Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Ăn để mà sống
 
Lên mạng ngày 2/4/2009

ĂN ĐỂ MÀ SỐNG
 
   Không ai biết rõ ngôn ngữ Việt ra đời từ hồi nào? Ai cũng biết là xa xưa lắm, chúng ta vẫn còn nhớ lại những câu chăm ngôn, tục ngữ liên quan đến chuyện ăn uống gắn liền đến tâm lý, cách xử thế, cũng như đạo đức xã hội còn truyền lại cho tới bây giờ: “ăn coi nồi ngồi coi hướng”, “bánh sáp đi bánh qui lại”, “khách tới nhà không gà thì vịt”, “của không ngon cũng của người ta cho, dù ăn không được cũng lo mà đền”… việc ăn uống là căn bản để sống còn.
   Có người cho rằng ăn uống phải kiêng cử, hay không ăn thì tốt cho cơ thể trong một thời hạn theo một niềm tin nào đó, điển hình có một thành viên Nông Lâm Súc Cần Thơ nhà ta đã nhịn đói suốt một mùa hè rồi cộng thêm 18 ngày nữa cho đúng con số hành tinh chính là 108 trong vũ trụ. Có người quan niệm ăn uống thả giàn, thích thì ăn, thèm thì uống, cuộc sống có bao lâu mà kiêng với cử!  
 Lịch sử 2 triệu đồng bào ta phải rời cỏi trần thế trong năm Ất Dậu 1945 vì thực phẩm ở Miền Nam không di chuyển đến kịp trong thế chiến thứ hai xảy ra cắt đứt đường giao thông Bắc Nam, khi Hội Hồng Thập Tự cứu đói đem thực phẩm đến thì có người nhìn thực phẩm mà lìa đời vì chức năng trong thân thể không còn hoạt động thì làm sao tiêu hóa được thực phẩm đang đem đến trước mặt! 
   Nhớ câu “no cơm ấm áo”, cơm gạo là nguồn sống, cung cấp năng lượng cho cơ thể là đường, kèm theo 2 nguồn cung cấp nữa là chất béo trong dầu mỡ và chất đạm từ động vật. Năng lượng đo bằng calori, cơ thể nặng 60 kg trong 24 giờ cần đến 2.764 calori, số tế bào hiện diện trong thân thể này là 60 trillion tế bào (một trillion là 12 lần 10 nhơn 10).
   Chu kỳ biến dưỡng cung cấp năng lượng cần thêm sinh tố làm chất xúc tác là sinh tố A, sinh tố B(B1…B12), sinh tố C, sinh tố D, sinh tố E, cùng nhiều khoáng chất, nước, dưỡng khí…
   Thiếu sinh tố C, nứu răng sưng và lủng lổ, rỉ máu, gọi là bệnh hoại huyết. Không đủ sinh tố B2 thì môi nứt đường dọc rướm máu. Sinh tố B6 kém, lưỡi hiện lên nhiều chất nhờn và dầy lên như miếng thịt bò, đồng thời có nhiều lổ màu trắng người ta gọi là “đẹn ăn” dùng mực nan vài ngày sẽ hết, vì trong nan của con mực có tổng hợp sinh tố B. Nếu thiếu sinh tố B1 thì cổ họng có cảm giác như đàm vướn cổ. Tôi nhớ tin đọc trên báo ở Sài Gòn năm 1970 đăng tin phỏng vấn cô ca sĩ Thái Thanh tâm sự là vào tuổi trung niên mà giọng hát còn thánh thoát nhờ mỗi ngày cô ăn một trái chanh nhai nát và nuốt luôn vỏ! Sau này khi học về sinh tố B1, thầy giảng sinh tố này giúp phát âm hay hơn! 
   Những khoáng chất rất cần thiết cho thân thể nguồn cung cấp chánh là thực vật. Điễn hình là trong rau rấp cá có nhiều muối hữu cơ oxalate calcium, hệ tiêu hóa hấp thụ muối khoáng này rất nhanh đưa calcium thẳng vào máu. Câu nói: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, ăn trầu kẹp vôi xỉa thuốc rê, giống như các dân tộc khác ăn bánh mì sandwich, từ ngàn xưa cổ nhân ta đã biết dùng vôi để đưa calcium vào máu rất bổ ích cho cơ thể.
   Thiếu kim loại kẽm hữu cơ trong thân thể thì bộ phận sinh dục nam không còn phận sự. Chất đồng hữu cơ nằm trong nhân tế bào như thế nào cho đến bây giờ sinh học chưa có ai đưa ra cách giải thích rõ ràng thỏa đáng.
   Biến dưỡng của thân thể còn rất nhiều điều huyền bí, mà cho đến ngày nay sinh hóa học vẫn còn đặt nhiều dấu hỏi.
   Ăn để mà sống chớ không phải sống để mà ăn đúng vậy cổ nhân khuyên rằng ăn uống cần thiết để sinh tồn, không nên nhịn ăn để đi thăm 108 hành tinh trong vũ trụ!!!
 
Ngày 31-03-2009, 
BS Trần Văn Diên, CT 70-73 NLS Cần Thơ

Trở lại Trang KH & NN
 
  Số người đọc 415491 visitors (1074719 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free