Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Đau khớp xương
 
Lên mạng ngày 18/2/2009

 
ĐAU KHỚP XƯƠNG
 
   Hồi nhỏ tôi thường nghe các vị tiền bối trong xóm tôi nói rằng “đâu có ai lột vỏ!”. Hàm ý lúc tuổi già thì chức năng trong thân thể cũng thoái vị theo.
   Lúc tôi còn thơ, mỗi tối tôi được lệnh của ba bảo đấm bóp lưng cho Ba, rồi đứng trên lưng đi tới đi lui, trong khi Ba đang nằm xấp trên ngựa gõ sau một ngày mệt nhọc với công việc đồng áng. Khi nghe các khớp xương chuyển động “rốp rốp”. Ba bảo “thoái mái lắm, chứng đau lưng nhẹ đi phần nào”. Sau này tôi mới hiểu là những động tác này làm tăng sự chuyển động của khớp xương, giúp máu huyết lưu thông đều hòa…và giảm triệu chứng đau lưng của Ba.
   Khi học về đau lưng, hôm ấy thầy hỏi cả lớp “Các em có biết ai mà không đau lưng không?”. Một bạn học trong lớp vội trả lời là “có”. Thầy hỏi “vì sao?”. Bạn ấy giải thích “vì người ấy vĩnh viễn ra đi lúc chưa tới 40 tuổi”. Thầy khen “đúng, giỏi lắm !”
   Đau nhức khớp xương có nhiều nguyên do, có trường hợp đau nhức vì vận động quá sức, cần nghỉ ngơi, tịnh dưỡng thì cơ thể phục hồi thoải mái. Nhưng có những trường hợp đau nhức không thể phục hồi được nữa khi tuổi ngoài 40.
 
1-Thoái Vị Xương (Osteoarthritis = Degenerative Joint Disease):
 Ông bà ta hay nói: “Già thời da mồi, tóc bạc, răng long, gối mỏi, lưng còng”. Da mồi là vào tuổi đó sắc tố da nhiều quá làm màu da sậm lại ở nhiều chổ hiện lên lốm đốm như da của con đồi mồi. Tóc màu đen huyền nay bổng đổi thành màu trắng xóa như râu quai hàm của ông già Noel thì cứ nghĩ là không đen thì trắng. Răng lung lay thì bảo tại nhai thức ăn lâu quá nên chân răng bắt đầu xục xịt.
   Gối mỏi là 2 đầu của xương bánh chè không còn đàn hồi như thời xuân sắc. Trong cơ thể chỉ có 2 xương duy nhất chỉ bao bọc bởi gân sụn (within ligament) là 2 xương này. Khi lớn tuổi gân sụn thoái vị dần, chai lại, sau đó sẽ cứng thành xương (calcification) làm giới hạn sự di chuyển của 2 đầu gối, đưa đến cảm giác đau đớn lúc chuyển động nên dùng cây gậy làm bạn đời, có khi không cần nó nữa.
   Lưng còng kéo theo triệu chứng đau nhức vì lúc này dĩa sụn độn giữa 2 đốt xương sống khô dần theo thời gian hẹp dần, chất xương bị gom lại có những cái mấu (spur). Khi đó gân, sụn, đây chằng (tendon, cartilage, ligament) thoái vị, từ từ biến thành xương.
   Khi chụp phim X quang cột xương sống nhìn ngang thì thấy rõ nét những đường hóa xương hình như cái gai, nên người ta gọi là “bệnh gai cột sốt”. Làm hẹp đường thần kinh vận động cơ và cảm giác đi ra 2 bên tủy sống làm sự chuyển động kém, kéo theo đau nhức lâm râm hay đau nhói, không có thuốc nào trị hết, dùng thuốc chống đau hay thuốc ngủ thì càng nguy hiểm cho hệ thần kinh, chỉ nên dùng khi khẩn cấp nhất thời mà thôi, cũng không thể mổ nạo lấy hết gai ấy ra, vì vết mổ sẽ làm cơ thể yếu thêm, hóa xương nhiều thêm sau mỗi lần giải phẩu “post surgery fusion”.
   Xương vai, cùi chỏ, khuỷu tay, bàn tay, xương chậu, vùng đầu gối, khủy chân, bàn chân đều chung số phận. Bởi vậy tuổi trên trung niên đến về chiều nên tịnh dưỡng, không thể cố gắng vác bao lúa 2 giạ trên vai đi te te như ở lứa tuổi 17 “bẻ gảy sừng trâu”.
 
2- Bệnh Toi (Rheumatoid Arthritis):      
   Bệnh này xảy ra nhiều ở phái nữ 3 lần hơn nam ở tuổi trên 20, rất hiếm ở trẻ em (juvenile rheumatoid arthritis). Triệu chứng ban đầu là sưng những khớp lóng tay, lóng chân làm cơ thể di chuyển vô cùng khó khăn. Lý do là những cái màng bao chung quanh khớp xương (synovial membrane) không còn phận sự tự nhiên nữa mà biến thành những “pannus” tinh thể cứng chạy dọc xung quanh khớp xương, làm khớp sưng lên 2 bên bàn tay, 2 bên bàn chân đối ứng nhau, đặc biệt là không xãy ra ở cột sống lưng, không ai giải thích được tại sao như thế. Khi xét nghiệm máu thì có hiện diện chất “rheumatoid arthritis latex”. Dần dần khớp khuỷu tay gập về hướng tay út, những ngón tay cong có hình dáng như cái cái cổ con ngỗng (Swan-neck deformity) hay co lại như cái nút áo (Boutonnnere deformity), đặc biệt là đầu trái khế xương cổ số 2 cũng bị ảnh hưởng. Giai đoạn cuối lan đến đầu xương đùi tiếp giáp xương chậu, xương đầu gối, xương sườn và xương bả vai. Khi đau đớn nhiều thì dùng thuốc giảm đau, tới bây giờ vẫn chưa có thuốc trị dứt nên dân gian khi giận hay nhau dùng từ ngữ “…mắc toi, mắc…”.
 
3- Thống Phong = Gút (Gout từ tiếng Latin “gutta):
   Bệnh này xãy ra ở phái nam 20 hơn phái nữ, vào độ tuổi 40 trở lên. Y khoa xác nhận là cơ thể bị trục trặc không phân hóa chất purine lúc này máu hiện diện “hyperuricemia” (hyper là nhiều, uricemia là urine trong máu) làm thành tinh thể sodium monorate bám vào chất sụn -màng bao quanh khớp -đầu khớp xương -màng liên kết. Những tinh thể này đầu tiên bám vào khớp ngón chân cái (khởi thủy chỉ 1 bên bàn chân) gọi là Podagra (tiếng Hy Lạp pous là bàn chân, agra là tấn công).
   Khi mới xảy ra trong vòng 48 giờ thì phải dùng “colchicines” để giúp máu giảm số ngay lượng uric acid, sau đó phải dùng tiếp tục “allopurinol”.
   Trường hợp một người đàn ông đi cà nhắc vì đau 1 bên ngón chân cái khi vừa ngủ dậy. Thì mình hỏi ngay “hôm qua anh có uống rượu đỏ, ăn thịt bò ?” anh này trả lời “có” thì quả quyết là bệnh gút, đi xét nghiệm thì trong máu gia tăng nồng độ “uricemia”. Tại sao vì khi dùng nhiều chất purine (nucleoprotein) trong rượu đỏ và trong thịt đỏ (thịt bò).
   Nên hiểu và trị đúng thì sẽ có kết quả. Theo thói quen dùng dầu cù là hiệu con cọp tạo cảm giác nóng thấy thoải mái càng nóng càng tốt, nhưng khi sưng dùng “nóng” sẽ sưng thêm. Không nên quan niệm “hỏa trị hỏa”.
   Gút làm khớp xương bị phân giải, nhìn vào phim X quang khớp xương hiện lên “giống như chuột gặm (rat bite)”, ban đầu ở chân ngón cái (1 bên) sau đó lan dần đến toàn bàn chân cả 2 bên, đầu gối, tay, khuỷu tay, cùi chỏ và xương chậu (không có ở cột xương sống). Bệnh nhân được khuyên nên dùng “rau dền”, tránh uống “rượu đỏ” và “thịt đỏ”, chắc chắn là ăn cá sẽ tốt hơn.
   Vì lượng urine trong máu gia tăng nên bệnh gút ảnh hưởng trước tiên vào các tế bào thận gây sạn thận. Lâu ngày làm áp suất máu gia tăng khi ấy phải dùng thuốc hạ máu kèm với allopurinol, dần dần cơ thể xuất hiện bệnh atherosclerosis (mạch máu lớn đàn hồi kém rồi phình ra), thrombophlebitis (hiện lên tinh thể rắn nằm trong tĩnh mạch lớn vùng xương chậu). Khi ấy cơ thể khó chịu, đau chổ này mỏi chổ kia, nên bình tĩnh, đừng dùng sai thuốc rất tai hại. Ngày xưa người ta cho rằng bệnh Gút là bệnh của vua chúa, đúng vậy vì ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều protein không tốt đâu, nhớ lại “thuyết trung dung” rất đúng, thực phẩm vừa đủ rất an toàn cho cơ thể.
             
4- Đính Xương (Angkylosing Spondylitis=Marie Strumpell=Bamboo Spine)
   Một thanh niên trẻ tuổi 15 khi thức dậy vào buổi sáng sớm cảm thấy tê cứng ở sống lưng, đấy là dấu hiệu của chứng bệnh đính xương bắt đầu. Bệnh này xãy ra nhiều ở nam giới 90% so với nữ giới, bệnh khởi thủy ở tuổi 15-25 rồi chung thủy đến ngàn thu. Xét nghiệm máu sẽ hiện diện HLA-B27 (human lymphocyte antigen B27) khi ấy cũng dừng quá lo âu, tránh dùng thuốc sai sẽ tác hại cho sức khỏe: làm hại tế bào thần kinh và tế bào bao tử… Cũng chung một số phận như 3 bệnh trên đến nay cũng chưa có thuốc trị dứt, khi đau nhức cứng đơ thì tịnh dưỡng từ từ bệnh nhẹ lại, thỉnh thoảng đau lên rồi sau đó sẽ cảm thấy thoải mái.
   Tại sao buổi sáng có cảm giác cứng đơ ở cột sống (morning stiffness), vì bắt đầu sự hóa xương mỏng của gân cơ kéo dài phía trước cột xương sống (thin enthesitis), dần dà khi nuốt bị đau không phải vì xương vướn trong cổ họng mà các đốt xương cổ bị hóa xương xiết chặc lại với nhau khi nuốt thì bị cảm giác khó nuốt để lùa thức ăn trong cổ họng xuống bao tử. Có sự bám chặc của gân bao quanh trái khế (xương cổ số 2) khi nhìn sang bên phải-trái bắc buộc chuyển động toàn cơ thể cùng quay. Sự dãn nở của lồng ngực-phổi (chest expansion) giảm, dùng thước dây đo sự dãn nở lồng ngực khi hít vào và thở ra, đo từ 2 điểm trước ngực với điểm thứ 3 là mấu chỉa xuống của xương lưng trên số 7.
   Khi nhìn phim X quang chụp thẳng hình cột sống thì thấy như đường rầy xe lửa (trolley tract, dagger sign): đường giữa là xương của spinal ligament, đường 2 bên đối ứng là xương của gân sụn 2 bên ligament tranverse –articular. Phim nhìn ngang thì thấy như thân cây tre (bamboo spine) lóng tre là thân của đốt xương sống, mắt tre là dĩa sụn, thông thường nhìn phim X quang dĩa sụn rỗng phía trước nhưng bây giờ phía trước bao phủ kín bởi xương hóa, xem toàn thể cột xương sống như thân cây tre. Từng đốt xương sống sáng ở một góc (shiny corner sign). Phim X quang nhìn ngang của xương cổ hình giống như củ cà rốt (carrot stick), còn xương chậu (ilium tiếp giáp với sacrum) dính liền lại màu trắng nhạt chồng lên nhau (over lap) nhìn như cái áo của con ma (ghost sign).                         
   Giai đoạn cuối là tim phổi yếu (coronopulmonary deficiency, corono là tim, pulmonary là phổi), phổi giảm dung lượng vì sự dãn nở lồng ngực giảm (phổi xẹp lại), ảnh hưởng liên đới đến tim, xương cóp chạm lên aortic arch (động mạch chủ từ tim).
   Bệnh nhân nên dùng indomethacin hay NSAIDS (non-steroidal anti-inflammtory drugs), không nên dùng thuốc gốc steroid lâu sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.    
                      
5- Vẩy Nến (Psoriasis):
   Đây là bệnh ngoài da nhưng gây đau khớp xương. Ban đầu là ngứa da, sau đó da tróc lên từng vảy bạc (silvery scales), da tróc từng vảy như vảy nến hay vẩy cá, da sần sù tróc ra, gây ngứa ngái trên da liên quan đến gân sụn, dần dần khớp xương bị thoái hóa,  đau đến khớp xương ban đầu xương lóng tay, bàn chân,đầu gối, vai và mông. Giai đoạn sau cùng các khớp xương bị mất từ từ (resorption), dễ thấy là bàn tay và bàn chân to lên vì khớp xương phù lên, nhưng bên dưới khớp xương bị mất hẳn làm ngón tay có dạng sần xù như quả ấu hay giống như ngón tay của Chị Doãn.
   Xét nghiệm máu thì giống bệnh mắc toi, nhưng không có rheumatoid factor, hiện diện đặc thù là seronegative arthropathy.  
   Vào năm 1996 lúc làm việc ở miền bắc California, tôi đã tiếp xúc một người sinh sống ở Oakland, người này tuổi ngoài 50, có dáng đi xêu xạo chân bước không nhịp nhàng, 2 cánh tay và bàn tay thể hiện làn da bù xù, mỗi lần gảy đầu thì “hỏa mù” bay ngợp trời, phim chụp X quang 2 bàn tay thì các khớp xương tay trống không (màu đen), anh tâm sự rằng trời kêu ai nấy dạ vì bệnh vẩy nến hiện diện trong người anh đã lâu lắm rồi.
 
6- Giang Mai (Syphilis = Neurogenic Arthropathy= Charcot Joint):
   Bác sĩ người Đức tên là Charcot đã phát hiện bệnh từ trung khu thần kinh (neuro) làm đau khớp xương vào năm 1868. Khi vi trùng bệnh giang mai xâm nhập vào cơ thể đến giai đoạn 2 tác hại vài trung thần kinh, khi đó posterior column của tủy sống bị teo bớt thì triệu chứng tabes dorsalis xuất hiện, đó là chu kỳ chân bước khập khểnh không đều. (Nhịp bước này cũng có ở người nghiện rượu, vì uống rượu lâu ngày làm bệnh đau dạ dày, khi ấy tế bào của bao tử không thể hấp thụ được sinh tố B6 làm posterior column của tủy sống thiếu sinh tố B6 nên bị chai dần dần). Từ từ ảnh hưởng đến đầu gối, mắc cá, bàn chân, vai, cùi chỏ, tay và vùng dưới lưng. Vào giai đoạn kế tiếp các khớp xương bị hủy hoại lần lần, xuất hiện chứng lở loét ngoài da do vì thần kinh da bị mất chức năng, nguyên do chánh là trung khu thần kinh bị hư hại mà ra.
   Phải phát hiện vào giai đoạn khởi thủy thì bệnh giang mai được trị dứt hoàn toàn nhờ đúng thuốc, đúng liều, bệnh này không phải là bệnh bất trị. Nhưng nếu để trể đến khi tế bào thần kinh bị giết thì không ai có sức thần thông nào tái tạo lại được.  
      
7- Loãng Xương (osteoporosis):
   Bệnh này do bác sĩ Pommer đặt tên vào năm 1885, ông giải thích vì sinh hóa dinh dưỡng trục trặc lâu ngày nên sinh ra chất xương trong cơ thể yếu (decreased bone matrix = decreased bone density), bởi vậy xương rất dễ gãy cho dù chỉ có tác động của 2 lực trái chiều trên xương rất nhỏ. Chứng bệnh này xãy ra nhiều trong giới nữ gấp 4 lần hơn nam. Người lớn tuổi nhất là đàn bà sau thời mãn kinh (postmenopause) hết kích thích tố estrogen dễ gây bệnh loãng xương. Chất xương yếu, sức nặng cơ thể nén lên xương làm đốt xương sống lưng biến dạng phía trước hẹp lại (lưng mãi còng trên lớp bụi đời) kẹp vào nhánh thần kinh (nerve root) làm cơ vận động yếu và ngăn chận đường truyền thần kinh cảm giác gây nhức nhối.        
   Ở Hoa Kỳ, hiện có khoảng 15-20 triệu người bị bệnh loãng xương, hàng năm có chừng 1 triệu 300 ngàn người già bị gãy xương vì bệnh này, khi trợt trong bồn tắm cũng làm gãy xương, và tiền chi phí trị liệu khoảng là 3,8 tỷ dollars mỗi năm.
  
8- Reiters Syndrome:
   Hôm học về bệnh Reiter syndrome, thầy đọc 1 câu để học trò của thầy nhớ mãi “can’t see, can’t pee, can’t dance with me): đau mắt (conjunctivitis), pee tiếng lóng là đi tiểu, thứ 3 vì tại đau nhức khớp xương nên không khiêu vũ được. Bệnh nầy do bác sĩ Hans Reiter lần đầu đặt tên vào năm 1916, xãy ra ở nam giới 50 lần hơn phụ nữ.
   Hôm ấy khi giảng dạy về bệnh này, trong lớp thầy trò trên 100 nụ cười rộ lên như ong vỡ tổ, nhất là bọn con trai thì la ó, đập bàn đập ghế “thừa nước đụt thả câu” sẵn dịp làm ầm ĩ cả lớp, khiến ông thầy đứng trên bục giảng cũng “đồng thanh tương ứng”, bọn học trò con gái cũng đâu có vừa, cô này búa xua, cô kia hý hố, cô nọ trợn trừng, cô bạn học cùng lớp ngồi cạnh tôi thì trợn dọc đôi mắt tròn xoe giống như 2 trái mù u vậy!
   Khi thầy nói những người bị “low libido” thì ít bị triệu chứng này hơn. Lúc đó tôi không hiểu ý nghĩa của “libido”, đây là tiếng lóng mà tôi chưa ở xứ này lâu nên chưa biết, sau đó nhờ bạn học (native) giải thích tôi mới thông “nhập gia tùy tục”.
   Bệnh này rất dể trị, bệnh nhân phải thật tình kể rõ hết “hành động” của mình vì sao mà nên cớ sự hầu tiết kiệm thời giờ và tiền bạc.  
    
9- Hệ Thống Lupus Ban Đỏ (Systemic Lupus Erythemathosus SLE):
   Khi thăm một người bạn ở Sàigòn thì ông ta đưa cho tôi hồ sơ chẩn đoán bệnh người vợ của ông ta, ghi là “hệ thống lupus ban đỏ”. Tôi chợt nghĩ ngay đó là bệnh SLE, bác sĩ ở Sàigòn dịch chữ systemic là hệ thống, giữ y chữ lupus (gốc latin có nghĩa là con chó sói ý nói gương mặt nhăn nhíu), còn chữ erythemathosus dịch là ban đỏ thì không đúng, vì bệnh SLE không có triệu chứng của ban đỏ. Tôi hỏi “vợ anh không có căn da mặt mà nhìn như là đã căn da mặt phải không? Ông trả lời là “đúng”. Khi ra nắng (photosensitive) thì mặt đỏ hai bên gò má (butterfly sign) vì hiện tượng đùn lại của collagen, mà collagen hiện diện khắp nơi trong cơ thể, ở khớp xương thì ê ẩm triền miên. Lúc ra nắng thì khó chịu vì tia hồng ngoại xuyên qua da tác dụng lên collagen. Xét nghiệm máu thì dùng Coombs test và FANA test. Bệnh này xãy ra ở phụ nữ 90%. Đau khớp nhưng khi cụp X quang khớp xương thì không phát hiện ra điều gì bất thường. Giai đoạn cuối tác động trước nhất ở collagen của tế bào thận, đến tất cả các cơ quan khác, rồi đến trung khu thần kinh. Nếu dùng thuốc giảm đau nhiều quá thì hậu quả không tốt cho cơ thể. Đến nay bệnh này cũng không có phương pháp nào để trị. Sau khi vài dòng tâm sự thì anh bạn này than thở là trong họ có 1 người nữ mắc bệnh này và đã vĩnh viễn ra đi. Anh rất tâm đắc khi hiểu sự thực phủ phàng của chứng bệnh bất trị này.          
    
   Còn những bệnh khác liên quan đến đau khớp xương như: 10-Gút giả =Pseudo-Gout = Chondrocalcinosis; 11-Erosive Osteoarthritis; 12-Diffuse Idiopathic Skeletal Hyperostosis; 13-Ossified Posterior Longitudinal Ligament Syndrome;
14-Synoviochondrometaplasia; 15-Enteropathic Arthritis; 16-Jaccoud Arthritis;
17-Sclerodema; 18-Osteitis Condensans Ilii; 19-Osteitis Pubis; 20-Hypertrophic Osteoarthropathy; 21-Hydroxyapatite Deposition Disease; 22-Ochronosis; 23-Tumoral Calcinosis; 24-Sarcoidosis; 25-Pigmented Villonodular Synovitis; 26-Sjogren Disease…
 
Ngày 17/02/2009, BS Trần Văn Diên, học sinh Công Thôn 70-73 NLS Cần Thơ
 
 
  Số người đọc 421047 visitors (1088248 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free