Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  RSD
 
Lên mạng ngày 26/6/2009


RSD
 
   RSD viết tắc của 3 chữ Reflex Sympathetic Dystrophy có nghĩa là sự thoái vị theo thời gian làm yếu đi cảm giác, cảm nhận, sức mạnh của da, cơ, gân sụn. RSD xuất hiện tự nhiên khi tuổi về chiều. Chúng ta nghe kể già rồi thì yếu, tê, nhức, khó ngủ...
 Toàn diện cơ thể được kiểm soát 24/24 bởi hệ thần kinh tự động automatic nervous system (ANS) chia ra làm 2 là: sympathetic nervous system (SNS) và parasympathetic nervous system (PNS). Khi lớn tuổi có thoái vị cả 2 SNS và PNS của ANS. Phần lớn PNS nằm sâu bên trong cũng phải thoái vị theo. Thí dụ khi về già thì ăn ít lại chứng tỏ hệ tiêu hóa kiểm soát bởi PNS ít hoạt động dần kéo theo tuyến tiêu hóa cũng thoái vị theo (tuyến tiêu hóa kiểm soát bởi PNS)…
   Vì có sự thoái của SNS nằm ngoại biên nên y học gọi là RSD đưa đến yếu cơ ở tay chân, cảm thấy ấm 1 vùng trên da, đổ mồ hôi nhẹ ở vùng đó, cảm giác khác thường, tê tê, buốt buốt...
   Trường một người đàn ông ngoài trung niên cố hết sức chặt 1 nhánh cây sau nhà thì đau buốt cả tay đến vai khiến phải nằm mấy ngày cũng chưa khỏi vì lớn tuổi không nên biểu diễn sức lực như thời bẻ gảy sừng trâu nữa được!
   Như trên đã trình bày RSD xuất hiện một cách tự nhiên khi lớn tuổi. Nhưng RSD cũng hiện diện ở mọi lứa tuổi vì tai nạn hay giải phẩu. Cả 2 lý do này chẳng đặng đừng vì sự việc ngẫu nhiên ngoài ý muốn. Tai nạn xe cộ được xếp vào thứ 3 thương vong ở xứ cờ hoa sau tim mạch và ung thư, chưa kể đến ô nhiễm trầm trọng môi trường sinh thái vì khí độc gây nên từ sự đốt cháy nhiên liệu ùn ùn liên tục nhả vào không khí.
   Hậu giải phẩu hay thương tích bầm dập, vết cắt da thịt, xương, sụn, mạch máu lành lại nhưng hệ SNS hay PSN không bao giờ lành lại hoàn toàn như trước nên y học phân loại 2 hiện tượng này là: 1- RSD trực hệ SNS, và 2- RPD trực hệ PNS.
   RSD xãy ra nặng nhẹ tùy cấu trúc khi lớn tuổi của mỗi cơ thể. Hay mức độ tai nạn gây ra từ lực tương tác bất ngờ ấy. Lúc giải phẩu thì hên xuôi ngoài dự đoán. Năm 1977 tôi đang trọ học ở Sàigòn lúc đó em của người bạn học cùng lớp cần phải giải phẩu khẩn cấp vì bệnh sưng ruột thừa. Gần đây khi về Sàigòn gặp lại gia đình cho biết sau khi giải phẩu ruột thừa thì bị tắt ruột nên không khỏi. Khi học về bệnh học được thầy giải thích là tắt ruột gây ra bởi kỷ thuật giải phẩu mà nên vì lúc đó vô tình làm đứt đường thần kinh parasympathetic ganglion (hệ tiêu hóa kiểm soát bởi para…) chứ không phải bệnh sưng ruột thừa làm tắt ruột. Đây là điều tối quan trọng của kỷ thuật giải phẩu.  
   Không có sự hổ trợ của phòng thí nghiệm để giúp chẩn đoán RSD mà chỉ tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân cộng với nhận thức về cơ thể, sinh lý, bệnh học, dinh dưỡng, việc làm…
   Chắc chắn bệnh nhân có triệu chứng RSD đều được hỏi:
   - Có trải qua tai nạn hay giải phẩu?
 
BS Trần Văn Diên, CT 70-73, ngày 25/06/09
                   

Trở lại trang KH&NN
 
 
  Số người đọc 416468 visitors (1078254 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free