Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Bệnh Viêm Gan B
 
Lên mạng ngày 17/1/2009

BỆNH VIÊM GAN B - HY VỌNG hay ẢO VỌNG

» Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thượng Chánh
» Dịch giả:
» Thể lọai: Sức khoẻ
» Số lần xem: 728

1. BỆNH VIÊM GAN B - HY VỌNG hay ẢO VỌNG

Cúc gai- Milk Thistle, Silibum marianum

Xin xác minh tác giả không phải là bác sĩ y khoa và cũng không phải là đông y sĩ.

 

Bài viết nầy không có mục đích chỉ dẫn cách chữa trị bệnh viêm gan B. Đây chỉ là một thông tin khoa học và giáo dục mà thôi.

 

Tất cả mọi thắc mắc, nghi vấn liên quan đến việc chẩn đoán và chữa trị bệnh viêm gan B, xin quý độc giả tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của mình.

 

                                              NTC & NNL

 

Ngày nay bệnh viêm gan B (hépatite B) đã trở thành một tai ương thầm lặng của nhân loại.

 

Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước đoán có trên 350 triệu người đang bị nhiễm virus viêm gan B, trong đó khu vực Á Châu có vẻ trầm trọng hơn hết.

 

Các giới chức năng y tế Việt Nam cho rằng có từ 10%-20% dân số Việt Nam (lối trên 12 triệu người) đã bị nhiễm bệnh viêm gan B. Mỗi năm số nạn nhân chết vì ung thư gan ác tính hepato cellular carcinoma không ngừng gia tăng thêm lên mãi.

 

Xem Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: 
http://www.yduocngaynay.com/2-2NgYDuc_UngThuGan.htm

 

Là người Việt Nam sống tại hải ngoại, chúng ta cũng cùng chung số phận trước bệnh viêm gan B như đồng bào bên nhà. Có lẽ đa số chúng ta đã bị nhiễm từ lâu mà không biết, hay đây là...gia tài của mẹ trao lại cho chúng ta lúc ra đời (bị nhiễm từ người mẹ lúc mới sanh).

 

Virus viêm gan B lây nhiễm qua nước bọt, đường  máu, kim chích, tinh dịch, v.v... Virus viêm gan B có sức lây nhiễm cao hơn cả virus VIH Sida.

 

TRỊ BẰNG THUỐC TÂY

 

Những người mắc bệnh viêm gan mãn tính (hepatite chronique) cần phải được theo dõi hằng năm bởi bác sĩ chuyên khoa như thử máu để kiểm tra, chức năng gan để xem mức độ enzymes AST và ALT có tăng cao không, mức độ chất alpha feto protein là chỉ số điểm của ung thư gan, cùng chỉ số HBV-DNA để biết tình trạng của virus, và siêu âm bụng (échographie abdominale) để xem tình trạng của gan, hoặc sinh thiết gan (biopsie hépatique) nếu có một sự nghi ngờ nào đó, v.v...

 

Tùy theo mức độ biến chuyển của bệnh, mà bác sĩ quyết định kê toa cho bệnh nhân uống thuốc hoặc chích thuốc.

 

Trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc trị viêm gan B rất công hiệu nhưng rất đắt tiền. Tuy nhiên, phản ứng phụ rất nhiều, và virus viêm gan B cũng có thể lờn đối với một loại thuốc nào đó sau một thời gian điều trị.

 

+Thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch để diệt virus:

 

-Pegylated interferon alpha (Introna, Rofferon A, Viraferon)

 

-Interferon retard (Pegasys, Viraferon Peg)

 

+Thuốc làm chậm lại sự phân chia (replication) virus:

 

-Lamivudine (Heptovir, Zeffix)

 

-Adefovir (Hepsera)

 

-Entecavir (Baraclude)

 

-Tenofovir (Viread)

 

TRỊ BẰNG DƯỢC THẢO HAY THUỐC THIÊN NHIÊN

 

Đây là một vấn đề còn đang trong vòng tranh cãi gây go giữa giới y khoa chính thống và giới thuốc thiên nhiên.

 

-Phe bác sĩ thì thường có khuynh hướng bác bỏ lối chữa trị ngoại khoa bằng dược thảo với nhiều lý do như: thiếu tài liệu khảo cứu có giá trị, thiếu thí nghiệm lâm sàng (clinical trial), thí nghiệm không hoàn chỉnh hay khó đo lường, và vấn đề lang băm, v.v…

 

 

Một ít khảo cứu của giới y khoa chính thống về dược thảo đã đưa ra những kết quả trái ngược với kết quả của phe nhóm thuốc thiên nhiên. Thí dụ trường hợp khảo cứu về cây Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ răng cưa Phillanthus amarus) thực hiện tại Tân Tây Lan.

 

-Phe chủ trương dùng dược thảo cũng rất mạnh . Họ cũng đã trưng ra nhiều bằng cớ khảo cứu dược thảo trị viêm gan, đồng thời với những kết quả rất khích lệ trong rất nhiều trường hợp viêm gan mãn tính như làm tái tạo lại mô gan hết xơ hóa, giảm mức enzymes AST và ALT, thậm chí làm lật ngược lại thế cờ trong trường hợp ung thư gan.

 

Các khảo cứu thường được thực hiện tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đại Hàn,Thái Lan, Nam Mỹ,Việt Nam, v.v…

 

Lẽ dĩ nhiên là quảng cáo của giới thuốc thiên nhiên cũng vô cùng mạnh mẽ, nhưng hãy nhớ đây chỉ là những lời quảng cáo mà thôi.

 

Trong dân chúng, trong số bạn bè quen biết thì vấn đề dùng dược thảo để chữa trị viêm gan B cũng thường được đề cập đến một cách rất lạc quan. Ai cũng đã từng nghe, từng biết có một người nào đó đã sử dụng dược thảo nên nay đã hết bệnh viêm gan B?

 

Đại khái là như thế đó, và toàn là tin đồn và tin đồn mà thôi.

 

MỘT SỐ DƯỢC THẢO THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỊ VIÊM GAN B

 

Sau đây là một số dược thảo trị viêm gan B thường được các thầy  Đông Y Việt Nam cũng như các giới thuốc thiên nhiên trên thế giới đề cập đến.

 

 **Hiệu quả thật sự ra sao thì tác giả hoàn toàn không được rõ

 

Người viết mong uớc được nghe ý kiến, và tiếng chuông của các nhà chuyên môn cũng như của các bạn nào thật sự đã từng được chữa khỏi bệnh viêm gan B bằng dược thảo (có kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm làm bằng) mà không có kèm theo thuốc Tây để mọi người cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

 

 Phần lớn các thuốc liệt kê sau đây đều có thấy quảng cáo trên Internet, và có thể mua rất dễ dàng dù quý bạn đang ở bất cứ nơi nào đi nữa.

 

Lẽ dĩ nhiên là dưới những tên khác hơn những tên Việt Nam mà chúng ta thường quen gọi.

 

Nói chung, đây là những dược thảo và tùy theo loại, có thể làm mát gan, lợi mật, lợi tiểu, kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, tẩy độc, tăng chức năng thải trừ của gan, làm bể sạn, tái tạo tế bào xơ gan, ức chế kháng nguyên bề mặt của siêu vi HVB trong bệnh viêm gan, trị hoàng đản, làm giảm cholesterol, v.v.

 

*1)-Cúc Gai, Cỏ Gai, Kim Tảo Thảo (Silibum marianum, Milk thistle, Chardon marie): Có khả năng phục hồi tế bào gan. Tại Canada, sau vườn nhà của tác giả mọc đầy cây nầy vào mùa hè. Xem như một loại cỏ dại mà thôi. Âu châu biết sử dụng loại dược thảo nầy từ 2000 năm nay.

 

 

*2)-Cây Chó Đẻ Răng Cưa hay Diệp Hạ Châu (Phillanthus amarus, P. niruri, P. urinaria, Chanca Piedra hay Stone Breaker): Mọc nhiều ở nông thôn Việt Nam. Lá nhỏ, hoa và trái mọc dưới lá. Trị viêm gan B, kháng virus...

 

Có hai loại: Diệp Hạ Châu đắng (P.amarus, P niruri) có thân xanh, và Diệp Hạ Châu ngọt (P.urinaria) có thân đỏ. Đây là cây hằng niên, cao 60-70cm, nhánh ngắn. Rất nhiều khảo cứu tại Ấn Độ cho thấy P. amarus hữu hiệu hơn P. urinaria trong việc chữa trị bệnh viêm gan B.

 

 

 

*3)- Nhân Trần (Artemisia capillaris Thunb, Yin chen, In chin koto, Kawara yomogi, Kyunchinho, Rumput Roman, Yin chen hao, Shih yin chen, Inchen, Armoise capillaire, Capillary wormwood)

 

 

*4)-Rau Ngò Om, Bắc gọi là Rau Ngổ (Limnophila aromatica, rice paddy herb): Đây là rau để bỏ vô canh chua cho thơm. Được nghiên cứu nhiều tại các đại học Thái Lan. Rau Ngò Om chứa nhiều chất chống oxy hóa antioxidants.

 

 

 

*5)- Bồ Bồ, Nhân Trần đực (Adenosma Indianum)

 

 

 

 *6)-Hoàng Cầm (Scutellaria baicalensis, Baikal, Skullcap root, Chinese scullcap, Ou gon, Wogon,  Huang Quin, Hwanggun, Yellow root)

 

 

*7)-Hoàng Liên, Huang Lian (Coptis chinensis Franch, Goldthread, Cankerroot, Mouth root)

 

 

*8)-Hoàng Ba, Hoàn Nhiệt, Huangbai (Cortex pheblodendri amurensi)

 

 

*9)-Đan Sâm, Dan Shen (Salvia miltiorrhiza, Salvia yunnannensis, Salvia bowleyana, Ch’ih shen, Huang ken, Red rooted sage, Salvia root, Shu Wei Ts’ ao, Tsu tan ken, Pin ma Ts’ao) 

 

 

*10)-Đại Hoàng (Rheum palmatum Baill, Chinese rhubard,  Himalayan rhubarb, Da huang, Rhei radix, Medicinal rhubarb)

 

 

*11)-Bồ Công Anh (Traraxacum densleonis, Dent de lion, pissenlit, dandelion). Đây là một loại cỏ dại hoa vàng rất phổ biến khắp nơi tại Canada vào mùa xuân và mùa hè.

 

 

*12)-Boldo (Peumus boldus, Boldine, Boldo folium, Boldoak boldea)

 

 

*13)-Dây Chiều Không Lông (Tetracera loureiri)

 

 

*14)-Dành Dành, Chi tử, Thủy Hoàng Chi, Mạc Lăn Hương (Gardenia jasminoides Ellis)

 

 

*15)-Ạt Ti Sô (Cynara scolymus L., Artichoke)

 

 

*16)-Cây Nan Hai (Urtica dioica, Urtica urens, Stinging Nettle Root)

 

                 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/13680830

 

 

*17)- Black Seed (Nigella sativa)

 

                 http://www.wjgnet.com/1007-9327/14/5204.asp

 

*18)-Cà gai leo, Cà gai dây, Gai cườm, Cà lù (Solanum hainanensis Hance)

 

 

   - Haina: a preparation from extract of Solanum Hainanense. Results of clinical trial on 180 active chronic hepatitis patients in 3 different army hospitals showed that Haina was effective in the treatment of active chronic hepatitis patients, expressed a decrease of hepatic enzyme and the amount of HBV-DNA with a serum reverse transfer in some patients.(Institute of Medicinal Materials.VN)

 

*19)-Cây Lu lu đực, Thù lù đực, Long quỳ, Khổ quỳ, Thiên gia tử, Black NightShade (Solanum nigrum)

 

 

*20)-Móng lưng rồng, Cải tử hoàn thảo ( Selaginella tamariscina Spring)

 

 

*21)-Tiểu Sài ho thang –BT, Sho saiko to (tên Nhật), Xiao Chai Hu Tang (tên Trung Quốc). Đây là tên một thang thuốc Bắc gồm có các loại dược thảo sau đây: Sài Hồ, Ban Hạ, Sinh Khương, Hoàng Cầm, Đại Táo, Nhân Sâm, Cam Thảo.

 

Xiao Chai Hu Tang – harmonizes & releases Shaoyang stage disorders (Liver Gallbladder)

 

Xiao Chai Hu Tang

 

Chai Hu (radix bupleuri)…12g

 

Huang Qin (radix scutellariae)…9g

 

Ban Xia (rhizome pinelliae ternatae)…12g

 

Sheng Jiang (rhizome zingiberis officinalis recens)…9g

 

Ren Shen (radix ginseng)…9g

 

Zhi Gan Cao (honey fried radix glycyrrhizae uralensis)…6g

 

Da Zao (fructus zizyphi jujubae)…4 pieces

 

Indications: alternating fever and chills, dry throat, bitter or sour taste in mouth, dizziness, irritability, chest and hypochondriac fullness, heartburn, nausea, vomiting, poor appetite,

 

P- wiry. Half interior- alternating chills and fever, fullness. Half exterior- heat rising upward, bitter or sour taste, dry throat, dizziness. Gallbladder attacks stomach causing rebel Qi.

 

 

 

 

*22) Quả gất (Mordica cochinchinensis Spreng)

 

 

 

KẾT LUẬN


Kho tàng dược thảo của con người rất phong phú và vô cùng to lớn.


Và cũng chính thiên nhiên đã nuôi dưỡng nhân loại cho đến ngày hôm nay!


Tuy vậy, thiên nhiên không hẳn hoàn toàn là vô hại.


Một số dược thảo có thể gây độc, làm hư gan hoặc hư thận nếu sử dụng không đúng cách.


Một số dược thảo có thể tương tác (interaction) với nhau, hoặc với các loại thuốc Tây, và gây ra những phản ứng bất lợi rất nguy hiểm cho sức khỏe v.v…



Với bài viết ngắn ngủi nầy, tác giả uớc mong chia sẻ với quý bạn một vài thông tin bổ ích về dược thảo và bệnh viêm gan B, đồng thời hy vọng nó cũng có thể đem đến cho chúng ta một vài tia hy vọng nào đó trong cuộc sống ngày nay./.

 

Tham khảo:

 

-Buzzelli G et al. Apilot study on the liver protective effect of silybinphosphatidyplex in chronic active hepatitis. Int.J Clin Pharmacol Ther Toxicol 1993;31 (9):456-460


-Melhem A et al. Treatment of chronic hepatitis C virus via antioxidants: results of a phase I clinical trial. J Clin Gastroenterol 2005 Sep:39(8):737-42


-Chan HL et al. Double blinded placebo controlled  study of Phyllanthus urinaris for the treatment of chronic hepatitisB. Aliment Pharmacol Ther.2003;18:339-45


-Thyagarajan SP et al. Phyllanthus amarus and hepatitis B. Lancet. 1990; 336:949-950


-Milne A et al. Failure of New Zealand hepatitis B carriers to respond to Phyllanthus amarus. N Z Med J. 1994; 107:243


-Shivarkumar Chitluri & Geoffrey C Farrel. Herbal hepatotoxicity: An expanding but poorly defined problem. Journal of Gastro & Hepato (2000)15, 1093-1099



-The Vietnamese chapter of hepatitis B foundation


 

Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh* & Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan
Montreal, Jan 15, 2009

* Nguyên Giảng Viên Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ, GS Trung học NLS Cần Thơ

Trở lại Trang Khoa Hoc

 
  Số người đọc 415489 visitors (1074677 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free