Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  đập thủy điện
 
Lên mạng ngày 27/2/2009

Biết rõ thêm về đập thủy điện
trên thế giới và ở Việt Nam
G S Tôn Thất Trình
 
 
1-   Số đập thủy điện trên thế giới ngày nay
 
Hiện thế giới có cả thảy là 845 000 đập thủy điện. Hoa Kỳ đã xây cất 80 000 đập thủy điện, tổng số trữ lượng nước là 48 tỉ bộ khối- phút khối, cubic feet (1334 triệu mét khối). Đập Hoover Dam, chồng lấn biên cương hai bang Nevada và Arizona là đập lớn nhất Hoa Kỳ, chứa 1.2 tỉ bộ khối (33.6 triệu mét khối) trữ lượng nước.
         
2- Tổng số đập thủy điện thất bại, đỗ vỡ, tràn giữa những năm 2000 và 2007, ở Hoa Kỳ là 49 đập. 34% mọi thất bại là đập bị tràn, vì họa kiểu kém cõi. Gần 85% các đập lớn đều đến quá hạn tuổi sử dụng - life span dự tính, vào năm 2020. Hiệp hội Chức quyền Hoa Kỳ chuyên lo An Tòan các Đập ước lượng cần 10.1 tỉ đô la Mỹ để trùng tu đa số đập cần sửa chữa. 
       
3- Tổng phí xây cất hòan thành đập Tam Điệp- Three Gorges Dam, gần núi Vu Sơn bên Trung Quốc lên đến 25 tỉ đô la Mỹ. Trữ lượng nước đập Tam Điệp là 1.4 tỉ bộ khối (39.2 triệu mét khối). Xây cất đập Tam Điệp đã phải di dời ít nhất là 1.3 triệu người, làm ngập 13 đô thị, 140 thị trấn và 1350 làng, xã. Khi hòan thành, hồ chứa dài 410 dặm Anh (660km), sẽ sản xuất 84,7 tỉ KW- giờ (kilowatt- hours) điện một năm, một năng lượng tương đương với 50 triệu tấn than đá.
 
4- Các đập thủy điện Việt Nam
 
Đập Hòa Bình, trên sông Đà, cách Hà nội 74 km, khởi công năm 1984, họat động từ năm 1994, công xuất thiết kế là 1920 000 KW, sản xuất 8160 triệu- 8.160 tỉ KW- giờ (chưa đến 1/10 đập Tam Điệp) điện một năm, trữ lượng 2.49 triệu mét khối (1/16 đập Tam Điệp).

Đập Đa Nhim trên sông Đồng Nai, khánh thành năm 1963 - 64, thiết kế công xuất đầu tiên, chỉ có 160 000 KW (nay đã tăng thêm gấp ba) và sản xuất giai đọan đầu 1,0 tỉ KW - giờ.

Đập Ya Li, trên sông Sesan, tỉnh Pleiku - Gia Lai, cách biên giới Căm Bốt 70 km, họat động năm 2000- 2001, thiết kế 720 000 KW, sản xuất 3.864 tỉ KW- giờ một năm.

Đập thủy điện đầu tiên ở Việt Nam là đập Thác Bà, trên sông Cháy tỉnh Yên Bái, khởi công năm 1964, nhưng chỉ hoạt động được năm 1971, công xuất thiết kế 130 KW, sản xuất chừng 420 triệu KW - giờ.

Đập lớn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, trên sông Gấm gần núi PacTa, họat động năm 2008 là đập lớn thứ nhì ở miền Bắc Việt Nam, sau đập Hòa Bình có ba tua bin mỗi tua bin công xuất 114 000 KW (tổng cộng 242 000 KW), hy vọng sẽ đạt 1.2 tỉ KWE- giờ điện một năm).
 
Đập “cao” Sơn La, dự trù họat động năm 2005, nhưng nay chưa hòan tất, công xuất thiết kế đập cao dự trù 3600 000 KW, sản xuất dự trù 15 tỉ KW - giờ điện một năm, gần 1/6 sản xuất của đập Tam Điệp. Nhưng sau đó, chỉ khởi công làm đập “thấp”, công xuất 2 400 000 KW, với 6 tua bin thủy điện, lọai lớn nhất ở Việt Nam. Sẽ dự trù họat động vào các năm 2010-2012.
 
Đập lớn đang xây cất là đập Lai Châu, sẽ khởi công năm nay 2009, dự trù họat động năm 2015, công xuất thiết kế 1 200 000 KW. Tổng công xuất đập thủy điện lớn (trên 100 000 KW), vừa (20- 80 000 KW), nhỏ đang họat động công xuất tổng cộng là khỏang 13 triệu KW và đang xây cất đến năm 2015 thêm khoảng chừng 10 triệu KW nữa, đa số là các đập vừa hay nhỏ. Chẳng hạn Lào Cai có 45 dự án đập vừa, nhỏ; Quảng Nam 57 dự án (năm 2006 đã khởi công 46 đập): Đắc Nông 64 dự án.  
 
Tưởng cũng nên biết năm ngóai Việt Nam sản xuất 39 - 40 triệu tấn than đá, xuất khẩu 21 triệu tấn, và đang xây cất thêm cho khỏi thiếu hụt điện, năm 2009, 4 nhà máy nhiệt điện lớn chạy than đá, tổng công xuất là 3.8 triệu KW: Nghi Sơn 1 (Thanh Hóa), Vĩnh Tân (Bình Thuận - Phan Thiết), Mông Dương 1, Duyên hải 1.   
         
5- 65% dòng nước ngọt trên thế giới bị đập thủy điện ngăn cản, không chảy ra biển đươc. Hơn phân nữa hệ thống sông lớn thế giới bị đập ảnh hưởng bất lợi. Phát triển nước, kể cả làm đập thủy điện tai hại cho 95% lòai cá, cho 22% lòai chim bị nguy cơ tuyệt chủng ở Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu đăng tải ở tạp chí Khoa hoc sinh học - Bioscience.       
     
6- Hoa Kỳ sản xuất 250 tỉ KW- giờ thủy điện năm 2007, 6% tổng số điện mọi lọai thiết kế ở Hoa Kỳ. Ba bang Washington, Oregon và California đứng đầu sản xuất thủy điện Hoa Kỳ. Thủy điện cung cấp 19% điện trên thế giới. Ba quốc gia đứng đầu thế giới sản xuất thủy điện là Canada, Hoa Kỳ và Brasil.
 
7 - Thế còn lọai thủy điện mới tương lai: thủy điện sàn đáy biển, đáy sông lớn?
 
Đây là biên cương mới nhất của năng lượng tái sinh đuợc. Một phương pháp mới sản xuất điện sử dụng một mạng lưới chiết ra từ những dòng nước chảy dọc các đáy đại dương (và dọc các lòng sông nữa). Nước chảy xóay qua các thanh làm chúng rung động. Các công ty khai thác dầu lửa biết rõ hiện tượng đau đớn này, nên đã chi tiêu nhiều số tiền lớn, cố giảm thiểu những rung động này, hầu ổn định, thăng bằng thiết bị khoan dầu. Michael Bernitsas, kỹ sư thuộc viện đại học Michigan, phát triển ra kỹ thuật mới nói: ai nấy thảy đều bị ám ảnh làm sao bỏ được chuyển động này. Một lúc nào đó, tôi chợt nghĩ rằng có lẽ chúng ta có thể làm đối nghịch lại, tăng cường hiện tượng và thu họach năng lượng. Rất nhiều dự án đề nghị sử dụng năng lượng đại dương, dựa vào các tua bin đòi hỏi dòng chảy mạnh và liên tục, nhưng linh kiện Bernitsas có thể họat động hữu hiệu trên dòng nước chỉ có tốc độ vài dăm Anh một giờ. Bernitsas nói là sản xuất điện dòng nước chảy ở sàn đại dương còn ít tốn hơn cả điện mặt trời và điện gió và các máy phát điện căn cứ trên các dòng này có thể xếp đặt thành những mạng lưới rộng lớn, cung cấp điện cho hàng ngàn gia thất. Dù rằng kỹ thuật Bernitsas chỉ mới được chứng minh ở la bô thôi, Bernitsas vẫn còn phải tìm ra vật liệu tốt nhất, chống cự được với những yếu tố bão bùng …ở một môi trường thật sự dưới nước. Hãng Vortex Hydro Energy của Bernitsas, dự tính thiết kế một kiểu mẩu đầu tiên, kích thước một xe hơi lớn, đáy sông Detroit River cuối năm 2009.
                   
(Ca Li, tháng 2 năm 2009)
 

Trở lại Trang Báo KHNN
 
 
  Số người đọc 416468 visitors (1078260 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free