Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Hạt dẻ
 
Lên mạng ngày 20/5/2009


Phát triễn thêm nhiều giống hột dẽ lai, lọai hột tương tự hột mít, cho vùng cao Việt Nam, như công nghệ hột điều-cashew nut vùng thấp không lạnh được chăng ?  

G S Tôn Thất Trình


Đường Hồng Dật ( Cây ăn quả ba miền, Hà Nội, năm 2000 ) cho biết vài nơi miền Bắc hay Bắc Trung Bộ như Đông Triều ( Quảng Ninh ) , Quỳnh Lưu ( Nghệ An) và các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú… mít trồng thành vườn lớn dưới dạng vườn rừng , vườn đồi, nhưng lại không cho trái hay trái lác đác mà chưa giải quyến nổi  vấn đề khoa học , kỷ thuật. Có lẽ nêndu nhập thêm các giống mới lai tuyễn chọn Florida, Hoa Kỳ, Úc Châu hay ngay cả Thái Lan, bổ sung giống mít Bố Trạch, Quảng Bình có tiếng là cho trái to nhất, nhưng không đương nhiên là có năng xuất cao nhất, trên phương diện múi mít và hột mít. Một cây xứ mát, có thể thích hợp vùng cao, hay các tỉnh miền Bắc có nhiều lạnh hơn, thay cho cây mít, đó là những lòai -giống, ngày nay là giống lai tuyễn chọn thuộc họ dẽ, sồi - Fagaceae,  cũng đa dụng, vừa cho nhân hột ăn , lấy gỗ , làm cây che phủ đất chống xói mòn , cải tạo môi trường làm đẹp cảnh quan .Đa số giống rụng lá mùa đông  nên đã đem về nước nhiệt đới cảnh rừng ôn đới, lạ mắt mùa đông. Đáng là một cây ưu tiên tái lập 5 triêu ha rừng bị phá làm nương rẫy vùng cao nước nhà trong thế nông lâm mục ( vì lá có thể nuôi heo, nuôi tằm, dưới các tán hàng dẽ nuôi súc  vật khác ) 
 Hột dẽ đã xuất hiện lại ở Ca Li, Hoa Kỳ
           Tìm các giống hay tuyễn chọn giống lai - hybrids kháng bệnh cháy lá.
 Cây dẽ  (chestnut tiếng Anh và marron tiếng Pháp ) là một trong những cây rừng tìm thấy nhiều nhất ở lục địa Bắc Mỹ .Ước lượng khỏang 1/4 hay 1/3 mọi cây đại mộc che phủ rừng đồ sộ từ vùng Bắc bang Georgia đến New England , là cây dẽ. Di dân định cư đầu tiên ở Mỹ đã gọi các cây dẽ là “ Vua cây mộc- King of trees “.  Nhưng đầu thế kỷ thứ 20, khỏang năm 1904, cây dẽ Mỹ - Castanea dentata  ỏ Hoa Kỳ bắt đầu chết gần hết vì bênh cháy lá , nổi u sần lóet lỡ cây- canker- chestnut blight . Thủ phạm là một bào tử nấm ( khuẩn )- fungal spore , đã thóat ra từ một mẩu cây dẻTàu ( Trung Quốc) - chinese chestnut ( ? ), do Vườn Sưu Tập Thực Vật New York Botanical Garden du nhập. Chỉ một vài gốc dẽ Mỹ , đa thân ( thân chính đã chết rụi vì bệnh ) sống sót và đã được dùng khảo cứu, nhân giống các dòng kháng bệnh cháy lá . Chỉ trong vòng 5 năm, có đến từ 3 đến 4 tỉ cây dẽ Mỹ chết bệnh, chiếu theo sách bà Susan Franklein viết “ Cây Dẻ Hoa Kỳ - The American Chestnut “ , một số cây rừng chết, có diện tích trên 4.5 triệu ha hay một diện tích đại mộc có thể bao phủ 1800 lần Công viên Quốc gia Yellowstone National Park, hay cung cấp hai cây cho mỗi người dân, lúc đó sống trên hành tinh Trái Đất.     
            Năm 1985, một Cơ quan Khảo cứu đựợc thành lập ở miền Đông Hoa Kỳ, chú tâm nghiên cứu  lai tuyễn chọn các giống dẻ trồng  trọt kháng bệnh cháy lá, năng xuất cao, nhân hột ngon và thân làm gỗ tốt Vào thập niên 2000, khảo cứu  tiến về  cách đánh dấu chuẩn phân tử- molecular markers,  tìm các nguồn đối kháng bệnh ( như lập lại vi tiểu - micro repeats , vệ tinh vi tiểu microsatellites ..)  và làm công nghệ di truyền - genetic engineering chuyễn gen kháng bệnh. Một dấu chuẩn đặc thù dẻ Tàu Castanea mollissima kháng bệnh cháy lá cây dẽ, đã được xác định. Khảo cứu ở bang New York vừa tìm được một gen kháng bệnh cháy lá cây dẻ trên cây lúa mì - wheat .
Hoa Kỳ có 6 lòai tông Castanea C. pumila ( có khi chia ra 2 lòai có dạng khác nhau ), dẻ Mỹ C.dentata, C. henryi, dẽ vườn hay dẽ Âu châu C. sativa, dẽ Tàu hay ở nuớc ta có tên là dẻ Cao Bằng ( trồng nhiều ở huyện Trùng Khánh ) C. mollissima ,và C. seguineii. Các giống dẻ Tàu thường ít khi cao quá 15 - 17m, nhưng nhân trái lớn và ngon ngọt nhất; cơ cấu ngon hơn dẻ Nhật  C. renata , nhân trái lớn hơn dẻ Mỹ, nhưng không phải là cây cho thân gỗ tốt- not a good timber , dạng tựa kiểu cây táo tây -apple, pommier .Sở dĩ lòai Castanea này có tên là mollissima vì mặt dưới lá phủ lông tơ mềm mại. Miền Bắc Trung Quốc, ở gần Tây ( Trường ) An ,  thấy trồng cả ba loài dẻ trồng trọt trên thế giới: dẻvườn hay dẻ Âu Châu, dẻ Nhật, dẻ Tàu. Dẻ Nhật không cao lớn như dẻ Mỹ, trái nhân cũng lớn , nhưng vị  tầm thường và cũng là lòai làm thụ phấn kém cỏi . Nhắc lại là loai dẻ Tàu cần trồng hai ba giống trong vườn , rừng đồi,  thì mới sinh trái, một giống làm cây cho phấn vì thời gian hoa đực tung phấn và hoa cái thụ tinh khác nhau; tuy rằng cây dẽ là lòai đồng chu, hoa cái hoa đực cùng ở trên một cây. Phái đòan khảo sát Mỹ ở miền Bắc Trung Quốc,  cũng nhận thấy lòai dẽ C. henryi ở Trung Quốc có thân và tán cao lơn nhất, khác hẳn tình trạng ở Hoa Kỳ.          .          
Các giống lai tân tuyễn kháng bệnh cháy lá 3 công dụng
Từ năm 1999, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đà bắt đầu lai tuyễn chọn đại trà các giống lai cùng giống intervarietal, cùng lòai - interspecifiquẹ có 3 công dụng . Các giống lai tuyễn cùng giống  thuộc lòai C. mollissima đã phổ biến ở miền Đông Hoa Kỳ là Cranwe, Nanking. Các giống lai tuyễn cùng lòai là Colossal , Sleeping Giant , Eaton …Các giống mới phổ biến ở miền Tây Hoa Kỳ thường là các giống lai hồi giao dẻ Âu Châu hay dẻ Âu Châu - Nhật Bổn. Năm 2007, phổ biến giống lai tuyễn Colossal Nevada,  nhưng không thích hợp cho vùng quá lạnh,  núi đồi quá cao, nhưng có lẽ đáng du nhập về trồng thử nghiệm ở Việt Nam, ít lạnh hơn Hoa Kỳ.   
. Trường đại học UC Davis, Bắc Ca Li , đang có chương trình lai tuyễn và tháp- ghép kiểu T với các giống dẽ Ý Marrone Di Chiuso Peso, De Coppi, và các giống Eaton, Campbell NC , cũng như khảo cứu tuyễn chọn  thời gian tung phấn hoa và cây thụ  phấn không khắc tinh - not incompatible với các giống dẻ Âu Châu.
Ca Li dẫn đạo chương trình sản xuất hột dẻ  kháng bệnh , cao năng
Ngày nay Bắc Bán Cầu tìm thấy cây dẻ khắp nơi, nhưng với các giống kháng bệnh thay vì giống dẻ Mỹ dễ nhiểm bệnh cháy lá.Tuy nhiên ngày nay gần như hầu hết mọi lọai hột dẻ bán ở các chợ , các siêu thi Hoa Kỳ đều là hột dẻ nhập khẩu, đa số từ Ý, thu họach ở các rừng dẻ do quốc gia quản trị. Một số cũng nhập khẩu từ Trung Quốc  hay Nam Hàn ( Hàn Quốc ).Mỗi ngày mỗi thấy nhiều thêm nông dân Hoa Kỳ trồng cây dẻ lọai mới, tuyễn chọn lai giống giữa các lòai dẻ Á Châu và Âu Châu.Những vuờn dẻ mới này còn non trẻ, nên phần lớn chưa sản xuất. Trung bình kích thước nông trại dẻ ở Hoa Kỳ cũng không lớn, chừng 4.5 ha một vườn. Hiện nay, tổng số diện tích trồng dẻ ở Ca Li có lẽ không quá 500 ha .
Giống trồng nhiều nhất ở Hoa Kỳ là Colossal . Các cây Colossal nguyên thủy vẫn còn sống ở nông trang kiểu bà hòang Victoria, ngọai ô thị trấn Nevada City. Những cây này trồng từ thập niên 1870 ở  vườn tiền phong - vựa bán cây giống của người Pháp tên là Felix Gillet, đến cư trú tại Nevada City vào thập niên 1850, trên một sườn đồi  núi đá không ai muốn đến. Gillet đã đưa nước vào tưới tiêu, đào lượm bỏ hết đá, đăt tên vựa cây này là Vựa bán Cây giống Đồi Trơ  trọi - Barren Hill Nursery “ ( không khác chi mấy câu  chuyện mới đây vườn cam ruột hồng đỏ nổi tiếng Cara Cara ở đồi thong ,núi đá gần Đà Lạt ) . Nhưng Felix Gillet còn là tay lai giống tuyễn chọn , tuy ông khởi sự là thợ hớt tốc -cạo râu, đầy sáng kiến không thua nhà tuyễn chọn các cây trái họ hoa hồng ( đào , mơ , mận …) nổi tiếng Ca Li  là Luther Burbank.. Ngòai các giống lai tuyễn chọn dẻ hazelnut , hồ đào óc chó - walnuts và cả dâu tây nữa, đóng góp của ông lớn nhất là tuyễn chọn giống Colossal , một giống lai giữa các loai dẻ Pháp và dẽ Nhật. Năm 1908, Gillet chết và bạn ông Benjamin Toenella , mua lại hầu hết vườn vựa cây ông trồng , kể cả hai cây sinh đôi Colossal và truyền bá khắp thị trấn. Nhà, vườn, vựa qua tay nhiều người khác, nhưng hai cây Colossal vẫn còn đó. Nay thì các nông dân Bắc Ca Li, như Correia,  ngòai giống Colossal còn trồng một lọat lẫn lộn các giống dẻ Ý , tên gọi là Marroni ( ở Ý các giống dẻ, hột ngon nhất có tên là marroni , Pháp là marron. các giống ít ngon gọi là castagne, Pháp là châtaigne ).
 Phát triễn ngành trồng hột dẻ vùng cao như đã làm với ngành hột điều - cashew nut vùng thấp  ?
Kiểm kê, định tông ,  lòai , giống , giống cho phấn,  các lòai dẻ hoang dại , trái ăn được và đã  trồng trọtít nhiều, ở vùng cao Việt Nam
Việt Nam đếm được 5 tông- genus họ ( sồi ) dẽ Fagacea. Tông Fagus chỉ có một lòai - species là sồi cánh Fagus longepetiolata , một đại mộc ở rừng cao hơn 2000m vùng Sapa , Mộc Châu. Tông dẻ chánh thức Castanea có hai lòai, cũng là đại mộc: lòai dẻ Fansipan, Castanea phansipanenis ở Lào Cai , loài dẻ Cao Bằng thuộc lọai dẻ Tàu Castanea mollissima . Tông dẻ Castanopsis, còn gọi là kha thụ, the, cà ổi - dẻ đen …  đếm được 52 lòai, trong số này có 4 lòai có trái ăn được là dẻ Bắc Giang Castanopsis boisii, trái ăn khá ngon, phân bố hoang dại hay trồng trọt ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc , và dẻ gai hay cà ổi Ấn Castanopsis indica mọc ở rừng luôn luôn xanh , cao độ 500- 1000m ở Bắc Cạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị và Lâm Đồng, nhân rất được ưa chuộng ; kha thụ Castanopsis lecomtii trái đấu ( đấu là vỏ trái , vỏ quả khô )to 4.5 cm, mọc ở Sapa , nhân hột ăn được và dẻ hay kha thụ Đồng Chó - Qủang Trị, Castanopsis dongchoensis , một đại mộc cao 20m , trong khi các loai dẽ khác chỉ cao 8- 15 m là cùng, trái ( đấu) tròn tương đối nhỏ 2- 3cm , nhân hột ăn đươc. Tông dẻ Castanopsis  còn có nhiều lòai hoang dại, đôi khi trồng trọt ở các rừng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn,  Bắc Giang, Hà Tây , nhân hột cũng rất ngon, nhưng chưa định danh loài hay giống. Tông Lithocarpus  kiểm kê định danh được 112 lòai , trong số này có 3 lòai hoang dại có nhân trái ăn được: lòai sồi bán cầu Lithocarpus corneus var. zonatus , lá rụng mùa đông ở rừng Bắc Giang , Tuyên Quang dọc sông Đà đến Nghệ Tĩnh; loài sồi đỏ -sồi ghì Lithocarpus corneus cây thấp hơn loài vừa kể ở rừng núi Bình Trị Thiên, Hà Sơn Bình, Hải Vân, Công Tum, trái đấu tương đối rộng 3.6 cm , nhân hột ăn được; lòai dẻ trắng hay dẻ đá Lithocarpus dealbatus ở vùng núi cao Cà Ná, Đà Lạt,  có nhân hột ăn được . Tông Sồi chánh thức Quercus  ( tiếng Pháp là Chêne , tiếng Anh là oak ) đếm được 48 lòai , nhưng không loài nào có trái ăn được . Chúng tôi thiết nghĩ nên dành từ dẻ cho các lòai Castanea cho trái , nhân ăn được, từ sồi nên dành cho các lòai tông Quercus, Fagus, từ dẻ kha thụ cho tông Castanopsis, và từ sồi dẽ cho tông Lithocarpus . Trên phương diện thực vật nông học, tông Castanea  có gié thòng, nhưng gié hoa đực ở trên , hoa cái ở dưới ; tông Castanopsis gié thòng nhưng đơn phái tính , trái bị một đấu - burr , cupule bao trọn , có gai; tông Lithocarpus cũng có gié thòng đơn phái tính , có trái đấu không bao trọn và gíé cái mọc đứng và dài ( trong khi ở tông Quercus gié cái lại thòng , mảnh khảnh )                        
  Cần nghiên cứu thêm các giống, lòai dẻ, dẽ kha thụ , sồi dẻ đặc thù  Việt Nam
Lòai dẻ trồng nhiều nhất là dẻ Cao Bằng ở huyện Trùng Khánh, thuôc lòai dẻ Tàu , Trung Quốc Castanea mollisssima . Không định rỏ giống trong lòai , tuy cũng đã biết cây dẻ là đồng chu monoaecious - monoique, (một cây ra cả hai lọai hoa cái và hoa đực), nhưng  trên một cây dẻ hoa cái và hoa đực lại không ra hoa cùng một lúc; cho nên ở vườn dẻ phải trồng  hay tháp ( ghép )  nhiều giống  khác nhau, có cây là giống làm  thụ phấn cung cấp phấn ( pollinator ) thì hoa mới đậu trái ( như nhiều lòai cây bơ avocado, avocatier vậy đó ). Nhưng Việt Nam chưa phân biệt rỏ giống nào làm cây “ đực “ cho phấn tốt, giống nào làm “ giống cái “.Những lòai dẻ Cao Bằng trồng ở Lào Cai, Yên Bái , Lạng Sơn ra trái từ lâu, tất cũng chứa nhiều giống khác nhau , cógiống làm thụ phấn tốt ,  có giống làm cây “ cái “mà thôi. Các giống dẻ Trùng Khánh có thể khác giống với  các giống Lào Cai , Yên Bái , Lạng Sơn trên nhiều phương diện trồng trọt , năng xuất , phẩm giá nhân,  thân làm gỗ tốt xấu … Có lẽ nên nói thêm là ở họ sồi dẻ, lòai dẻ kha thụ Castanopsis lecomtei , có trái ăn được ở Sapa là đại mộc cao đến 30m và dẻ khai thụ hoang Castanopsis nhatrangensis  cao gần 30m, lòai sồi dẻ Lithocarpus cambodiensis ở  núi Huế , Đồng Nai , Phú Quốc cao đến 30m ,  thân rất to , loài Lithocatrpus farinentus ở Huế , loài Lithocarpus kontumensis ở Kontum , Lithocarpus rouletii ở Phú Yên Khánh Hòa cây cũng cao 30m….    
May mắn là không nghe nói đến bệnh cháy lá trên các giống lòai C. mollissima Việt Nam, có lẽ chứa các gen kháng bệnh cháy lá chăng ?  
Không hiểu tại sao vùng Cao Bằng, Lạng Sơn , Đà Lat , Sa Pa… lại không nghe nói đến Pháp du nhập các giống dẻ vườn Pháp  hay Âu Châu Castanea sativa , cây lớn  tán rộng hơn,  hột trái , nhân trái cũng lớn hơn và mức kháng bệnh thối gốc cũng lớn hơn các giống dẻ Cao Bằng ? . Không du nhập các giống dẻ Mỹ C.dentata bị nấm bệnh cháy lá trầm trọng, có lẽ hửu lý . Nhưng nay dẻ Mỹ đã có những giống lai tuyễn kháng bệnh cháy lá năng xuất cao , phẩm giá cao như giống lai Colossal ….? Cũng không nghe nói đến những giống dẻ Tàu C. mollissima tốt, mới cũ, du nhập từ Trung Quốc - Nam Hàn ? Tưởng  Việt Nam cũng nên nghĩ đến các giống dẻ Nhật, trái to Castanea renata, Ca Li đã dùng nhiều lai tuyễn với các giống Âu Châu và  Mỹ  như đã nói trện. Có khi cũng nên nghĩ đến Tân Tây Lan và Úc Châu,  hai nước này chắc cũng có tuyễn chọn nhiều giống dẻ mới mollisssima hay giống lai ? Nhất là các nước Nam Mỹ đặc biệt là Brasil cũng có thể đã lai tuyễn chọn được nhiều giống lai tốt, kháng bệnh, ít yêu cầu lạnh hơn ( low chill ) , như Brasil đã thành công tuyễn chọn các giống hồng trái - kaki - persimon, yêu cầu lạnh (100 - 150 giờ dưới 7.2 độ C )ít hơn cả các giống kaki Nhật nổi danh như Hachiya , Fuyu . Eureka , Chocolate , như các giống Louis de Queiroz, Giombo, Trakondaki…. Có khi e còn tốt hơn các giống hồng Việt Nam cũ: Thạch Thất , Thanh Trì , Lạng Sơn ?
Dương Hồng Dật cũng cho biết dẽ ngon Trùng Khánh có năng xuất trung bình 5-7 tấn hột một ha ( Trái không còn đấu ) vào năm thứ 20 và có thể cao hơn khi cây được 50 - 60 năm, thời kỳ sai trái nhất Những  vườn dẽ lai mới kháng bệnh cháy lá Bắc Ca Li đã đạt năng xuất này sớm hơn, khỏang 7- 8 năm và thời kỳ sai trái nhất có lẽ cũng sớm hơn ?  E có khi còn sớm hơn nữa ở những sinh thái cao Việt Nam, ít lạnh hơn Bắc Ca Li ? Như đã xảy ra với cây cao su thiên nhiên mau cạo mủ hơn ở miền Đông Nam Bộ , Căm Bốt hơn là Bắc Việt , Quảng Đông , Quảng Tây , Vân Nam. Bắc Lào.. Không biết các lòai  giống sôi dẻ, dẻ kha thụ có trái ăn được ở nước nhà mọc ở những rừng không rụng lá, luôn luôn xanh  có là một dấu hiệu các giống này ít yêu cầu lạnh, r a trái sớm hơn, khi lai giống ở những sinh thái bán nhiệt đới nước ta không ?
 Dầu sao các vùng cao nước ta cũng nên phát động một chương trình  nông lâm ( cây ăn trái , cây lấy gỗ ) dựa và các cây hạch quả- nut  xứ mát ( nhưng nay phát triễn nhiều ở vùng bán ôn đới ) đăc biệt là các lai tuyễn chon mới, các tông dẽ, sôi dẻ , dẻ kha thụ ( xem là hột dẻ đặc thù địa phương ), hồ đào Óc chó , mày- pecan Thanh Hóa, mày châu .., ở đồi núi vùng cao Tây Bắc , Đông Bắc, Trung Du, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên , tương đương  tầm vóc, đầu tư, chế biến …  chương trình cây hột điều , trước đây chỉ có vài trăm ha ở Tây Ninh, nay đã trồng trên nữa triệu( 500 000) ha vùng thấp ( cây điều trồng phía Bắc quá   Quảng Bình , Quảng Trị mọc không tốt vì đã quá lạnh ) và năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu gần 180 000 tấn nhân ( kể cả nhân chế biến từ hột thô mua ở Phi Châu ), trị giá 940 triêu , gần cả tỉ,  đô la Mỹ .  

          (Irvine, Ca Li 19/5 năm 2009 

Trở lại Trang KHNN

 
 
  Số người đọc 423570 visitors (1094786 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free