Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Tìm hiểu giáo dục trẻ thơ...
 
Lên mạng ngày 17/4/2009

TÌM HIỂU
GIÁO DỤC TRẺ THƠ TRONG NHÀ TRẺ Ở ANH
 Trước đây, tôi cứ ngở nhà giữ trẻ (nursery) chỉ là nơi nuôi và chăm sóc trẻ thơ ở trước tuổi đi học mẩu giáo để cha mẹ chúng đi làm việc hàng ngày. Nhưng từ lúc hàng ngày đưa đứa cháu ngoại mới sanh được vài tháng vào nhà trẻ, để cha mẹ cháu đi làm việc, tôi mới khám phá ra rằng, chữ nursery - vườn đào tạo mầm non – mới thật đúng ý nghĩa của nó. Chương trình học-trước-tuổi (early learning) đã áp dụng ngay cho trẻ thơ từ lúc mới sanh, và theo từng giai đoạn phát triển của trẻ thơ.
            Tại Anh, giáo dục cưởng bách (từ 5 tuổi tới 16 tuổi hiện nay, tới 18 tuổi vào năm 2012) và miển phí cho trẻ em từ lúc bắt đầu vào mẩu giáo ( 3 tuổi) cho tới lớp 12 (18 tuổi, thi A Levels - tương đương Tú Tài 2, cuối bậc trung học). Không những được miển phí ở học đường, mà mỗi trẻ em, dầu là con của giới bần cùng cho tới con của nử hoàng, kể từ lúc mới sanh cho tới năm cuối cùng của bậc trung học, đều nhận được trợ-cấp -trẻ-con (child benefit) bằng nhau từ chính phủ trung ương (của Bộ xả hội). Tiền trợ-cấp-trẻ-em gia tăng hàng năm, như hiện tại (2009)  mỗi trẻ em (cho tới 16 tuổi, hay 18 tuổi nếu còn đi học) nhận 20 Anh Kim/tuần lể (1 Anh Kim = 1.5 đến 2.0 US Dollars). Nếu là con nhà nghèo, học sinh được ăn trưa miển phí ở nhà trường, do ngân sách cấp tỉnh (County) của địa phương tài trợ. 
            Trẻ em từ 36-tháng-tuổi (3 tuổi) đến 60-tháng-tuổi (5 tuổi), tức tuổi tiền-học-đường (Pre-school), không cưởng bách đến trường, nhưng chính phủ có trường để cho trẻ con đến đó vui chơi, tập làm quen với trường học, mở từ 9 giờ sáng cho tới 12 giờ trưa. Tất cả đều miển phí. 
             Còn trẻ em từ mới sơ sanh cho tới 36-tháng-tuổi hay tới 60-tháng-tuổi (tiền -học-đường hay mẩu giáo) thì tùy cha mẹ, hoặc cha mẹ nuôi ở nhà, hay gởi vào nhà trẻ. Nếu cả cha và mẹ đều đi làm, trẻ con được gởi vào nhà trẻ (Nursery). Các nhà trẻ đều do tư nhân, nên cha mẹ phải trả tiền. Tuy nhiên, ở Anh có nhiều công ty lớn, công sở (như Đại Học, Bệnh Viện, v.v.) có chính sách trợ cấp nhân viên có con nhỏ gởi ở nhà trẻ. Có cơ quan trợ cấp tới 50% tổn phí nhà trẻ/đứa con. Tổn phí ở nhà trẻ ở Anh có nhiều giá, từ 500 Anh-Kim đến 1200 Anh Kim/tháng/đứa trẻ, tùy theo cha mẹ lựa chọn theo khả năng tài chánh của mình. Dỉ nhiên "tiền nào, của nấy".
              Theo luật ở nước Anh, không được phép để trẻ con từ tuổi sơ sanh đến 9 tuổi ở nhà một mình, phải có người trên 16 tuổi trông chừng. Cha mẹ muốn đi đâu trong vài giờ, phải nhờ người (cha mẹ, anh em, người quen), hay mướn người (baby sit) giữ hộ. Trên đường đi học, trẻ con cũng phải có người lớn đi kèm. Hình phạt cha mẹ có thể ở tù nếu để con ở nhà một mình. Vì con gái và rễ của tôi phải đi làm việc rất sớm mới có thể đảm nhiệm công tác y khoa ở nhiều bệnh viện, công và tư, tại Reading và London, nên hàng ngày chúng tôi phải lái xe hàng 20 km đến nhà cháu từ lúc 6:30 sáng để trông chừng cháu ngủ, sau đó làm vệ sinh, cho ăn sáng, chơi giởn với cháu, rồi  đưa cháu vào nhà trẻ.
            Trường của đứa cháu ngọai đang theo gồm nhà trẻ (Nursery) và Pre-School tư, với giá 1200 Anh Kim/tháng/đứa, dành cho trẻ thơ từ 3-tháng đến 60-tháng-tuổi. Đây là một cơ sở nhà trẻ dành cho giới thượng lưu ở thành phố Reading. Cha mẹ đều là giới giàu có, gồm thương gia, kỹ nghệ gia, bác sỉ, luật sư, giáo sư đại học. Giới trung lưu khó có phương tiện tài chính dồi dào để gởi con vào đây, nhất là gia đình có trên 2 con.
            Đây là một ngôi nhà cổ 2 tầng đồ sộ (mansion house), có trên 10 phòng rộng thênh thang, nằm giữa một khu vườn trồng hoa và sân cỏ trên 1.5 hecta, bên trong có swimming pool với nước đun nóng. Kế bên là sân banh bầu dục (rugby) rộng 5 ha, và trường tiểu học và trung học tư thục Blue Coat rộng trên 5 ha.
            Trẻ em chia làm nhiều nhóm, nhóm nhỏ nhất (Baby) từ 3-tháng đến 16-tháng-tuổi(từ nằm cho tới biết đứng hay đi chút đỉnh, biết nói bập bẹ vài tiếng), nhóm Toddler từ 16-tháng đến 24 tháng-tuổi, nhóm 2-3 tuổi  từ 24-tháng đến 36-tháng-tuổi (gồm trẻ con biết đi, chạy, và nói rành..), và nhóm pre-school (36-tháng đến 54-tháng-tuổi)  cũng chia thành nhiều nhóm nhỏ tùy theo lứa tuổi, được nuôi và chơi trong phòng riêng và có chế độ ăn, ngủ, chơi và học riêng biệt. 
            Cháu tôi nằm trong nhóm đầu (từ 3-tháng đến 16-tháng-tuổi), cần nhiều chăm sóc cá nhân (cho ăn, cho bú, ru ngủ, làm vệ sinh, v.v.) và thông thường, mỗi nurse trông chừng 2 em bé 3-tháng tới 6-tháng-tuổi, hay 3 em bé 7 đên 16-tháng -tuổi, hay 8 em bé ở lứa 3-5 tuổi. Các nurses này đều tốt nghiệp 2 năm học trung cấp chuyên trẻ thơ về phương pháp nuôi và tâm lý trẻ thơ. Trên các nurses này là một nurse chánh phụ trách mỗi nhóm, tốt nghiệp cấp đại học chuyên ngành nursery. Trên cùng là giám đốc quản lý. Để hộ trợ các nurses, có một y tá phụ trách nếu có em bé bị bệnh trong lúc ở nhà trẻ, và mỗi nhóm tuổi có một nhà bếp riêng với người phụ trách thức ăn cho từng đúa bé, ghi từng món ăn thích hợp cho từng lứa tuổi. Sau bửa ăn, nurse phải tường trình vào sổ phụ huynh biết là đứa bé ăn những gì trong ngày, ăn nhiều hay ít, thích loại thức ăn nào. Khẩu phần thức ăn phải bổ dưởng, và thay đổi tùy theo số tuổi, được kiểm soát rất chặc chẻ về mặt vệ sinh, và chỉ được ăn thuộc loại "Organic" (không có thuốc sát trùng, phân bón, thịt gia súc không chích thuốc trụ sinh, v.v.)
            Về sinh hoạt, đều theo giờ giấc, giờ nào uống sửa, giờ nào ăn, giờ nào ngủ, giờ nào chơi. Sau một ngày, nurse phải ghi vào sổ phụ huynh tất cả hoạt động trong ngày của từng đứa bé, từ ăn uống, giấc ngủ, sở thích của đứa bé, v.v.
            Về chương trình chơi, cũng đặt nặng về giáo dục và tùy theo lứa tuổi. Trong phòng chơi, trẻ thơ còn nằm thì có đồ chơi treo lủng lặng trên đầu, với màu sắc, vật chuyển động, và âm thanh. Lớn hơn một tí, biết bò, biết ngồi thì tập bò theo vật chuyển động trước mặt, tập quan sát với màu sắc, và hình dạng. Khi biết đứng chựng thì tập đi với walker, rồi tập nói theo máy với hình ảnh, như hình vẻ trái apple thì nói apple, hay tập đếm one, two, three theo số lượng hình, v.v. Khi đã nói rành thì tập hát, tập múa. Có giờ được nghe kể chuyện thiếu nhi, hay xem phim thiếu nhi theo từng lứa tuổi. Trẻ con bắt đầu chơi trò chơi trên computer ở 2 tuổi, và dạy computer lúc 2 tuổi rưởi. Trẻ con được huấn luyện bơi lội và Yoga từ  lúc 2 tuổi (1/2 giờ học mỗi tuần do huấn luyện viên chuyên nghiệp dạy), dạy học và nói thêm tiếng Pháp từ lúc 3 tuổi do Câu Lạc Bộ Pháp (Le Club Francais) phụ trách. Riêng trẻ con gốc ngoại quốc, được đặc biệt dạy nói tiếng Anh chuẩn khi còn thật nhỏ.  Ngay trong mùa đông, khi có thời tiết tốt, trẻ con được bồng hay đẩy xe ra ngoài vườn. Trẻ lớn hơn thì có số giờ sinh hoạt ngoài trời trong mùa Xuân, Hè và Thu.
            Giáo dục trẻ thơ cũng khuyến khích trẻ con phát triển tài năng hội họa, âm nhạc và óc sáng tạo. Trẻ em mới biết ngồi là cho chơi với màu sơn và cây cọ, muốn vẻ gì thì vẻ. Có các cô giáo chuyên môn về hội họa, thủ công, âm nhạc ngồi bên khuyến khích. Buổi học đầu tiên, trẻ thơ đều sợ và khóc. Nhưng các lần sau, thì quen dần, thoạt tiên dùng bàn tay quệt thành 5 con trùn, sau đó thì cháu vẻ theo Picasso, màu sắc tùm lum, không có hình dạng gì cả, nhưng đứa nào cũng thích thú trò chơi này. Với thời gian trí óc phát triển, các cháu biết đồ màu vào hình vẻ sẳn. Trong phòng triển lảm hội họa của trẻ thơ từ 7 tháng đến 36 tháng, thấy có sự tiến bộ rất rỏ rệt sự phát triển về ý thức của mỗi đứa trẻ. Trong tuần, trẻ con cũng có giờ để tự do làm theo ý muốn, như vọc cát, dùng đồ chơi đo lường cát, nắn đất sét (ở 2 tuổi), v.v. Đặc biệt là không bao giờ trừng phạt con nít dầu chúng có la khóc hay phá phách. Theo luật, đánh con nít thì bị ở tù.
            Ở lứa tuổi 16 –36 tháng, thì dạy trẻ con yêu thiên nhiên, yêu cây cỏ, yêu thú vật. Mỗi đứa bé có một khoảnh đất nhỏ, cho nó tự trồng một loại hoa hay rau cải, và dạy nó chăm sóc, tưới hàng ngày. Mỗi đứa trẻ giao nuôi một con cá kiểng trong bình thủy tinh riêng, đặt tên cho cá, và cho cá ăn hàng ngày. Về thương yêu thú vật, thì trong vườn có nuôi đàn thỏ, mỗi đứa cho thỏ ăn, ôm bồng thỏ. Trẻ em hàng ngày cũng khuyến khích cho chim bồ câu ăn, chơi đùa theo chim trong sân cỏ. Nhớ lại, hồi còn nhỏ ở Việt Nam, hể thấy chim là ném đá vào chim, hay đi bắn chim. Ngược lại ở đây, trẻ con không có thói ném đá, hay bắn chim, hay phá tổ chim, mà ngược lại cho chim ăn, có tổ chim trong vườn thì mừng rở, tìm thức ăn cho chim mẹ khỏi mất công bay xa tìm mồi. Thỉnh thoảng, tùy theo lứa tuổi được tổ chức du ngoạn, xem phong cảnh, vườn bách thảo hay sở thú.
            Kế bên Nursery của cháu, là trường Mẩu giáo (36-tháng đến 60-tháng), Tiểu học (từ 5 tuổi đến 11 tuổi) và trường Trung học (12 tuổi tới 18 tuổi) Tư Thục Blue Coat. Ở Anh, giới thượng lưu cho con học ở trường tư thục với chương trình giáo dục đặc biệt để đào tạo thành các “gentleman”. Trường tư thục nổi tiếng nhất dành cho con bà hoàng hay con ông cháu cha là trường Eton College ở Windsor. Đa số sinh viên của Đại học Cambridge hay Oxford ở Anh quốc, hay các nhà chính trị gia nổi tiếng của Anh đều xuất thân từ trường tư thục này. 
 
Reading, lể Phục Sinh 2009
Trần Đăng Hồng

Trở lại Trang KH & NN
 
 
  Số người đọc 416469 visitors (1078283 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free