Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Bệnh đậu mùa
 
Lên mạng ngày 20/6/2009
BỆNH ĐẬU MÙA
 
   Lớp tôi 10 công thôn năm 1970 NLSCT có 2 Anh Tuấn là Phan Anh Tuấn và Trần Anh Tuấn, không biết bạn nào gọi đầu tiên mà chết danh là Tuấn Rổ và Tuấn Mad. Mỗi đứa đều có danh gọi riêng. Có phải tại học ngày 2 buổi, nhiều môn nên mệt mỏi tìm đủ mọi cách đùa giỡn vui vẻ lên tinh thần phấn chấn học hành có kết quả hơn. Tên gọi đúng cho một học viên trong lớp tôi có gương mặt rổ chằn vì dư âm của bệnh đậu mùa (BĐM) từ hồi nhỏ. Còn Mad là vì bạn này lúc nào cũng chọc phá cười đùa ngoại hạng.
   BĐM có từ ngàn xưa trên 4 ngàn năm. Khi khai quật những ngôi mộ xưa tại Kim Tự Tháp ở Ai Cập, người ta thấy nét mặt rổ chằn của vua Phareon Ramses V. Dân chúng Ấn Độ thờ nữ thần BĐM là Sitala cưởi ngựa trắng 1 tay cầm chổi quét BĐM ra khỏi thân thể, tay kia cầm bình nước lạnh rưới mát cho bệnh nhân khỏi bệnh. Từ Ai Cập BĐM lan tràn sang Trung Đông rồi đến Trung Hoa.
  Vào năm 165 và 180 trước Tây Lịch, BĐM lấy đi nhân mạng 4 triệu dân La Mã và giết cả hoàng đế La Mã là Marcus Aurelius. Vào thế kỷ thứ 11 vua Anh Quốc là Edward II mắc BĐM nhưng khỏi hẳn. Trong thế kỷ thứ 14 vua Miến Điện là Thadominbya thì phải về trời vì BĐM.
   Năm 1620 Christopher Columbus (CC) đến Châu Mỹ thì sau đó BĐM đã đưa số dân châu Mỹ từ vài chục triệu còn lại chưa đầy 2 triệu. Dân bản xứ Mỹ Châu đổ thừa là tại vì CC đưa mầm BĐM từ Âu Châu sang xứ sở của họ.      
   BĐM do siêu vi khuẩn Variola; siêu vi khuẩn hiện diện khắp nơi, di chuyển theo sự khuếch tán trong không khí, sống ký sinh và phát triển nhanh trong môi trường ẩm, trong cơ thể động vật; Sau khi xâm nhập vào cơ thể siêu vi khuẩn BĐM không bị yểm thì sẽ phát triển rất nhanh trong vòng 7-17 ngày.
   Phương pháp chữa trị chủ yếu là hổ trợ làm giảm bớt giúp cơ thể bình phục. Cho đến nay chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu, đang trong thí nghiệm tìm thuốc để trị BĐM.
   Ý niệm “ngừa bệnh hơn trị bệnh” áp dụng cho BĐM đã có từ thế kỷ thứ 10 ở Á Rập. Đến 8 thế kỷ sau là năm 1805 một vị bác sĩ người Nga tên là Khiatka chế tạo được thuốc chủng ngừa BĐM, tin truyền đến Trung Hoa nhưng lấy đâu ra cho đủ thuốc chủng cho 4 triệu người ở vùng biên giới Nga Hoa.
   Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington đã bị BĐM nhưng qua khỏi. Vào năm 1947 BĐM đã hoành hành dữ dội ở vùng San Francisco miền bắc California Hoa Kỳ. Ở Việt Nam của chúng ta vua Tự Đức rất yêu thi ca lập hội thơ Tao Đàn trong triều đình Huế cũng có làn da mặt rổ chằn vì hồi nhỏ bị BĐM. 
   Càng ngày khoa học càng tiến triển, với phương pháp Pasteur lấy siêu vi khuẩn Variola lấy từ cơ thể của bò cấy trong phòng thí nghiệm rồi trộn thuốc cho siêu vi khuẩn yếu đi bằng hóa chất, áp dụng tia cực tím hay khoa học phóng xạ… Nên chúng ta có thuốc chủng ngừa BĐM mà không bao giờ thiếu. Tổ chức WHO tại Liên Hiệp Quốc ở New York Hoa Kỳ hổ trợ hết mình vào việc chủng ngừa bệnh đậu mùa cho cả thế giới với lòng nhân đạo không nhận bất cứ thù lao nào.
   Khi cơ thể bị Variola tấn công thì bệnh nhân không có cảm giác gì cả, nhưng đến ngày thứ 10:
   *Giai đoạn 1: Khó chịu, sốt lên vùn vụt làm động kinh, không có thuốc nào trị hết, phương pháp duy nhất là trường nước đá lên đầu. Sốt tiếp tục lên đến cao độ, nhức đầu kinh khủng, ói mửa, nôn ra toàn nước loảng đầy mật đắng.
   *Giai đoạn 2: Nhức bắp thịt cổ, lưng, đùi, tay, vai dữ dội. Lúc này bệnh nhân tùy theo sự kháng cự tự nhiên của chính mình. Theo thống kê 17-35% không khỏi.
   *Giai đoạn 3: Đến ngày thứ 16 thì thình lình mụn đỏ đầy người, ngứa rồi nung mủ, là cơ thể bắt đầu phục hồi sẽ hết bệnh, dân gian ta gọi là “xổ ra” hay “trổ ra” là hết bệnh.
   *Giai đoạn 4: Hàng ngàn mụt này xẹp xuống một lượt rồi tạo vẩy.
   *Giai đoạn 5: Vẩy rớt ra để lại sẹo trũng xuống, nhiều ở mặt nhìn như cái rổ xảo. Lúc này cơ thể bình thường, cơ thể sẽ không bao giờ bị BĐM nữa.
   Không có phép huyền diệu nào chửa trị bệnh nhân BĐM, mà chỉ biết trông chờ vào hồng ân trong cơ thể của bệnh nhân. Nên phải áp dụng chủng ngừa BĐM là cách an toàn nhất.
   Hồi tôi còn nhỏ ở quê, vào thời ấy trước khi kết hôn nam nữ chưa hề biết mặt nhau, trông cậy vào người mai mối qua 5 giai đoạn: tìm người, coi mắt, giáp lời, lễ hỏi, lễ cưới. Một trong những câu hỏi mà ông mai hay bà mai phải trả lời là “mặt của cô/cậu ấy có rổ chằn?”.              
             
Ngày 20/06/09
BS Trần Văn Diên, CT 70-73

Trở lại Trang KH&NN
 
 
  Số người đọc 423571 visitors (1094788 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free