Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Những mọn nợ ân tình - Cồn Sơn và tôi
 
Lên mạng ngày 24/1/2009

NHỮNG MÓN NỢ ÂN TÌNH
Trần-Đăng Hồng
 
Tôi có những người bạn nông dân chất phác, đậm tình Nam Bộ. Tôi vốn sinh trưởng ở vùng quê gần Nha Trang. Bắt đầu xa nhà từ tuổi 18 để vào Sài Gòn ăn học, ra trường năm 1964 về nhiệm sở Trung Học NLS Cần Thơ đầy xa lạ đối với tôi. Và từ năm đó, tôi có rất ít dịp về lại quê nhà, ngoại trừ dịp Tết và vài ba tuần trong dịp hè. Vì nghề nghiệp gắn bó với nông thôn, hoặc qua chuyên môn canh nông, hoặc qua hoạt động thiện nguyện của đoàn IVS NLS Cần Thơ, tôi có những người bạn nông dân ri rác ở nhiều tỉnh Miền Tây. Chúng tôi đã trở nên những người bạn thâm giao đầy chân tình, mà qua tình cảm đầy tính Nam Bộ tôi đã mang ơn ở họ nhiều hơn họ mang ơn tôi.
 
Nay với tuổi đời chồng chất, tôi biết rằng khó còn dịp để về Việt Nam và, vì vậy tôi không có dịp để trả những nợ ân tình, một lời nói hay một cái bắt tay nếu các anh còn sống, hay một nén nhang nếu các anh đã khuất.
 
Sau đây, tôi xin kể hai mẫu bạn của tôi
 
 
 
ANH TAM PHÚ TÂM
 
 
 
Chúng tôi quen nhau trong một dịp tình cờ. Nhân một chuyến đi công tác ở Sóc Trăng năm 1966, tôi ghé thăm anh bạn Trưởng Ty Nông Nghiệp. Đang trò chuyện thì có một anh nông dân đến báo cáo và nhờ Ty Nông Nghiệp giúp đ vì cả cánh đồng lúa Thần Nông đang bị cháy lá từng khỏm tròn. Ông Trưởng Ty vốn là chuyên viên Thú Y không đủ chuyên môn để xác định nguyên nhân để chửa trị, nhân dịp có tôi ngồi kế bên lại là chuyên viên lúa Thần Nông, nên anh Trưởng Ty nhờ tôi đến đó thẩm định nguyên nhân. Vì vậy, tôi theo anh ta. Đó là anh Tam ở Phú Tâm. Anh nói thông thạo ba ngôn ngữ Việt, Tiều và Miên vì anh mang cả ba dòng máu này. Ba dân tộc đã sống hòa đồng với nhau từ mấy trăm năm nay. Nói đến Phú Tâm, còn gọi là Vũng Thơm – tức Kom Pong Som tại Việt Nam, ai cũng biết các đặc sản nhu lạp xưởng, bánh pía, Mè láo của người Triều Châu, hay bánh cóng của Miên, các chùa Miên cổ kính với các hàng cây sao cổ thụ, v.v. Đây là vùng rất giàu có, một xã mà có tới hơn 30 máy cày John Deere, máy suốt lúa, và nông dân rất tiến bộ, ham muốn tiếp cận với k thuật mới, nên anh chuyên viên nông nghiệp người Mỹ thuộc cơ quan thiện nguyện quốc tế (International Voluntary Service)thường đến xã này giúp đnông dân.
 
Khi đến Phú Tâm, chúng tôi ra ngay cánh đồng bát ngát, rải rác những khóm lúa cháy vàng hình tròn, tôi đoán biết ngay là rầy nâu đang hoành hành. Đúng vậy, khi lội vào quan sát thì hằng hà sa số rầy nâu bu đầy gốc, bị động bay nghe lào xào. Biết được nguyên nhân cách chữa trị không khó, chỉ dùng thuốc diệt rầy nâu lưu dẫn thịnh hành thời bấy giờ. Vấn đề quan trọng là nông dân phải ý thức việc theo dõi tiến trình sinh nở của rầy nâu bằng cách chong đèn ban đêm ngoài đồng để bắt rầy nâu giúp tiên đoán sự nẩy nở của chúng. Vì vậy, tôi đề nghị với anh Tam là tổ chức một đêm nông dân hội họp để tôi nói chuyện và chỉ dn cách thức. Tối đó, tôi mang theo máy chiếu slide với đầy đủ hình ảnh minh họa về rầy nâu từ cách thức chong đèn bắt rầy, cho tới cách ngăn ngừa và chữa trị, cũng như các bệnh do virus gây ra bởi rầy nâu. Nhờ vậy, những mùa lúa sau đó rầy không còn tàn phá nặng nề nữa, nhờ các biện pháp phòng ngừa.
 
Từ những sinh hoạt cộng đồng này, chúng tôi thân nhau. Anh hướng dẫn tôi đến thăm và giới thiệu các nhà giàu trong xã như gia đình “Dầu Cù Là Mắc Xu” (Mac Phsu) (gốc Miên), giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp (gốc Tiều lai Miên), và tôi được đãi những món ăn vương giả của người Miên trong đó có món Mắm Bồ Hóc” (làm từ cá trê) rất ngon. Mỗi lần có chuyện đi Cần Thơ anh đều đến thăm tôi với một ít món quà đặc sản. Hay mỗi lần có đi công tác ở Sóc Trăng, tôi đều ghé thăm anh. Nghề chính của anh là Y Tá, nhưng ở Phú Tâm ai cũng xem anh như một bác sĩ vì anh rất “mát tay”. Anh có một phòng mạch tại chợ, vừa chích thuốc tây, vừa biết châm cứu. Anh thường chỉ cho tôi các huyệt thoa bóp để dễ ngủ, hay không mỏi mệt khi đi đứng nhiều. Một lần khi biết tôi đang tìm giống gà ri – giống gà ác nhỏ xíu, để con tôi nuôi chơi. Thế là anh đem một cặp gà ri Phú Tâm đến tặng cho con tôi.
 
Sau 1975, chúng tôi bặt tin nhau. Sau này, có người quen cho tôi biết là anh bị đi học tập khá lâu vì tội làm CIA cho Mỹ do thường xuyên liên lạc đưa chuyên viên IVS Mỹ về Phú Tâm (để giúp nông dân về nông cơ và nông nghiệp), và gia đình anh ly tánsau đó. Tôi không biết giờ đây anh ở đâu, còn sống hay đã mất. Nợ ân tình này tôi không bao giờ trả được.
 
 
 
CỒN SƠN VÀ TÔI
 
 
 
Năm 1969, tôi hướng dẫn một số sinh viên nông nghiệp đi quan sát Cồn Sơn. Đây là một cồn nhỏ, hình thoi, dài chừng hơn cây số, chỗ rộng nhất chừng nửa cây số, nằm giữa sông Hậu, ngang với Bình Thủy thuộc Cần Thơ. Cồn có chừng 20 ngôi nhà. Là nơi khá trù phú, có nhiều nông dân tiến bộ được trang bị kiến thức nông nghiệp tân tiến, nên có một thời dùng làm nơi triển lãm nông nghiệp toàn quốc, và được Tổng Thống đến tham dự.
 
Sắp sửa chuẩn bị ra ghe về lại trường, thì có 3 anh nông dân ra gặp và hỏi tôi có phải là Thầy Hồng không. Tôi hơi ái ngại, không biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Tôi trả lời chính là tôi, và họ mời tôi và sinh viên vào nhà. Bây giờ các nông dân này mời chúng tôi uống trà và ăn trái cây. Họ cám ơn tôi đã giúp Cồn Sơn qua được nạn lụt của 3 năm trước. Nhớ lại hồi trận lụt lớn năm 1966 ở Miền Tây, tôi có gởi Đoàn Học Sinh Chí Nguyện NLS Cần Thơ đến Cồn Sơn cứu giúp họ, đắp lại bờ đê ngăn lụt khi đê họ bị vỡ, có cơ nguy cả Cồn chìm đắm trong dòng nước Hậu Giang. Họ tự giới thiệu là Hai Muốn, Út Lùn và Năm-Ba-Thằng-Neo, để phân biệt với nhiều anh Năm khác trên Cồn. Anh Hai Muốn bị mù mắt từ khi sơ sinh, nên còn được gọi “Anh Hai Mù”, nhưng anh rất thông minh. Anh thuộc lầu thơ Lục Vân Tiên, truyện Kiều. Anh cũng biết làm thơ. Mặc dầu mù lòa, anh vẫn làm lụng, nhà có vườn cây ăn trái lớn. Vợ anh tảo tần, cùng với mấy đứa con trong tuổi làm việc, nên gia đình anh cũng khá giả. Anh Út Lùn thuộc loại khá giả nhất trên Cồn, là một nông dân tiến bộ gương mu, được Bộ Canh Nông tưởng thưởng cho đi thăm viếng các nông trại ở Đài Loan. Anh Năm cũng thuộc nông dân tiến bộ, có ăn học, thích thơ văn và chuyện thời sự.
 
Kể từ đó, chúng tôi quen thân nhau. Thỉnh thoảng vào cuối tuần tôi đến Cồn Sơn cho họ một ít giống mới, chỉ dn họ vài kỹ thuật trồng cây, và nói chuyện thời sự đông tây. Có khi họ mời tôi ở lại đêm, các nông dân cả xóm đến chung vui, uống rượu suốt đêm. Họ quí trọng tôi, và tôi đáp lại với sự chân tình. Họ còn dẩn tôi đi chơi xa bằng ghe đến tận Cồn Mây cách mấy chục cây số, hay rủ tôi đến làng Long Thới ăn đám giổ bà con. Vì còn độc thân, tôi thích sống giang hồ theo kiểu đó trong dịp cuối tuần.
 
Năm 1970, tôi bị đau ruột dư và phải mổ ở Bệnh Viện Cần Thơ. Không có một thân nhân bên cạnh. Trong những ngày ở bệnh viện, Đại Học Nông Nghiệp cử một nhân viên đến chăm sóc tôi. Ngoài một số bạn thân, sinh viên, học sinh đến thăm viếng ngắn ngủi, tôi thật cô đơn. Em gái tôi ở Sài Gòn có xuống Cần Thơ, nhưng đâu có thể nuôi nấng chăm sóc tôi được nhiều ngày vì đâu có chổ trú ngụ cho em.
 
Sau gần một tuần ở nhà thương, tôi trở về căn phòng nhỏ trong khu Đại học. Anh lao công hàng ngày mang thức ăn đến tôi. Tôi sống cô đơn, và cảm thấy tủi thân. Ngày hôm sau, các anh Cồn Sơn đến bệnh viện thăm tôi, biết tôi đã rời bệnh viện, họ tìm đến phòng tôi trong khu Đại học. Thấy tôi nằm một mình, không ai chăm sóc, lo cơm nước, các anh đề nghị tôi về dưng bệnh ở Cồn Sơn. Tôi đồng ý, vì không có cách gì khác. Tôi cần tịnh dưng ở nơi yên tĩnh và có người trông nom bên cạnh.
 
Tôi ở nhà anh Năm. Anh chị sống trong một căn nhà lợp tôn, trên một vuông đất cao ráo. Trước và sau nhà là những hàng cây xoài, sapochê, cam quít và chuối. Hai bên là ruộng lúa và mương nuôi cá.
 
Sau khi cho tôi ăn sáng xong, anh Năm ra đồng làm việc, thỉnh thoảng chạy về nhà thăm chừng tôi. Chị Năm chèo ghe qua chợ Bình Thủy hay Cần Thơ bán trái cây. Các cháu đi học ở Bình Thủy. Một mình tôi ở nhà, nằm nghe radio, hay ra ngồi võng mắc giữa hai gốc cây xoài đầy bóng mát, đu đưa, nghe cá đớp mồi dưới mương, hay nhìn vn vơ ra cánh đồng. Tới xế, chị Năm đi chợ về, mua giùm tôi vài tờ báo. Tôi nằm võng đọc ngấu nghiến cho qua thời giờ. Chỉ có chiều tối, sau khi cơm nước xong, các anh Hai Muốn và Út Lùn đến thăm tôi, mang ít quà vặt, và chúng tôi nói chuyện cho tới khuya. Tôi sống như vậy khoảng hai tuần, cho đến khi thật bình phục.
 
Thời giờ ở đây thật là dài và trống rỗng. Suốt ngày, hết nằm lại ngồi, khi trong nhà, khi đưa võng ngoài vườn, hay đi dạo trên bờ đê, nhìn đàn cò kiếm mồi trong ruộng, ngắm đàn cá lội nhởn nhơ dưới mương. Tôi đã vốn quen cách sống bận rộn trong hăng say làm việc, dạy học và nghiên cứu, cùng hoạt động với sinh viên, học sinh. Giờ đây, giữa cái quạnh hiu của miền thôn dã, không một thân nhân, trơ trọi một mình, có lúc tủi thân tôi đã khóc. Thật là cô đơn!. Tôi ao ước có một mái ấm gia đình, có bàn tay của người vợ hiền chăm sóc nhất là khi đau yếu như thế này. Vì vậy, tôi quyết định lập gia đình, và người lý tưởng tôi mong ước và yêu thương từ lâu là Kim-Thu mà tôi đã có dịp đề cập trong bài trước.
 
Ngày chúng tôi làm đám cưới, ngoài các bạn đồng nghiệp, tôi có mời ba anh bạn ở Cồn Sơn. Các anh đã chọn một quà cưới thật độc đáo, một quài cau hàng mấy trăm trái, và một mâm trái cây thật đẹp mà các anh đã tuyển chọn được từ khắp các vườn ở Cồn Sơn, với lời chúc tụng chúng tôi có được nhiều con ngoan như quài cau nhiều trái.
 
Trước khi lên đường du học, chúng tôi có làm một tiệc riêng để đãi từ giã ba anh bạn Cồn Sơn. Đó là giữa năm 1974, tình hình chiến sự đã sôi bổng ở mọi miền đất nước. Cuối buổi tiệc, tôi cám ơn các anh về một tình bạn chân thành và tình cảm ưu ái đặc biệt các anh dành cho chúng tôi, và tôi gởi gấm “Nếu có biến cố gì xảy ra, xin các anh đùm bọc giùm vợ con tôi”. Tôi nói với tính cách xã giao. Anh Hai Mù đáp lại: “Chẳng lẻ cả một Cồn Sơn này không đùm bọc nổi vợ con chú sao, chú cứ an tâm ra đi, ăn học thành tài rồi về giúp bà con”.
 
Biến cố 1975 xảy ra. Sau khi đoàn tụ với tôi cuối năm 1979, vợ tôi mới kể lại những chuyện thật xảy ra ở nước nhà, trong đó có chuyện các anh bạn Cồn Sơn. Sau 1975, cuộc sống ai ai cũng quá cơ cực, thiếu thực phẩm, thiếu thuốc men. Đất ruộng vườn ở Cồn Sơn bị cưng bách vào Hợp Tác Xả. Ai ai cũng trở nên nghèo khó.
 
Cứ vài ba tháng, mọi người ở xóm tôi thấy có một bà dắt một ông mù, tay xách một bị nặng vào nhà tôi. Mọi người ng rằng đó là cặp vợ chồng đi ăn xin. Nhưng không phải vậy. Đó chính là anh chị Hai Mù ở Cồn Sơn. Anh chị mang gạo, trái cây và ít trứng gà đến biếu vợ con tôi, và hỏi thăm tin tức tôi, đúng như lời anh đã hứa trong buổi tiệc chia tay, mặc dầu gia đình anh chị Hai Mù bây giờ không còn sung túc như xưa, ruộng vườn do Hợp Tác Xả quản lý.
 
Hơn 30 năm qua, tôi không có tin tức gì về các anh bạn Cồn Sơn. Có người cho tôi biết là anh Năm và anh Hai Mù đã mất khá lâu. Lại có người nói là anh Hai Mù còn sống, nhưng già lắm.
 
Tôi nguyện một ngày nào đó sẽ về Cồn Sơn để gặp lại những người bạn nông dân chất phác nhưng đầy tình nghĩa, hay để đốt một nén hương cho những người đã khuất từng một thời kết nghĩa với tôi.
 
 
 
Anh Quốc, những ngày cận Tết Kỹ Sửu (1/2009)
 
Trần Đăng Hồng
 

 
 
  Số người đọc 421211 visitors (1088497 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free