình mẫu tử như loài người!
Trần thị Thịnh

Trở về trang BẠN VIẾT

 

 
 
  Số người đọc 416469 visitors (1078322 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free