Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Nuôi Tôm Càng
 
Lên mạng ngày 28/9/2008

NUÔI TÔM CÀNG
 
Nguyễn Văn Giai
 
   Thôn quê lúc nào cũng êm đềm có trăng thanh gió mát không có tiếng xe cộ ồn ào như chốn phồn hoa đô hội. Ở đây có tình quê nồng nàng, từ xưa còn văng vẳng trên sông nước Hậu Giang: “Hò ơ tay ôm bó mạ ra đồng, miệng hò tay cấy hò hơ ơ mà lòng nhớ thương”. Trai miền quê cưới vợ sớm lắm, nhớ lại hồi đó năm lớp 10, 11… gì đó trong lớp tôi có một chàng thư sinh cưới vợ lúc tuổi độ trăng tròn. Nên trong lớp tôi các bạn hay hát câu: “lọc cọc lọc cọc có vợ còn đi học”. Dân quê thì có lắm chuyện vui đùa, dân miền quê tôi thì “nụ cười luôn nở trên môi”, nhất là chuyện trai gái yêu nhau. Nhớ có một lần anh chàng trai trẻ tán tỉnh: “Thò tay ngắt cọng rau mương, thấy em còn nhỏ chăn bò anh thương”.
Chốn đồng quê chính là nơi cung cấp mạch sống cho người người. Họp mặtlần thứ 2 của lớp mình nơi hội trường nhà hàng Hoa Sứ, hôm ấy chúng ta đã thưởng thức món tôm càng hấp nước dừa ngon tuyệt cú mèo, nhưng phải trả với giá là 400.000 đồng/1 kí. Vậy thì làm sao để có được tôm càng đệ nhất vương chỉ này !!!
 
1- Chọn địa điểm nuôi tôm: Ruộng nuôi cần nước lưu thông từ con kinh lớn hay sông. Có bờ bao phải tấn giấy cao su giữ mặt nước ít nhất 0.6m trên mặt ruộng, diện tích của mương bao khoảng 20-25% diện tích của ruộng nuôi. Độ phèn phải thật thấp. Ruộng nuôi phải có ống cống để đưa nước vào và thoát nước ra.
 
2- Chuẩn bị ruộng nuôi tôm: Khi thu hoạch lúa đông xuân khoảng tháng 2 dl, cắt sạch gốc rạ, trải rơm đều rồi đốt và phơi đất 7-8 ngày, bón vôi đá nung CaO 10-15 kg/100m2, phơi ruộng thêm khoảng 3-4 ngày. Rồi bơm nước vào ruộng với độ cao 0.9-1m, phải dùng lưới lọc mịn (để tránh cá dữ theo vào sẽ ăn tôm non). Bắt đầu tháng 3-4 dl, thả tôm vào mương 300-500 con/1m2, độ pH chuẩn 7-8,5. 3-4 tuần sau bơm nước đại trà lên ruộng nuôi (nước rong sạch trắng) mức tối thiểu chiều cao mực nước là 0,6m.
 
3- Thức ăn: Thời kỳ đầu tôm được cho ăn loại thức ăn số 1. Qua tháng thứ 2 là thức ăn loại số 2, từ 2 tháng rưởi cho thêm ốc, cua sống bằm nhỏ (đặt vào trong dèo để kiểm tra mồi thăng giảm). Đến tháng thứ 3 là thức ăn loại số 3, đến tháng thứ 6 (mỗi tháng tăng 1 số), trong thời gian này cung cấp ốc và cua bằm nhuyển nhiều hơn.
 
4- Cấp nước: Nên kiểm soát mực nước thường xuyên, nếu mực nước giảm vì mội hay bốc hơi, thì phải bơm nước vào giữ mực nước cao khoảng 0,6m trở lên. Nước trong ruộng nuôi tôm rất mau dơ, nên mỗi tháng phải thay nước 2 lần vào lúc nước rong, lúc đó phải bón vôi Dolomite (CaCO3) với tỉ lệ 1-2 Kg/100m2 để giữ độ pH ổn định. Kể từ tháng thứ 4 đến khi thu hoạch, chế độ thay nước tăng dần tùy vào chất lượng của nước dơ hay không, khi bắt đầu mùa mưa, ngày 4 lần kiểm tra bờ bao và dùng vôi đá rải đều trên bờ bao tránh nước mưa lôi cuốn đất sình vào ruộng, lúc này có thể thu hoạch tôm trứng và tôm càng xào. Vào tháng thứ 5-6, cần phải giữ nước cho sạch có lúc phải dùng men vi sinh để làm sạch đáy ruộng, nếu có tảo nổi trên mặt ruộng thì phải vớt ngay cho sạch.         
   Kể từ khi bắt đầu sửa soạn ruộng nuôi đến lúc thu hoạch tôm trong vòng 4 đến 6 tháng, tính trên 1.000m2 ruộng nuôi thu được 300 kg tôm càng.  
   Tôm kho tàu, tôm nướng, tôm hấp nước dừa, chạo tôm, tôm nấu canh chua, lẫu tôm, tôm xào, gỏi tôm… là những món rất khoái khẩu.
 
 
Phong Điền, ngày 25-09-2008
Nguyễn Văn Giai
 
Trích từ Đặc San “Irường Cũ Tình Xưa” trang 108

Trở về trang KH&NN
 
 
  Số người đọc 423587 visitors (1094809 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free