Khi về dạy truờng NLS Cần Thơ (1964), tôi được nhà trường giao cho một căn nhà để ở. Đây là căn nhà rất củ, kế bên mương nước chánh chảy vào trường, có một cây xoài thuộc loại cổ thụ cho nhiều bóng mát. Tôi ở căn nhà chánh, còn hai phòng sau tôi cho các em học sinh ở. Tôi ở căn nhà này khoảng được hơn một năm.
Căn nhà bên tay mặt là nhà tôi ở đầu tiên khi về NLS Cần Thơ. Căn nhà phía sau tôi cho một số học sinh ở. Căn nhà được chụp hình từ lầu dảy lớp học vào buổi chào quốc kỳ mỗi sáng Thứ hai.
Khoảng năm 1966, anh Nguyễn Hoàng Sơn về làm hiệu trưởng, thay thế anh Trần Hiệp Nam thuyên chuyển về Nha Học Vụ ở Sài Gòn. Cũng trong khoảng thời gian đó, anh Châu Bá Lộc về làm Giám học thay thế anh Nguyễn Tấn Phúc cũng thuyên chuyển về Nha Học vụ Sài Gòn. Bởi vì anh Sơn, anh Lộc và tôi còn độc thân, nên chúng tôi dọn về ở chung tại ngôi nhà hiệu trưởng mà trước đây gia đình anh Trần Hiệp Nam cư trú.
Đây là một ngôi nhà hai tầng rất lớn. Tầng trên có 6 phòng lớn, chúng tôi mỗi người chiếm một phòng, các phòng này cùng ăn thông vào phòng khách chung khá rộng. Tôi chọn ở phòng sau. Còn lại là hai phòng dùng làm lớp học. Cuối cùng là phòng tắm và nhà vệ sinh.
Ngôi nhà hiệu trưởng. Bên tay trái là khu canh tác thực hành nông trại. Phòng chổ cửa sổ (màu đen, phía sau) là phòng tôi ở
Tầng trệt dùng làm nhà kho, chứa phân bón, và nông cụ thực hành nông trại, và vài phòng dùng làm nhà ở của gia đình ông gát dang Trần Bá Từ. Đằng trước và sau nhà là hai cầu thang.
Sau ngôi nhà hiệu trưởng này là một dảy gồm 3 nhà trệt, cho gia đình của tài xế (Thôn) và hai chị nhân viên cơ hửu của trường ở.
Trước khi chúng tôi dọn vào, chị Trần Cao Huân (giáo sư Canh Nông, tức bà Lê Quan Hồng) báo cho chúng tôi biết là căn nhà này có ma, và chị Huân đề nghị là phải cúng trước khi dọn vào. Bởi vì chúng tôi đều là thanh niên còn độc thân, nên chị dành việc cúng thay cho chúng tôi. Lúc đó cả ba chúng tôi không tin có ma, nhưng nể lời chị, nên chấp thuận để chị tổ chức việc cúng. Chị đi chợ mua đủ bộ trái cây “Tam Sên” (hay tên gì đó), và chị đặt bàn cúng ở hành lang trước, ngay cửa chánh vào phòng khách. Cả ba chúng tôi đứng trong phòng khách cười giởn cợt, trong lúc chị Huân vái cúng một cách thành tâm.
Tối ngay hôm đó, khoảng nửa đêm đang ngủ say tôi chợt nghe anh Châu Bá Lộc la thất thanh. Tôi vội bật đèn chạy nhanh qua phòng anh Lộc, thì anh Nguyễn Hoàng Sơn cũng vừa chạy đến. Khi đèn điện bật sáng lên, thì thấy anh Lộc niếu chặt đầu giường và miệng la cầu cứu. Đến khi hoàn tỉnh dậy, anh Lộc kể rằng có một người đàn bà tóc xỏa nắm hai chân anh Lộc kéo xuống đất, nên anh phải niếu ghì đầu giường. Chúng tôi quan sát lại tấm nệm giường thì quả thật tấm nệm dài thêm hơn tấc.
Cũng bắt đầu từ đêm đó, không đêm nào là không bị ma phá. Riêng tôi, cứ tới nửa đêm là nghe có ai gỏ cửa phòng, mở đèn lên ra xem thì không có ai cả. Lúc đó tôi cho rằng máy bay B52 dội bom ở đâu đó nên làm chấn động cửa. Tôi vốn không sợ ma. Muốn đi đến phòng vệ sinh và phòng tắm, bắt buộc phải đi ngang qua 2 phòng học. Thỉnh thoảng, cứ vào khoảng 10 – 11 giờ khuya, khi đi ngang qua 2 phòng học tối om này thì thấy có bóng người ngồi trong lớp học. Mở đèn lên thì không thấy gì cả. Chỉ có một lần tôi hoảng sợ và la lớn. Nửa đêm, tôi chợt thức giất thì thấy bóng một người đứng bên giường ngủ, sát mùng, thò đầu nhìn tôi. Tôi hoảng sợ la thét lên, các anh Lộc và Sơn chạy đến. Kể từ đó tôi bắt đầu sợ, nên tôi kêu đứa em họ (Nguyễn Thế Đạt, đang học đệ tam CN) đến ngủ trong phòng tôi cho có bạn. Một đêm nọ, chúng tôi choàng thức dậy vì có tiếng xoành xoạch trong phòng, cùng với một bóng kỳ lạ in lên vách qua bóng trăng. Hai anh em hoảng hồn, vội mở đèn thì đó là một con chim Cú đang bay trong phòng. Thế là anh em tôi đóng cửa sổ, bắt con chim cú này, chích formol, và để chưng ở phòng nghiệm vạn vật tới mấy năm mới quăng đi.
Tôi có đứa em gái đang học ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Nhân một dịp lể nghỉ được mấy ngày, cọng với Thứ bảy và Chủ nhật, em tôi từ Sài Gòn xuống Cần Thơ để thăm tôi, mà trước đó tôi đã thuyết phục là sẽ dẩn đi xem cảnh sông nước Cần Thơ trong 3 ngày trước khi em về lại Sài Gòn.
Khi em tôi tới được Cân Thơ là đã gần tối, vì vào thời đó việcgiao thông rất khó khăn . Em tôi quá mỏi mệt khi tới được Cần Thơ, nên sau buổi ăn chiều, tôi bảo em tôi vào ngủ sớm trong giường của tôi để sáng mai tôi dẫn đi chơi. Chỉ mới 9 giờ tối, tôi, anh Sơn và anh Lộc còn ngồi ở phòng khách nói chuyện, thì tôi nghe em tôi la thất thanh. Tôi vội chạy vào. Mặt mày em tôi tái mét vì sợ hải và run cầm cập. Em tôi kể rằng sắp sửa ngủ, em ngước nhìn lên trần nhà thì thấy một đầu người xỏa tóc, ló ra ô cửa, nhe răng nhìn em. Chẳng là trên trần nhà phòng tôi có một lổ vuông trống dùng để bắt thang leo lên trần nhà. Thế là đêm đó, tôi thức trắng đêm để ngồi bên cạnh giường canh cho em tôi. Em tôi cũng không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, em tôi vội vả xách vali trở về Sài Gòn tức khắc.
Trong dịp Tết Mậu Thân, phi trường Cần Thơ bị pháo kích . Một trái đạn rơi lạc xuống khu Thưc Hành Nông Trại, và miểng trái phá rơi đúng vào phòng của tôi ở, làm thủng nát bộ áo veston vía của tôi máng trong tủ áo. Rất may, trong thời gian này tôi đang ở Hoa Kỳ, anh Sơn anh Lộc đều về quê ăn Tết. Nhà không có ai cả. Kể từ đó, không còn nghe ma hoành hành nữa.
Đó là những kỹ niệm ma mà chính tôi chứng kiến. Các nhân viên ở sau nhà hiệu trưởng còn kể cho nghe nhiều chuyện hải hùng.
Tôi được nghe kể lại thì các ngôi nhà cổ kính trong khu NLS bây giờ do một địa chủ đồn điền trồng lúa người Pháp xây cất trong khoảng thập niên 1920s. Khu nhà hiệu trưởng là nhà ở của viên điền chủ này. Khoảng 1930, Phòng Nhì (Deuxieme Bureau, tức Công An) Pháp chiếm làm trụ sở. Công an Pháp bắt người về giam ở trong các phòng dưới lầu, và tra tấn đến chết. Trong số các nạn nhân có một người đàn bà đang mang thai bị tra tấn chết.
Reading (Anh Quốc), 15/9/2008