Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Lịch âm duong
 
Lên mạng ngày 20/5/2009

LỊCH ÂM DƯƠNG
                                                                         
   Lịch của Á Đông gọi là lịch âm. Thực chất nó là lịch thuần âm (Lưỡng Hà) và thuần dương (Ai Cập). Đó chính là lịch Âm-Dương mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
   Trái đất quay 1 vòng là được 1 ngày gồm 24 giờ đồng hồ, tương
đương với 1 tờ lịch rơi. Ta gọi ngày mặt trời hay dương lịch.
    Ngoài ra quả đất thân yêu của chúng ta còn chuyển động chung
quanh ông mặt trời tròn 1 vòng quỹ đạo phải mất 365 vòng, cộng thêm ¼ vòng tự xoay nữa (tương đương khoảng 6 giờ). Thời gian trên đây ta gọi 1 năm có 12 tháng.
   Từ tháng 1 đến tháng 7: Các tháng số lẻ có 31 ngày, các tháng số chẳn có 30 ngày. Từ tháng 8 đến tháng 12 thì ngược lại: Tháng số lẻ có 30 ngày, tháng số chẵn có 31 ngày. Riêng tháng 2 (số chẵn) có 28 ngày mà thôi.
   Ta thử lấy nguyên số của năm nào nếu đem chia chẵn cho 4 là năm đó nhuận. Như các năm: 2008; 2012; 2016. Ta thấy cứ 4 năm lại có một năm nhuận (do tích của 4 năm X 6 giờ = 1 ngày thừa, được cho vào tháng 2 nhuận có 29 ngày).
   Cách tính lịch trên đây được xem là lịch pháp quốc tế tức là công lịch hiện hành đấy các bạn ạ!
   Còn âm lịch thì sao? Và được họ tính như thế nào? Âm lịch còn gọi là lịch mặt trăng. Lập nên theo biểu kiến của mặt trăng quay quanh trái đất.
   Nếu trái đất xoay quanh mặt trời thì lúc đó mặt trăng cũng đồng hành và còn phải xoay quanh trái đất đúng 1 vòng là được 1 tháng, xem ra nếu đi trọn 1 vòng quanh mặt trời phải mất 12 vòng, cộng 1/3 vòng tự xoay của Hằng Nga xinh đẹp. Để làm tròn số, mỗi năm có 12 tháng 354 ngày như vậy: 365-354=11 ngày thiếu đi so với dương lịch. Trong 1 năm có 6 tháng đủ 30 ngày và 6 tháng thiếu có 29 ngày. Từ đó các nhà làm lịch Trung Hoa xưa họ quy
định trong 3 năm sẽ dư một khoảng 32 ngày (tức 1/3 vòng mặt trăng dư tương đương hơn 10 ngày). Vì vậy âm lịch cứ hơn 2 năm rưởi lại phải bù thêm 1 tháng nhuận để cân bằng. Các năm nhuận:
2009 (Quý Sửu); 2012 (Nhâm Thình); 2014 (Giáp Ngọ)…
   Nói chung năm bình thường có 12 tháng. Năm nhuận có 13 tháng. Tháng nhuận được coi là tháng phụ nên luôn là tháng thiếu (29 ngày).
 
 
BẢNG THÁI DƯƠNG HỆ
    Tên Gọi                    Tính Chất
 
1-Sao Kim (Sao Mai)   Là hành tinh duy nhất tự xoay quanh
   còn có tên khác là      trục của nó thuận chiều kim đồng hồ.
   Sâm Thương
       
2-Sao Thủy                   Sáng rạng ngày 7/7 âm lịch, bằng mắt
   (Sao Hôm)                 thường nhìn về phía đông trên bầu trời ta
                                      sẽ thấy Sao Hôm và Sao Mai chỉ cách
                                      nhau trong gang tấc*.
  
3-Sao Hỏa                     Nóng khắc nghiệt quay chung quanh mặt
                                      trời 1 vòng là 685 ngày.
 
4-Trái Đất                     Là hành tinh duy nhất có sự sống quay
                                      chung quanh mặt trời 1 vòng là 365 ngày
                                      và 6 giờ.
 
5-Sao Mộc                                     Là 4 hành tinh lớn 
6-Sao Thổ                                      có chất khí và cả
7-Thiên Vương Tinh                     chất lỏng nhưng
8-Hải Vương Tinh                         không có sự sống
 
9-Diêm Vương Tinh    Là hành tinh xa mặt trời nhất, bề mặt luôn
                                     đóng băng ở -213 độ C
 
*Theo truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ chỉ được gặp nhau vào đúng ngày mùng 7/7 âm lịch rồi từ từ xa cách. Chờ đến tháng 7 âm lịch (mưa Ngâu) năm sau lại được 1 chu kỳ hội ngộ.    
 
Thái Thị Khiêm, CT 70-73, ngày 29/04/09

Trở về Trang KHNN
 
 
 
  Số người đọc 396296 visitors (1026548 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free