Lên mạng ngày 20/11/2008
MỘT KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH “ĐAU THẦN KINH TỌA”
Tôi không phải là một thầy thuốc đông hay tây y, mà chỉ là một giáo viên bây giờ đã nghỉ dạy về quê làm ruộng. Từ việc bản thân mình sau hai lần bị “đau thần kinh tọa”, hiện sức khỏe đã bình thường, nên chỉ muốn ghi lại đây một vài kinh nghiệm từ việc điều trị bệnh “đau thần kinh tọa” của bản thân , hầu nếu được, có thể giúp ích phần nào cho bà con xung quanh, rất mong quí vị rành về nghề y đóng góp thêm ý kiến.
Năm1990, lần đầu tôi phát bệnh. Lần ấy sau khi cố gắng vác một bao phân xuống ruộng với quảng đường khoảng 500m (trước đây, vào khoảng năm 1983, có lần tôi bị “cụp xương sống” do khiên vật nặng) về thấy chân bị đuối, và bắt đầu bị đau nhức , lan từ thắt lưng xuống mông, xuống tiếp phía sau chân trái kéo dài tới gót chân. Ngày càng đau nhức nhiều, đi đứng nằm ngồi kể cả đi cầu…rất khó khăn (mỗi lần thay đổi tư thế là một cực hình). Đến khám bệnh, B.s Châu Hữu Hầu chẩn đoán tôi bị thoát vị đỉa đệm gây chèn ép và viêm nhiểm chùm dây thần kinh (trong cột sống) dẩn đến bị “đau thần kinh toạ”. Lần ấy tôi theo tây y điều trị, hằng ngày uống 3B (B1, B6, B12) + thuốc chống viêm+thuốc chống đau nhức+chích terneurine H5000, sau vài tháng mới bớt đau nhức và đi lại được, nhưng chân đau bị teo lại (khoảng 8/10) so với chân không đau, sau gần một năm hai chân mới bình thường.
Đầu năm 1992, một lần nửa tôi phát bệnh (đau thần kinh toạ), lần nầy không phải đau chân trái mà đau chân phải. Lúc đầu tôi cũng theo tây y và điều trị như trên, nhưng có thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức trở lại. Điều kiện kinh tế gia đình ngày một khó khăn, sức khoẻ ngày một kém; đầu hè1992 tôi nạp đơn xin nghỉ dạy, ở nhà chuyên tâm trị bệnh.
Trong thời gian nằm nhà điều trị bệnh, bạn bè -người thân-học trị đến thăm, người chỉ phương cách nầy, người đưa tài liệu kia…để tham khảo. Tôi để ý đến một số tài liệu:
-Toa I: trị đau thần kinh toạ, có in trong quyển sách “Sổ tay Bệnh Lý & Điều trị ôơng và Tây y” (tập III, bệnh ngoại và chuyên khoa, Hội Y Dược T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992) do em Nguyễn Văn No (hiện là B.S trưởng khoa ngoại Trung Tâm Y Tế Tân Châu) cho mượn:
1/-Rễ lá lốt 12g 2/-Thiên niên kiện 12g
3/-Cẩu tích 16g 4/-Quế chi 8g
5/-Ngãi cứu 8g 6/-Chỉ xác 8g
7/-Trần bì 8g 8/-Ngưu tất 12g
9/-Xuyên khung 12g
(đổ 500ml nước nấu sắc còn 100ml, ngày uống một thang 2-3 lần nấu)
-Toa II:Toa thuốc ngâm rượu (2lít) trị: tê-nhức-bao tử (ngày uống một ly nhỏ trước khi ngủ)
1/-Lưu lợi 2chỉ 2/-Hồng hoa 1chỉ
3/-Đại hồng 3c 4/-Quyết kiệt 1c
5/-Ngưu thất 3c 6/-Lục đoạn 2c
7/-Đơn qui 2c 8/-Mộc hương 3c
9/-Mộc hoa 2c 10/-Đỗ trọng 2c
(Toa thuốc nầy tôi ghi lại từ một chương trình phát hình của Đài Truyền Hình Cần Thơ khoảng thời gian 1988-1990 do một nữ dược sĩ phổ biến mà tôi quên ghi tên, khi tôi bệnh, anh bạn nông dân Hết ngụ ở ấp Long Thạnh B Tân Châu đến thăm và mang cho toa nầy, nĩi toa gia truyền của ai đó anh nhờ người dịch lại từ chữ hán, tôi đối chiếu hai toa giống hệt nhau)
-Một số bài báo và tài liệu do hai em Trần Ngọc Thu (phòng Giáo Dục Tân Châu) và Cao Thanh Đừng (Trường C2 Tân Châu) cho mượn.
Lúc đầu, cũng ngại thuốc “bắc” mắc tiền và không trị đúng bệnh, nhưng hằng ngày điều trị theo tây y cũng khá tốn, mà có thuốc trong người thì bớt đau nhức hết thuốc thì đau nhức nhiều. Tôi thử đến tiệm (Phước Sanh Đường, Sanh Sanh Đường. . Tân Châu) bổ thuốc, cũng không ngờ toa I chỉ có 3000đ, toa II chỉ có 5000đ (hiện toa I khoảng 5000đ, toa II khoảng 8000đ). Hằng ngày , nhờ vợ con nấu thang I (2-3 lần nấu, đến chừng nào thuốc lạt thì thơi), trước khi ngủ (trưa và tối), uống thêm một cốc ruợu thang II. Sau vài ngày sử dụng, thấy bớt đau nhức, người ấm hơn, đi cầu nhẹ nhàng hơn.
Trong thời gian rảnh dưởng bệnh, những tài liệu của em Thu & Đừng cũng giúp thêm cho tôi một ít. Thì ra, theo đông y, đau thần kinh toạ (phổ biến) do “kinh dớn” bị viêm, trời lạnh đau nhức nhiều, ăn đồ ăn “có tính hàn”(như rau má, nước dừa, khổ qua…) gây nhiều đau nhức, tắm tối với nước lạnh cũng gây nhiều đau nhức. Ngồi sử dụng hai thang thuốc trên, tôi kết hợp “nằm lửa” (như đàn bà đẻ ở quê ngày xưa), bên dưới có lót lá đu đủ dầu (hoặc lá điều, dây lá cù lần, lá huệ chuối), cũng thấy người ấm hơn và đở đau nhức (và tập thể dục nhẹ những động tác chân và lưng).
Sử dụng hai thang thuốc trên được khoảng một tháng hết đau nhức (tôi bỏ thang I và chỉ sử dụng thang II và hiện tại tôi vẫn còn ngâm rượu thang II, lâu lâu uống một cốc, không bị táo bón, và tay chân.. cũng đở tê mỏi sau những giờ lao động ở ruộng về), đi đứng không còn bị đau nhức, nhưng chân phải (chân đau) bị teo nhiều, bước đi khập khểnh chân thấp chân cao.
Kể từ lúc phát bệnh đến khi hết đau nhức khoảng 6 tháng, trong đó sử dụng thuốc tây khoảng hơn 5 tháng đầu, thời gian sau chỉ dùng hai thang trên, nhưng bước chân vẫn khập khểnh, mãi đến tháng 9/1996 (sau hơn bốn năm), một sự tình cờ, tôi mới đi đứng bình thường .
Tháng 9/1996, sau khi nhận được giấy báo của trường Đại Học Đà Lạt không đồng ý cho phép con tôi tiếp tục nghỉ học thêm một năm nửa để điều trị bệnh (tâm thần), phải trở lại trường tiếp tục học, nếu không phải bỏ học. Với sự thiết tha việc học của con, sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tôi quyết định đưa con trở lại Đà Lạt để tiếp tục học (đây là một quyết định sai lầm của tôi, đứa con phát bệnh trở lại, điều trị đến giờ vẫn chưa khỏi). Trong thời gian chờ đợi quyết định (một tuần), hàng ngày hai buổi đi bộ từ chợ Hòa Bình đến trường (khoảng 2 km), đường Đà Lạt nhiều dốc, lên và xuống dốc đều phải cố sức giữ thăng bằng, khi trở về nhà, bước đi không còn khập khểnh mà không hay. Hiện sức khoẻ của tôi bình thường; vác lúa, rãi phân , xịt sâu đôi khi vẫn làm như thường.
Sau nầy, có nhiều người trong xóm cũng đau thần kinh toạ, sử dụng hai toa trên đều có kết quả tốt.
Tôi không phải là thầy thuốc nên không rõ “đau thần kinh toạ” do bao nguyên nhân, nhưng nếu có bạn nào bị đau và có triệu chứng giống như tôi ở trên, hãy thử sử dụng xem sao, không hại gì sức khoẻ và không tốn hao bao nhiêu đâu, đừng ngại.