PHI DIỆP BIỂN
(Suaeda maritime Dum)
GS Tôn Thất Trình
Hãy dùng ( nước ) biển nuôi trồng đất liền; thí nghiệm môt mô hình nông nghiệp có thêm cây chịu mặn chịu phèn luân canh nuôi tôm nuôi cá.., bổ sung mô hình nông nghiệp phát triễn ven biển cá - tôm , lúa… hiện hửu ?
Phì diệp biển nuôi trồng bằng nước biển làm rau và nhiên liệu sinh học chăng ?
Hinh như chúng ta đã bắt dầu khai thác vài loai cỏ lác non ,chịu đựng đất phèn , đất mặn làm rau sống , nấu canh hay muối dưa và thế giới đang cổ vỏ trồng cây dầu lai hay bả đậu nam Jatropha curcas ,L . , nguồn gốc Trung Mỹ, trên đất cát bờ biển ( ? ) lấy hột chứa dầu chế tạo nhiên liệu sinh học- biofuel . Nhưng lại không thấy nói tới cây phì diệp biển , cũng là một lùm bụi nhỏ như Jatropha curcas , hột cũng lấy dầu làm nhiên liệu sinh học được và lá còn ăn được, làm rau , muối dưa… tưới bằng nước biển .
Phì diệp biển tên khoa học là Suaeda maritime Dum . ( tên cũ là Chenopodium maritimum L. hay S. australis Miq .), tên thường là salicornia, thuộc họ kinh giới Chenopodiaceae . Trong họ này nhiều lòai lá làm rau như kinh giới Chenopodium sp ., bố xôi – spinach Spinacea olearacea L . , rau sam biển Atriplex hortensis L.; lấy cũ nấu ăn như cũ dền ( củ cải đường màu đỏ - beet ,betterave) Beta vugaris L. v.v…
Phi diệp biển là một lùm bụi nhỏ , thân cứng ở gốc , lá mập hình lạp xưởng dài 5- 20mm , không lông, thường màu lục tía; hoa nhỏ ; trái dẹp ; hột nâu , láng dẹp . Hột chứa nhiều dầu có thể ép thành nhiên liệu sinh hoc. Theo Carl Hodges , phì diệp biển có thể đạt năng xuất mỗi năm là 316 ga lông ( khỏang 1260 lít ) nhiên liệu sinh học một hecta , trong khi đậu nành ( đổ tương ) chỉ đạt 105 ga lông ( 420 lít ) mà thôi .
Phì diệp biển là một thành phần mô hình nông trang , dùng cây chịu nước mặn cao – halophyte làm xanh vùng khô cằn sa mạc bờ biển , biển Sea of Cortez xứ Mexicô, của một công ty bang Arizona , Hoa Kỳ; phối hợp phương pháp thủy sinh - aquaculture với nông nghiệp và lâm nghiệp . Cây lựa chọn là phì diệp biển salicornia , một cây mọng nước – succu lent , mọc tốt trên đất sa mạc đầm lầy nước mặn ít cây khác mọc nổi, vùng Sonora , Mexico, chỉ cần tưới nước biển thường xuyên ( xem hình ) .
Carl Hodges là một nhà vật lý học khí tượng, căn cứ tại thành phố Tucson, đã dùng hầu hết tuổi thọ của ông ( 71 tuổi ), cố hình dung cách nào nhân lọai có thể tự nuôi sống mình , ở những nơi thiếu đất tốt và thiếu nước ngọt . Ông là sáng lập viên của La bô Khảo cứu Môi sinh, rất được nể vì , tại đại học Arizona, Hoa Kỳ . Công trình đã được một số người ưu tú ngợi khen . Ông hiện đang nhìn xa hơn , lớn hơn la bô, ở tiểu bang Sonora , miền Bắc nước Mexicô. Nhiều mảng tuyết đang tan mau lẹ ở hành tinh Trái Đất. Các nhà khoa học tiên đóan là nước biển dâng cao và làm ngập vài vùng thấp , khiến hàng triệu người phải di tản .Hodges lại nhận thấy đây là một cơ hột tốt . Tai sao lại không chuyễn dòng nước cho chảy vào trong lục địa , đất liền, tao ra phồn thịnh và công ăn việc làm , thay vì than khóc tai họa ?
Hodges muốn đưa nước biển vào những sông , kênh đào nhân tạo, nuôi sống các họat động nuôi trồng nước mặn - aquaculture , rừng sác – mangroves và cây trồng muà màng sản xuất ra thực phẩm và nhiên liệu . Cách làm xanh những sa mạc ven biển , theo ông, sẽ tăng thêm vài triệu mẩu đất sản xuất nông nghiệp được và giam kín những số lượng carbon dioxide lớn , chánh phạm hiện tượng hâm nóng địa cầu . Hodges nghĩ rằng công trình này còn có thể trung hòa hóa mức nước biển dâng cao , một phần bằng cách sử dụng tầng ngậm nước ngầm – aquifers , như thể là bồn chứa tồn trữ thiên nhiên nước biển đại dương .
Hodges đã thử nghiệm tư tưởng , xây dựng một nông trại như thế ở Phi Chậu Nhưng bất ổn chánh trị đã làm ông phải đóng cửa nông trang này . Nay, Hodges cương quyết xây cất một dự án mẩu ở Bắc Mỹ Châu , chứng minh là ý kiến có thể thực thi . Ông cần một ngân khỏan là 35 triệu đô la Mỹ. Và đây là lúc ông nghĩ tới phì diệp biển salicornia .
Nhiều quốc gia trên thế giới đã thí nghiệm phì diệp biển và các lọai cây chịu đựng nông độ muối biển cao , làm thực phẩm . Vài tiệm ăn đã bán các món phì diệp biển mà họ gọi là măng tây biển – sea asparagus ., vì phì diệp biển có thể ăn sống, hay nấu canh , ép lại thành dầu thưc vật chiên xào , hay xay thành bột bánh dầu – meal chứa protein mức cao ( nếu không ăn thì nuôi cá nuôi , tôm …). Giá dầu lữa gia tăng đã làm cây phì diệp biển nổi tiếng thêm . Vì chưng, có thể trồng phì diệp biển lấy hột ép ra thành nhiên liệu sinh học nữa . Và khác ethanol căn bản là hột mễ cốc, salicornia không cần mưa hay đất tốt không mặn , không bóp méo thị trường thực phẩm tòan cầu . Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ- NASA ước lượng là các cây chịu muối mặn - halophytes , trồng một diện tích tương đương sa mac Sahara , sẽ cung ứng đủ 90 % năng lương cho yêu cầu thế giới tương lai .
Năm 2007 , Hodges thành lập Công ty Global Sea Water Ịnc., sản xuất salicornia làm nhiên liệu sinh học lỏng và đặc. Và đã trồng được gần 500 ha salicornia ở vùng nông thôn tiểu bang Sonora . Hầu sản xuất hột giống cho một vùng lớn miền Bắc thị trấn bờ biển Bahia di Kino . Công ty dự liệu làm một nông trang tưới nước biển rộng gần 6000 ha . Như vậy , diện tích cũng còn nhỏ hơn các vùng đã đưa nước biển vào nuôi tôm, nuôi cá mùa nắng và mùa mưa trồng lúa tuyễn chọn chịu mặn phần nào , tại các vùng ven biển nước ta và nhiều nước Á Châu .
Tuy nhiên, nhiều nhà môi sinh học vẫn còn nghi ngờ dự án . Lúa mì và bông vải theo họ , đã phồn thịnh ở vùng này , trước khi nông dân bơm khô hết các tầng mạch nước ngầm. Nuôi thủy sinh tôm cũng đã làm ô nhiễm nặng nề biển Sea of Cortez với phế thải . Đưa vào hàng trăm triệu lít nước biển, có thể gây ra những hậu quả bất ngờ cho môi sinh yếu kém sa mạc, theo lời nhà sinh học Exequel Ezcurra , Viện Sinh Môi Quốc gia Mexico . Hodges cho biết là dự án đã thõa mãn mọi đòi hỏi môi sinh Mexico đặt ra . Tai họa lớn nhất, theo ông, là không làm gì hết, trước đe dọa đổi thay khí hậu !.