Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Quyền lợi người già ở Anh
 
Lên mạng ngày 25/4/2009
TÌM HIỂU 
QUYỀN LỢI NGƯỜI GIÀ Ở ANH QUỐC
 
Sinh, bệnh, lảo, tử. Ai ai cũng phải trải qua 4 thời kỳ này. Ở Anh Quốc, theo luật pháp ấn định, người dân chỉ được phép sống tự lập ở tuổi thứ 16 trở lên, nghĩa là được phép có công ăn việc làm. Tuổi về hưu cho đàn ông là 65 tuổi, đàn bà 60 tuổi hiện nay, nhưng sẽ tăng lên 65 nếu ai sinh sau 1950. Như vậy, số năm làm việc chính thức tối đa là 49 năm, phần đông là 43 năm, vì phải học thêm ở cấp Đại học (đa số ra trường ở tuổi 22). Tuổi thọ trung bình hiện nay ở Anh Quốc là 79 năm (đàn ông 76.5, đàn bà 81.6 năm). Hiện nay, tỉ lệ người trong tuổi làm việc (16 đến 64 tuổi) chiếm 67.1%, và người già trên 65 tuổi chiếm 16.2% dân số. Tỉ lệ người già càng gia tăng, vì điều kiện y tế càng ngày càng được cải thiện, tuổi thọ có khuynh hướng gia tăng.
            Để bảo đảm cuộc sống cho người già, chính phủ Anh từ hàng trăm năm nay, đã bảo đảm cho mỗi công dân có ít nhất một hưu liểm khi về già. Đa số, mọi người đều có 2 hưu liểm khi về già.
 
Hưu-liểm-nhà-nước (State pension): Mỗi công dân, dầu làm công chức, xí nghiệp, nhà nông hay làm ăn riêng tư (self-employed) đều bắt buộc đóng Bảo Hiểm Quốc Gia (National Insurance, NI), hay còn gọi là Quỹ An Ninh Xả Hội (Social Security) kể từ khi bắt đầu đi làm cho tới tuổi về hưu. Mỗi công dân đều có một số đăng ký Bảo hiểm Quốc Gia (NI number) gồm 9-hàng-chữ-số do Bộ Xã hội và Thuế Vụ quản lý suốt đời người. Hàng tháng, chủ nhân có nhiêm vụ trích 11% tiền lương của mỗi nhân viên của mình đóng vào NI cho nhân viên đó. Người có công việc làm ăn riêng tư cũng phải tự động khai báo và đóng góp vào NI. Số tiền này không bị đóng thuế. Mỗi công dân đều có thể theo dỏi việc đóng góp NI qua bảng lương hàng tuần, hay hàng tháng và bảng tổng kết cuối năm của sở Thuế Vụ (P60) cho mỗi công dân. Quỹ An-Ninh-Xả-Hội này bảo đảm cho mỗi công dân Anh được trợ cấp khi thất nghiệp, y tế miển phí khi đau yếu (không phải trả tiền bác sỉ, thuốc men và nằm nhà thương), và hưu liểm khi về già. Khi bị thất nghiệp, mỗi công dân được nhận trợ cấp thất nghiệp từ Bộ Xã hội để sống trong thời gian thất nghiệp và tìm việc làm lại (Job seeker’s Allowance). Hiện nay (2009), trợ cấp £50.95/tuần cho người độc thân tuổi 16-24; £64.30/tuần cho người độc thân trên 25 tuổi; £100.95/tuần cho người có gia đình (vợ chồng đều phải trên 18 tuổi). Khi về già (sau 65 tuổi), mỗi công dân đương nhiên được nhân Hưu-Liểm-nhà-nước (State Pension), nhiều hay ít tùy vào số năm (không tùy vào số tiền đã đóng góp) đã đóng góp. Như vậy, người có số lương thật cao thuộc thành phần tỷ phú trong xã hội cũng nhận hưu-liểm-nhà-nước bằng người có lương thấp của giới lao động, nếu có cùng số năm đóng góp NI. Hiện tại (2009), người có trên 40 năm đóng góp NI nhận được £95.25/tuần lể, gọi là tiền căn-bản-hưu-liểm-nhà-nước (basic state pension). Người có số năm đóng góp ít hơn sẽ nhận hưu liểm ít hơn. Tuy nhiên, những ai suốt cả đời không đi làm việc (không có đóng góp NI, như trường hợp các Cụ Ông, Cụ Bà Việt Nam theo con đoàn tụ ở Anh), hay những người có tổng lợi tức (gồm các loại hưu liểm, tiền lải ngân hàng, ..) dưới một số tối thiểu để sống, thì đều nhận trợ cấp hưu liểm (Pension credit) để có đời sống với tiện ích tối thiểu ở Anh.
 
Hưu-liểm-tư (Private Pension). Hưu-liểm-nhà-nước thường không đủ sống. Vì vậy, chính phủ khuyến khích mỗi công dân nên có hưu-liểm-tư. Ở những cơ quan chính phủ, những xí nghiệp lớn hay kinh doanh lớn, chính phủ ra luật là chủ nhân (Employer) phải có chương trình hưu liểm cho nhân viên của mình. Những người làm ở các doanh nghiệp nhỏ không có quy chế hưu liểm, hay người tự làm kinh doanh riêng, hay cá nhân muốn có thêm hưu liểm khi về già, v.v. đều được chính phủ khuyến khích đóng hưu liểm tư qua biện pháp ưu đải thuế vụ. Mỗi công ty hay xí nghiệp đều có quy chế ấn định riêng về phần hưu liểm, số tiền nhân viên đóng góp và số tiền do xí nghiệp đóng góp vào hưu liểm của nhân viên được ấn định rỏ ràng trong khế ước tuyển dụng nhân viên. Ở những cơ quan thuộc chính phủ (công chức), Đại Học, Y tế, mỗi nhân viên bắt buộc đóng khoảng chừng 8% số lương của mình, và chủ nhân đóng gấp đôi (16%) số lương đó cho hưu liểm mỗi nhân viên. Khi chuyển đổi công ăn việc làm, sổ hưu liểm cũng được chuyển theo, và theo quy chế hưu liểm của nhiệm sở mới. Khi tới tuổi về hưu, tùy theo quy chế của từng cơ quan hay xí nghiệp, người về hưu nhận được một số tiền lump sum không bị đóng thuế, và sau đó hàng tháng nhận tiền hưu liểm. Số tiền lump sum và hưu liểm hàng tháng thay đổi tùy theo quy chế của mỗi cơ quan. Các nhân viên giảng huấn (academic staff) của Đại Học thì vào quy chế Hưu Liểm Đại Học - University Superannuation Scheme (USS). Một cách đại cương, theo quy chế USS này, nếu có thời gian làm việc liên tục ở Đại Học 40 năm, ngay ngày đầu về hưu nhân viên đó sẽ nhận một lần tiền lump sum bằng khoảng 18 tháng lương của lần lương tháng cuối cùng (net pay, sau khi trừ thuế). Số tiền này không bị đóng thuế. Và sau đó, hàng tháng sẽ nhận hưu liểm bằng khoảng 70% tiền lương của tháng cuối cùng. Dỉ nhiên, nếu thời gian làm việc ở Đại Học ít hơn thì sẽ nhận lump sum và hưu liểm hàng tháng ít hơn. Hưu liểm hàng tháng sẽ bị đóng thuế. Hưu liểm hàng tháng cũng được gia tăng hàng năm, theo chỉ số lạm phát (Inhflation rate) của năm trước đó.
            Vì vậy, nếu là người có đồng lương cao, và làm việc liên tục từ khi ra trường tới tuổi về hưu, khi về già với số tiền lump sum khi về hưu, và 2 hưu liểm hàng tháng nhận sau đó sẽ có cuộc sống thoải mái khi về già.
            Ngược lại, những người có đồng lương thấp, hay người chỉ có một hưu-liểm-nhà-nước thì sống khó khăn hơn khi về già. Tuy nhiên, chính phủ có những chính sách khác để bảo đảm những người này, hay gia đình người này, có một đời sống tiện nghi tối thiểu. Chẳng hạn, nếu chỉ có một hưu-liểm-nhà nước mà hưu liểm này quá ít (vì thời gian đóng góp vào NI ít) và tổng số lợi tức (tiền lời ngân hàng, v.v.) hàng tháng quá thấp, thì nhà nước sẽ cho tăng tiền này tới số tiền bảo đảm đời sống tối thiểu. Giá biểu đời sống tối thiểu hiện nay (2009) là £130/tuần cho người độc thân tới 64 tuổi, hay £198.45/tuần cho người có gia đình tới 64 tuổi (chỉ một trong 2 người nhận). Nếu quá 65 tuổi, sẽ nhận thêm £20.40/tuần cho người độc thân, hoặc thêm £27.03/tuần cho người có gia đình. Ngoài ra, với tuổi già việc đi đứng cần phải chống gậy hay xe đẩy, người già tàn phế có thể nhận thêm từ £18.65/tuần đến £49.10/tuần tùy theo mức độ tàn phế do bác sỉ ấn định (Disability Living Allowance). Hơn thế nữa, người già có lợi tức quá thấp thì không phải đóng thuế địa phương (Council tax) hay không phải đóng tiền thuê nhà (Bộ Xả hội trả)
Ngoài ra, cơ quan từ thiện Age Concern còn có những giúp đở khác.
 
Những quyền lợi khác của người già (trên 60 tuổi)
Ngoài hưu liểm hàng tháng để sống tuổi già, người già (gọi là Senior Citizen, người trên 60 tuổi) còn nhiều quyền lợi khác:
            Dịch vụ y tế miển phí. Mọi công dân Anh, kể từ lúc sinh ra cho đến chết đều được miển phí trong dịch vụ y tế chửa bệnh. Người trong lứa tuổi làm việc (16 tới 60 tuổi, ngoại trừ khi thất nghiệp hay đàn bà khi thai nghén) chỉ phải đóng £7.20 cho mỗi toa thuốc (prescription) do bác sỉ kê toa khi đi mua thuốc, dầu thuốc đó đắc tiền bao nhiêu đi nữa. Không phải trả tiền bác sỉ, tiền nhà thương, tiền ăn uống trong nhà thương trong thời gian chửa bệnh. Bắt đầu từ tuổi 60, không phải trả tiền cho mỗi toa thuốc. Mỗi 12 tháng, người già phải đi khám tổng quát với thử máu ít nhất một lần, và chích ngừa một số bệnh của tuổi già (như Flu).
            Phụ cấp sưởi ấm. Hàng năm, cứ tới tháng 11, gia đình nào có người trên 65 tuổi, dầu là tỉ phú hay nghèo hèn, đều nhận được £250, hay £350 nếu có người trên 75 tuổi, để phụ giúp sưởi ấm cho người già. Và trong mùa đông, nếu mỗi đợt trời lạnh nhiệt độ dưới một nhiệt độ nào đó đã được ấn định tại vùng đó liên tục tối thiểu trong 5 ngày (thông thường là độ âm), thì người già được nhận thêm £60 cho mỗi kỳ lạnh.
            Giao thông (transport). Người về hưu được cấp thẻ di chuyển miển phí cho xe bus thuộc hệ thống giao thông công cộng (public transport) trên toàn quốc. Nếu ở London, ngoài xe bus, người già đi xe điện ngầm (underground, tube) cũng được miển phí trong hai ngày cuối tuần, hay ngoài giờ giao thông cao điểm trong tuần. Đi xe lửa được giảm 1/3. Nếu là tàn phế thì có xe chuyên chở dành riêng để đưa rước tận nhà (với điều kiện là phải báo trước hành trình một thời gian).
            Tắm miển phí ở hồ tắm (swimming pool)
            Giải trí. Được giảm giá vé (từ 30% đến 50%) khi đi xem hát, kịch, vào Museum, sở thú, vườn bách thảo, vé vào cửa ở các khu du lịch, dinh thự đền đài du lịch. Sau 75 tuổi, khỏi phải trả lệ phí (fee) TV.
 
Nhà dưởng lảo. Đến một tuổi nào đó, người già không thể sống tự lập được, cần có nơi và người chăm sóc. Tùy hoàn cảnh mỗi người tự quyết định nơi sinh sống và ai sẽ chăm sóc mình khi già. Có nhiều cách:
            Sống với con. Người Anh rất ít chọn cách này. Phần đông người Á châu sống với con cháu cho tới chết. Vì con hay cháu phải đi làm việc hàng ngày, nên người già dùng tiền hưu liểm để mướn người (trả theo giờ làm việc) để phụ giúp khi con cháu đi làm việc. Ở mỗi địa phương đều có nhiều dịch vụ cho người già theo giá quy định và kiểm soát của cơ quan chính phủ địa phương.
            Sống trong nhà của mình. Hai vợ chồng già sống nương tựa nhau trong căn nhà riêng của mình, cho tới khi có một người đi trước, rồi sẽ quyết định tiếp theo.
            Nhà nghĩ hưu (retirement home), nhà dưởng lảo tư (private nursing home). Người già mua nhà trong chung cư của công ty có dịch vụ chăm sóc người già. Có nhiều giá cả, tùy theo khả năng tài chánh để lựa chọn. Thông thường phải có tài chánh khá. Phần đông giới thượng lưu mua nhà dưởng lảo ở vùng Tây Nam nước Anh (Vùng Devon), hay ở nước ngoài (như Tây-Ban-Nha, Hy Lạp, nhà rẻ và ấm quanh năm) để tránh lạnh lẻo của mùa Đông ở Anh.
            Nhà dưởng lảo của nhà nước. Mặc dầu của nhà nước, nhưng phải trả tiền, nếu người già đó có tài sản trên 16 ngàn Anh Kim (gồm nhà cửa, xe, tiền nhà băng, v.v.) hay không có tài sản nhưng tổng số hưu liểm trên mức trả hàng tháng cho nhà dưởng lảo. Người già phải trả tiền cho đến khi chỉ còn 16 ngàn Anh kim thì mới được miển phí (sau khi nộp hết hưu liểm, chỉ giữ một số tiền túi theo quy định của mỗi nhà dưởng lảo). Thành phố nào ở Anh cũng đều có nhiều nhà dưởng lảo tư với đủ giá (tiền nào dịch vụ đó) và nhà dưởng lảo nhà nước
            Tại thành phố Cambridge, Anh Quốc, có nhà dưởng lảo An Lạc House dành cho người Việt cao niên do Abbeyfield Cambridgeshire Vietnamese Society Ltd quản lý. Thành lập từ 1997, được khánh thành bởi Hoàng tử Charles.
 

 

An Lac House (Vietnamese) (CB1 3HN)

Nhà dưởng lảo An Lạc dành cho người Việt cao niên ở Cambridge
 
Gồm 10 căn hộ (flats) nhỏ, có khá đủ tiện nghi về chổ ngủ và vệ sinh tắm rửa cá nhân. Mọi người sử dụng phòng khách chung, nhà ăn chung, phòng giải trí, thể dục và một ngôi vườn khá rộng. Ngày ngày được cung cấp 2 bửa ăn chính (món ăn Việt Nam). Giá cả tương đối rẻ (khoảng £70/người/tuần gồm mọi dịch vụ). Với giá rẻ này, dầu là người Việt lảnh trợ cấp xả hội (như các Cụ thuộc diện đoàn tụ theo con cháu) cũng còn dư vài ba trăm Anh Kim mỗi tháng để dành thỉnh thoảng về du lịch Việt Nam.
            Ở Lewisham, thuộc miền đông London, là nơi người Việt cư ngụ đông nhất ở Anh, có Câu Lạc Bộ dành cho người già đến giải trí, đọc báo chí và gặp bạn bè cùng ăn uống.
 
Anh quốc, tháng 4/2009
Trần Đăng Hồng

Trở lại Trang KH & NN
 
 
  Số người đọc 421022 visitors (1088206 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free