Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Gà mái đá gà cồ
 
Lên mạng ngày 4/6/2009

GÀ MÁI ĐÁ GÀ CỒ
 GS Nguyễn Thượng Chánh
 
battu par sa femme.jpg
.
 Đây là một đề tài vô cùng tế nhị thuộc vào loại cấm kỵ hàng đầu trong các vấn đề cấm kỵ tabou. Đó là vấn đề vợ bạo hành chồng hay “gà mái đá gà cồ”.
Chúng ta không thể nào cố tình làm ngơ trước một vấn đề nhân sinh quan trọng đã ngấm ngầm từ ngàn xưa trong xã hội loài người.
 Nay là lúc cần phải đã phá bức tường im lặng để nói lên sự thật hầu hy vọng mọi người, đàn ông cũng như đàn bà xích lại gần nhau để cảm thông nhau hơn.
Người viết xin tóm lược những gì sách báo ngoại quốc và Việt Nam dã đề cập đến cái problematic nhức nhối nầy.
Quyền phán xét và phê phán thuộc về quý bạn.

NTC  
 
 Thường tình hể mỗi khi nói đến vấn đề bạo hành trong gia đình (domestic violence, violence conjuguale) thì mọi người đều nghĩ ngay đến nạn nhân là người vợ liễu yếu tay mềm bị anh chồng vũ phu hành hạ, đánh đập, u đầu, bầm mặt, lọi tay, gẫy be sườn...Rất đúng. Nhưng chúng ta cố tình quên đi, lờ đi một sự thật khác cũng rất phổ biến , đó là trường hợp người chồng cũng có thể bị người vợ bạo hành (abused men, battered men, hommes battus).
 
Thật vậy, ít thấy có một người đàn ông nào có đủ can đảm dám nhìn nhận rằng mình rất sợ vợ, thường hay bị vợ bắt nạt suốt năm suốt tháng. Cùng lắm thì họ chỉ nói là họ nể vợ chớ không phải sợ vợ. Vợ mình thì mình sợ chớ đâu phải phải sợ vợ người khác!
 
 Các mẩu chuyện đàn ông sợ vợ thường được thiên hạ, đem ra bàn tán mổ xẻ, chế giễu để cười chơi. Nào là gà mái đá gà cồ, gà nuốt dây thun, nào là gà ướt, gà chết, nào là pêdê, lại cái, nào là đồ chết nhát, nhu nhược, thờ bà, sợ vợ, đội quần vợ, để vợ trèo lên đầu lên cổ... Wow!
 
Đàn ông xưa nay được xem là phái mạnh, mang cái “vỏ cường tráng” của Rambo và cái ý tưởng nam nhi chi khí (machisme). Còn đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng (xuất giá tùng phu), phu xướng phụ tùy nghĩa là chồng nói thì vợ phải câm miệng lại và nghe theo. Đó là những quan niệm tam tùng tứ đức rất phong kiến của xã hội Á Châu ngày xưa để thống trị người dàn bà.
Ngày nay thì khác, xã hội Tây phương đã tiến hóa nhiều, phụ nữ được giải phóng và bình đẳng hơn về nhiều mặt so với nam giới. Ngoài ra trong nhiều lãnh vực, nét âm thịnh dương suy càng ngày càng thấy rõ. Trong nhà cũng như ngoài xã hội, càng ngày càng có nhiều phụ nữ đã chứng tỏ họ cũng có bản lĩnh lắm đâu có thua gì đàn ông.
Những lợi điểm nầy đã giúp người phụ nữ tự tin và nhìn người đàn ông với cặp mắt khác hơn ngày xưa.
Bởi những lẽ trên, người chồng phải ngậm đắng nuốt cay để khỏi mất mặt với đời nếu chẳng may mình vì nhu nhược hay vì hoàn cảnh phải chịu lép vế để  cho vợ xỏ mũi kéo đi.
 
Thống kê các quốc gia phương Tây cho thấy nạn chồng bị vợ ăn hiếp rất phổ biến trong mọi gia đình thuộc mọi giai tầng xã hội, bất kể giàu nghèo, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, nhà văn, nhà đạo đức, thầy chú hay dân đen khố rách... Địa vị càng cao thì càng phải giấu kỹ giấu kín hơn nữa.
 
Để biết rõ vấn đề bạo hành trong gia đình ra sao, Canada đã cho áp dụng phương pháp thăm dò của Hoa Kỳ gọi là Conflict Tactic Scale CTS.
Kết quả cho biết tại cái xứ tuyết giá nầy có tới  8% phụ nữ bị chồng bạo hành, và có 7%  đức lang quân bị vợ ăn hiếp. Đó các bạn thấy không cũng same same mà thôi. Đàn ông cũng là nạn nhân chớ đâu riêng gì chỉ có đàn bà không thôi đâu như các phong trào phụ nữ thường la hét kết tội đa số đàn ông (ngoại trừ Hồi Giáo)  toàn là thứ đồ vũ phu hành hạ vợ.
 Đàn ông nói chung cũng có thể là nạn nhân của vũ thê nữa.
 Lẽ dĩ nhiên là phe nhóm phụ nữ không hài lòng với phương pháp CTS vì theo họ, nó không nói lên được tình trạng bạo hành thật sự mà người đàn bà phải gánh chịu thường xuyên trong gia đình. 
 
 Bị vợ đì, chuyện khó tin nhưng có thật.
 
Sophie Torrent(1975) là một chuyên viên xã hội tại Thụy Sĩ và cũng là một người rất quan tâm đến tệ nạn bạo hành trong gia đình. Muời năm trước đây cô ta có thực hiện một cuộc điều tra nghiên cứu của Đại học Fribourg với tựa đề : Analyse du phénomène de la violence de la femme envers son conjoint, de sa gestion par l homme et de son processus de dépassement.
 Để thực hiện công việc nầy Sophie Torrent đã cho phỏng vấn bảy anh chồng bất hạnh nhất

Sau đây là những điểm chánh rút ra từ cuộc nghiên cứu trên.
 
1)      Vũ khí lợi hại nhất của vợ : bạo hành tâm lý, khủng bố tinh thần chồng.
L’arme privilégiée : violences psychologiques
 
Chửi bới, bắt lỗi, đay nghiến, chanh chua, lăng mạ, chê bai bất cứ việc gì chồng làm, so sánh chồng mình với chồng người khác, nói bướng, ghen bóng ghen gió vô căn cứ, hay gây gổ bất cứ chuyện nhỏ hay chuyện lớn, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, kiểm soát thời khóa biểu của chồng, kiểm soát sinh hoạt riêng tư và nghề nghiệp của chồng, kiểm soát bạn bè, thơ từ, email, điện thoại, lục túi lục bóp, kiểm soát kinh tế...Chồng không được cãi lý lại.
 
Đó là những món thường lệ trong menu mà hầu như bất cứ anh chồng nào cũng có thể phải nếm mùi ít nhiều trong cuộc sống vợ chồng. Càng về già thì thực đơn càng phong phú, đa dạng,và đậm đà hơn. Đúng vơi câu gừng càng già thì càng cay.
 
Ông trách bà thường hay lải nhải, bà phan lại là ông càng già càng sanh tật sanh chứng khó chịu.
Trong nhiều năm sống chung với nhau, dần dần vợ chồng mất đi sự đồng cảm và không còn nói cùng một thứ tiếng nữa.
Trong tất cả các hình thức bạo hành thì chính sự hạ nhục, chà đạp, xâm phạm danh dự nhân phẩm đã đâm thẳng vào con người, vào xương vào tủy của anh chồng. Theo ngày tháng anh ta chịu không nổi thì phải phản ứng lại.
« Elle me dévalorise, ne cesse de me traiter de nul. Tout ce que j’ai fait c’est de la merde, mon travail, c’est de la merde. Je ne l’ai jamais entendu dire une seule chose positive » (Jacques)(Bả coi tui hổng ra gì, hạ nhục tui, không ngớt xem tui là thứ đồ vô dụng. Tất cả cái gì tui làm đều là cứt, công việc của tui là cứt. Tui chẳng bao giờ nghe bả nói được một lời xây dựng, một câu tích cực nào hết).

 
Tác giả Sophie Torrent cho rằng bạo hành tâm lý vô cùng tinh vi (subtil), khó thấy, đầy ẩn ý (sournois) có chủ  đích khiêu khích khiến anh chồng phải tức khí, điên tiết lên và phản ứng lại bằng bạo lực, như đập bàn, đá ghế, la hét om sòm, xổ tiếng Đan Mạch, và có khi xô đẩy, bộp tay, hay đinh chị ta một cái sặc máu mũi. Thế thì anh ta trúng kế của chị rồi. Anh ta trở thành vũ phu và thủ phạm, còn chị là nạn nhân của bạo hành. Chị ta chỉ cần gọi 911là cảnh sát tới ngay.
«  La violence psychologique, c’est pire que la violence physique... ca harcèle et ca use » (Pascal)(khủng bố tin thần còn tàn nhẫn hơn khủng bố thể xác...nó tấn công không ngơi nghỉ, nó làm hao mòn tin thần quá trời...)
« Quand je rentrais le soir, elle me faisait les poches. C’était le contrôle  total. Je n’ai jamais pu ouvrir une lettre de mon courrier »(Dave)(Chiều, tui đi làm vừa về, thì bả lục túi tui. Đó là sự kiểm soát trọn vẹn 100%. Tui hổng có bao giờ mở được một cái thơ của tui ra xem...).
 
 Không được xem như một bạn đồng hành với vợ trong gia đình, anh chồng trở thành một người giúp việc homme à tout faire làm bất cứ việc gì mà bà vợ ra lệnh.
« J’ai l’impression d’avoir été rabaissé jusqu’à n’être plus qu’une espèce de chien » (Cédric)(Tui có cảm tưởng là tui bị hạ xuống như một loài chó)
 
Người viếc xin nhấn mạnh, trên đây là những trường hợp hết thuốc chữa chớ không phải tiêu biểu cho tất cả các bà vợ Việt Nam. Không phải mợ nào cũng đều chằn như vậy hết đâu.
 
2)      Nhắm vào vai trò con người đàn ông : làm chồng, làm cha
L’atteinte des rôles masculins
 
Không cho chồng đụng tới người của chị.
 
Cấm vận sex. Đuỗi anh chồng đi ngủ riêng.
“Le plus grand drame pour un mari, c’est de se voir refuser de faire l’amour, ca elle le faisait souvent. » (Tom) (Thảm kịch lớn nhất của thằng chồng là bị vợ từ khước hổng cho múa lân, và vụ đó thường hay xảy ra lắm)
Chê bai khả năng ạch đụi của anh: thứ đồ bất lực mần hổng nổi.
 
Bất tài, vô dụng không xứng đáng làm chồng tui.
 
Không xứng đáng làm cha: chê bai, sĩ nhục chồng trước mặt con cái nhằm mục đích để chúng khinh rẻ người cha và tìm cách tách rời mấy đứa nhỏ ra khỏi chồng với lý do có hành vi không xứng đáng làm cha: Comportement d’ aliénation parentale
 Ngoài ra đôi khi chị ta cố ý mạnh tay với mấy đứa nhỏ để chọc tức làm áp lực với anh chồng.
“Elle utilise notre fille pour faire pression sur moi. Elle la secoue violemment... »
   
3)      Hậu quả ra sao?
 
Theo tháng ngày chịu đựng không ngơi nghỉ,  anh chồng bị tổn thương nặng cả về thể xác lẫn tâm hồn, trong sinh hoạt hằng ngày, trong mối giao tiếp ngoài xã hội và cả trong lảnh vực chuyên môn nghề nghiệp của anh ta nữa. Hậu quả là anh ta rơi dần vào trạng thái lo âu, buồn chán, trầm cảm, mất tự tin, hết biết còn ham muốn bất cứ việc gì, không còn nhớ tên mình là gì nữa, và mất luôn cả căn tính (identité) của mình. Anh ta tự hỏi có phải mình còn là một người đàn ông hay không?
“ J’ai l’impression d’ avoir été harcelé pendant des années, partout dans mon quotidien. Au point où, au fil du temps, je ne savais plus comment je m’appelais. Je ne savais plus ce que j’aimais, ce que je voulais » (Cédric)
 
 4)      Khó tìm được sự giúp đỡ khi cần đến.
 
Ngoại trừ một số ít quốc gia như Hoa Kỳ, Hòa Lan ... có nhà trú ẩn cho các anh chồng bị vợ đánh và đồng thời cũng có những cơ quan xã hội hiểu biết vấn đề hơn nhưng còn lại đa số nơi khác hoàn toàn không mấy quan tâm tới ba cái vụ ruồi bu nầy.
 
 5)      Muốn chia tay cũng không phải dễ
 
Để trả thù anh, bà vợ có thể vu cáo anh lạm dụng tình dục, mò mẫm mấy đứa con. Đây là cách vu cáo rất thường thấy tại hải ngoại trong ca hai vợ chồng đang làm thủ tục ly dị. Trước tòa, chính anh phải tự bào chữa lấy và chứng minh sự vô tội của mình. Chuyện không phải dễ đâu.
Thường thì tòa án xử  thiên vị trong chiều hướng có lợi cho người phụ nữ. Vợ anh sẽ giữ con và như thế anh sẽ mất chúng. Đây là nổi khổ tâm vô cùng tận của một người cha.
 
6)      Nhục nhã và sợ mất sĩ diện
 
Đây là lý do chánh làm cho anh chồng phải ngậm bồ hòn nuốt đắng, câm miệng lại và chịu đựng một mình. Hậu quả là anh sẽ rơi vào tâm trạng chán đời, lo âu, trầm cảm. Dễ xảy ra cho những người chồng đã lớn tuổi.
 
 7)      Những đề nghị đầy nhân tính của Sophie Torrent
Quitter les stéréotypes-Rời khỏi khuôn mẩu kẻ bị bạo hành
 
Để xây dựng lại căn tính của mình, nạn nhân cần phải được tiếp đón trong một tập thể collectif: một không gian mà anh có thể nói lên nỗi niềm của mình, được người khác chịu lắng tai nghe và chia sẻ, và có những điều luật để bảo vệ khác hơn là những điều luật dành cho vợ anh ta.
Để bù đắp phần nào vào sự khiếm khuyết của các cơ cấu trên, các người lo việc xã hội cần phải ý thức đến các điểm sau đây:
-          Xóa bỏ ý niệm lưỡng phân thủ phạm –nạn nhân.(Arrêter la dichotomie coupable-victime)
Bạo hành cần phải có hai người. Nó là hậu quả của một lực giao lưu phản hồi có qua có lại( dynamique relationnelle interactive) trong một bối cảnh mà cả hai vợ chồng không thể tạo lập được cho họ được một góc trời riêng tư đượm lòng tương kính nhường nhịn lẫn nhau.
 
-          Nhìn nhận sự kiện: bạo hành không có giới tính (Reconnaitre les faits :l ‘exercice de la violence n’a pas de sexe)
 
-          Trách nhiệm hóa cả vợ lẫn chồng trong sự bộc phát ra bạo hành.(responsabiliser les deux partenaires dans le cycle de la violence)
 
-          Phải nhìn nhận sự khổ đau của vợ và của chồng. Họ cần được sự giúp dỡ hay được chữa trị (Reconnaitre la souffrance des personnes aux prises avec la violence)
 
-          Phát triển một chương trình giáo dục, phòng ngừa và can thiệp. Phải có những biện pháp cụ thể để bảo đảm mối liên lạc giữa người cha và các con của anh ta. (Développer des programmes d’ éducation, de prevention, et d’intervention)
 
Tại sao người đàn ông vẫn không muốn thoát đi?
 
(Why do men stay in abusive and violent relationship?)
 
Có thể có những lý do như:
-Để bảo vệ các con (protecting the children) đối với bà vợ hung dữ. Anh ta sợ nếu thoát đi thì anh ta không thể nào gặp lại được mấy đứa nhỏ được nữa.
- Tự nhận lỗi (assuming blame- guilt prone). Anh ta nghĩ rằng tại mình nên mới gây ra cảnh nầy. Anh ta thấy mình cũng có trách nhiệm trong biến cố. Và anh ta có ý tưởng không thực tế là mình có thể sủa đổi lại hoàn cảnh cho khá hơn.
- Tánh lệ thuộc ( dependency or fear of independence). Anh chồng bị vợ đì thường có tinh thần, tình cảm và tài chánh lệ thuộc vào người vợ bạo hành. Anh ta ghiền bả (addicted) nên không dám bỏ.
 
 Đặc tính của các bà có hành vi bạo hành?
(characteristics of women who are abusive and violent)
 
-Lạm dụng rượu (alcohol abuse): thường khơi màu cho bạo hành trong gia đình. Rượu vào lời ra khiến chị ta dễ nóng giận, tức tối, hiểu sai những gì người khác nói, khó dằn đuợc bạo lực.
Phụ nữ Việt Nam ít có vấn đề nầy vì ít uống rượu.
 
-Xáo trộn hormones sinh dục làm tâm tánh thay đổi lên xuống bất thường (mood swings disorder). Thường xảy ra trong thời gian tiền kinh nguyệt (premenstrual), có thai, và lúc mấy bà bị mãn kinh (menopause). Hormone sinh dục estrogen bị xáo trộn trong các giai đoạn vừa kể. Chính các hormone sinh dục chi phối nồng độ chất serotonine  trong não. Serotonine thấp thì buồn bã chán đời, nồng độ serotonine cao thì vui vẻ. Vậy các bạn đàn ông cũng đừng có ngạc nhiên khi thấy điện cao thế xẹt bất tử không báo trước. Năm phút trước thì bà chị còn nói cười vui vẻ, năm phút sau thì xung thiên sấm sét nổi lên đỡ không kịp.
Mood swings during menopause are caused largely by the hormonal transitions women go through during this time. Hormones, such as estrogen, influence the production of serotonin, which is a mood regulating neurotransmitter.
 
-Xáo trộn tâm lý (psychological disorders) : có nhiều loại xáo trộn tâm lý dẫn tới bạo hành. Thường gặp là chứng rối loạn nhân cách giáp ranh (Bordeline personality disorders, BPD) thấy ở 2% phụ nử. Trên 50% ca người vợ bạo hành có thể xuất phát từ BPD.  Chứng rối loạn nhân cách giáp ranh cò thể liên hệ đến ý tưởng quyên sinh, thay đổi tâm tánh lên xuống bất thường (mood swings), nói dối, vấn đề tình dục lạ thường và lạm rượu.
 
Borderline personality disorder (BPD) is a serious mental illness characterized by pervasive instability in moods, interpersonal relationships, self-image, and behavior. This instability often disrupts family and work life, long-term planning, and the individual's sense of self-identity. Originally thought to be at the "borderline" of psychosis, people with BPD suffer from a disorder of emotion regulation. While less well known than schizophrenia or bipolar disorder (manic-depressive illness), BPD is more common, affecting 2 percent of adults, mostly young women. There is a high rate of self-injury without suicide intent, as well as a significant rate of suicide attempts and completed suicide in severe cases. Patients often need extensive mental health services, and account for 20 percent of psychiatric hospitalizations. Yet, with help, many improve over time and are eventually able to lead productive lives.
People with BPD often have highly unstable patterns of social relationships. While they can develop intense but stormy attachments, their attitudes towards family, friends, and loved ones may suddenly shift from idealization (great admiration and love) to devaluation (intense anger and dislike). Thus, they may form an immediate attachment and idealize the other person, but when a slight separation or conflict occurs, they switch unexpectedly to the other extreme and angrily accuse the other person of not caring for them at all  (Institute of Mental Health)

 
-Mong đợi viễn vong, thấu hiểu vấn đề và kết luận xa rời thực tế (unrealistic expectations, assumptions and conclusions):các bà thường đòi hỏi nơi chồng mình những việc không thực tế không thực hiện được, đồng thời cũng có những mong đợi viễn vong trên trời dưới dất. Các mợ nầy thường trải qua liên tiếp các giai đoạn trầm cảm, lo âu, bực tức, cáu có. Và họ đổ thừa các tình trạng nầy đều do thái độ và cách hành xử của chồng gây nên. Thật sự ra các rối loạn của bà vợ là hậu quả của các bất ổn tinh thần, hoặc do các vấn đề của chị lúc thiếu thời hoặc do tình trạng cai rượu đem đến. Các bà đổ tất cả bất hạnh, thất bại của đời mình lên đầu thằng chồng và cho rằng  chính anh ta đã làm cho chị khổ như thế đó.
 
 Các địa chỉ quan trọng:Chồng bị bạo hành- Issues of Public Interest (abused men)
 
http://www.dvmen.org/dv-199.htm    (trên thế giới)
http://www.ejfi.org/Help/Help-6.htm   (tại Hoa Kỳ)
 
  
Kết luận
 
Lời qua tiếng lại là một hiện thực trong đời sống của bất luận một cập vợ chồng nào.
Theo các nhà tâm lý học thì đây là chuyện rất bình thường. Đáng ngại và nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là khi hai người không còn có sự tương kính lẫn nhau. Mâu thuẫn trở thành bệnh hoạn và các cuộc chiến cứ leo thang và kéo dài ra mãi mãi.
Không những chỉ có người vợ mới là nạn nhân của chồng, nhưng sự thật cho thấy người chồng cũng rất thường là nạn nhân của vợ nữa.
Đã  đến lúc chúng ta cần phải đã phá cái tabou trên. Không có cái gì bí mật mãi mãi dưới ánh mặt trời được hết.
Đó là lẽ tất yếu trong thiên nhiên khi hai con người hoàn toàn khác nhau về thể xác, về tinh thần và về nhu cầu, phải sống chung và chịu đựng với nhau trong nhiều năm nhiều tháng.
Lấy vợ lấy chồng là cả một sự việc hết sức rủi may trong đời. Quyết định lấy nhau thì phải chấp nhận thương đau đắng cay ngọt bùi.
Giải quyết bằng cách nào? Không ai chỉ dạy cho ai được hết. Tất cả quyết định dều tùy thuộc vào cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người chúng ta.
Thế hệ lớn tuổi như chúng ta, vợ cũng như chồng thường có khuynh hướng cắn răng chịu đựng với nhau để cho yên nhà yên cửa.
 Ngược lại, bọn trẻ ngày nay thì thực tế hơn. Ở không được thì bỏ quách đi cho rồi, thì ly dị một cái rụp khỏi ấm a ấm ớ.
Không thể nói ai đúng ai sai hết. Mỗi thế hệ có cách nhìn đời, cách suy nghĩ và cách giải quyết của nó.
 
Chừng nào thế giới còn vợ còn chồng là còn bạo hành trong gia đình. Nhưng nghĩ cho cùng cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó hết.
Thôi thì nghĩ rằng đây là cái duyên cái nợ với nhau mà thôi.
 
Ngày xưa, Socrates (469 BC- 399 BC) của cổ Hy Lạp cũng đã từng là một người chồng bị vợ bạo hành te tua. Có phải nhờ cảnh đời như thế nên ông ta đã trở thành một nhà hiền triết lỗi lạc hay không?
 
Tuy thế, ông ta lại không tởn mà còn xúi bảo mọi người: bằng mọi cách phải lấy vợ, nếu  gặp được người đàn bà tốt, hiền thì mình sẽ có hạnh phúc, còn lỡ chẳng may trúng nhằm bà chằn lửa hay sư  tử Hà Đông thì mình cũng sẽ trở thành một triết gia. Đàng nào cũng có lợi hết.
By all means marry; if you get a good wife, you'll be happy. If you get a bad one, you'll become a philosopher.
 
Có lẽ nhiều người đàn ông Việt Nam đã nghe theo lời khuyên bảo trên  cho nên ngày nay bên nhà cũng như tại hải ngoại thấy xuất hiện ra quá nhiều triết gia.
 
Còn nếu quý bạn nào thật sự muốn sống hạnh phúc chết bình an thì xin thử áp dụng theo các lời khuyên sau đây của Tổng Hội Người Việt Thờ Bà Tại Hải Ngoại xem sao:
 
Kính vợ đắc thọ , Sợ vợ sống lâu , Nể vợ bớt ưu sầu , Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử ... Đánh vợ nhừ tử, là đại nghịch bất đạo . Vợ hỏi mà nói xạo, là trời đất bất dung . Chê vợ lung tung, là ngậm máu phun người . Gặp vợ mà không cười, là có mắt không tròng . Để vợ phiền lòng, là tru di tam tộc Vợ sai mà hằn hộc, là trời đánh thánh đâm , Vợ gọi mà ngậm câm, là lòng lang dạ sói . Để vợ nhịn đói, là tội nhân thiên cổ . Để vợ chịu khổ là bất tài vô dụng. Trốn vợ đi " ăn vụng", là ngũ mã phanh thây ... Vợ hát mà khen hay, là anh hùng thức thời Khen vợ hết lời./.
 
Tham khảo:
 
-          Sophie Torrent
Née en 1975, en Suisse, Sophie Torrent est diplômée du Département de travail social et des politiques sociales de l'Université de Fribourg.
Formée pour la recherche-intervention dans le domaine du social, son champ de prédilection est la famille. Elle a participé à une recherche sur la précarité des familles dans le canton de Fribourg et intervenu dans un Point Rencontre à Lausanne.
Au Burkina Faso, elle a contribué à l'amélioration du statut de la femme en menant un programme de lutte contre le mariage forcé. Aujourd'hui, elle gère un atelier à Lausanne pour des personnes aveugles.
 
·         La Cause des Hommes : L’Homme battu : Impensé car Impensable Social.
http://www.la-cause-des-hommes.com/spip.php?article208
·         L’Homme battu, un tabou au coeur du tabou. Quebec, Option Santé, 2001
http://www.optionsante.com/livre_hommebattu.html
 
-About Domestic Violence Against Men
 
http://www.oregoncounseling.org/handouts/DomesticViolenceMen.htm
 
-Xả Luận.com: Bị Vợ Bạo Lực: Nỗi Niềm Ai Tỏ?
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=55582
 
-VnExpress. Ám ảnh bị vợ bạo hành.
http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/10/3BA07DDC/
 
 -BS Thú y Nguyễn Thượng Chánh.
 *Đàn Ông & Đàn Bà, Vantuyen.net
http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25729
*Từ Hỏa Tinh &Từ Kim Tinh.
http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=26011
 
-Institut National de Santé Publique, Québec. La violence faite par les femmes
http://www.inspq.qc.ca/violenceconjugale/faq/violencefemmes.asp?id=30
 
 
Montreal, June 3, 2009
 

Trở lại Trang KHNN
 
 
 
  Số người đọc 419530 visitors (1084664 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free