Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Âu dược Việt Nam
 
Lên mạng ngày 5/4/2009


Thử lạm bàn   khu vực phát triễn âu dược Việt Nam :
 Khi nào ngành thuốc tây, âu dược Việt Nam đuổi kịp Thái Lan và vượt mặt được Mã Lai Á, Phi Luật Tân 3 năm tới?   
                         G S Tôn thất Trình
Thị trường âu dược , thuốc tây ở Việt Nam là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh, vì dân số Việt Nam gần 90 triệu người và năm 2005 - 06 chí phí về thuốc tây trong nước cũng còn rất thấp kém, chừng 10 đô la Mỹ mỗi người môt năm. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc tây Việt Nam , ngành âu dược tăng gia mỗi năm ở Việt Nam khoảng 14- 15 % một năm . Mỗi người Việt Nam tăng tiêu thụ thuốc tây 10-12 % mỗi năm và có thể tăng thêm nữa , đạt 15. 5% vào năm tới 2010. Điều này có nghĩa là thị trường thuốc tây ước lượng sẽ trị giá 2.25 - 2.4 tỉ năm 2015 và 3.5 tỉ năm 2020. Theo mức tăng trưởng này , thị trường âu dược .Việt Nam sẽ đạt 1.15 tỉ đô la Mỹ năm 2011, so với 882 triệu đô la, ước lượng năm 2007. Thuốc cần bác sĩ biên toa - prescription medicine là lực chánh trên thị trường này, vì lý do mạng lưới săn sóc sơ khởi - primary care còn tính chất chậm tiến - chưa mở mang , cận đại hóa khu vực thứ cấp, tư nhân hóa tiềm năng các cơ sở và cải thiện các thể lệ điều hòa nhập cảng thuốc . Trong lúc đó, áp lực trên tài nguyên săn sóc y tế đòi hỏi một tụ điểm mạnh hơn về sử dụng thuốc gê nê ric - tương thích chung , dù rằng chánh phủ cố tâm thúc đẩy gia giảm sử dụng những dịch bản không  được chấp thuận của các loại thuốc này.
Tăng gia đầu tư ngọai quốc trong ngành công nghệ âu dược và Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mãi Thế giới - WTO ( World Trade Organization ) năm 2007, những sáng kiến chánh phủ hổ trợ ngành công nghệ,  thủ tướng tuyên bố một dự án mới, sẽ hành động như thể một xúc tác tăng cường tăng trưởng ngành công nghệ âu dược đất nước. Giữa năm 2007, thủ tướng đã chấp thuận một kế họach mới, cố giúp cho đất nước ít phu thuộc hơn vào các hảng chế tạo thuốc ngọai quốc. Dự án có tên là “ Mô hình Phát triễn Công nghệ Dược phẩm và Cung cấp Y khoa” cho Việt Nam các năm 2007- 2015, sẽ cố tâm mở rộng hệ thống sản xuất dược phẩm, thỏa mãn dần dần yêu cầu then chốt quốc gia, nghĩa là 70% thị trường dược phẩm năm 2015 và 80% năm 2020 . Sáng kiến khác là Bộ Y tế sẽ đưa ra các tiêu chuẩn “thủ tục làm thuốc tốt-Good Pharmaceutical Practice” cho tất cả mọi tiệm thuốc trong nước và một qui họach nới rộng thêm mạng  lưới săn sóc y tế- sức khỏe - healthcare khắp nước. Công tác này gồm luôn cả việc thiết lập các nhà thương, bệnh xá   nơi xa xôi hẻo lánh và đầu tư sản xuất dược phẩm. Chánh phủ quyết tâm hút dẫn dầu tư ngọai quốc sản xuất các thuốc tây cần thiết, tỉ như thuốc kháng sinh - antibiotics.
 Cuối năm 2005, đã có 100 doanh nghiệp ngọai quốc được cấp môn bài sản xuất dụng cụ y khoa và đầu tư sản xuất dược phẩm, tổng số tư bản đầu tư đề nghị lên đến 800 triệu đô la. Phần lớn từ Hàn Quốc ( Nam Hàn ) tiếp theo là Vương quốc Anh và Pháp . Việc chấp thuận môn bài Viagra ( sildenafil citrate ), thuốc chửa trị liệt dương của hảng Pfizer, tháng 5 năm 2006, là một dấu hiệu khích lệ và đã hút dẫn thêm các hảng căn cứ khảo cứu ở ngọai quốc.  
Việt Nam mở rộng thị trường âu duợc- thuốc tây ?
 Từ năm 1987 số tử vong vì các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhiệt đới như các lọai bệnh lỵ, dich hạch, bạch hầu, ho gà, sởi, viêm gan virus… ở Việt Nam, một nước nhiệt đới, đã giảm khá nhiều. Mô hình bệnh người Việt Nam ngày nay,  cũng không khác gì mấy mô hình bệnh người Âu Mỹ đã công nghệ hóa: bệnh tim mạch , bệnh chuyễn hóa - metabolic diseases, bệnh miễn nhiễm , ung thư , bệnh thần kinh…. ) . Bệnh suyễn- asthma còn chưa chẩn đóan đầy đủ và là một lọai bệnh mỗi ngày mỗi  làm khó khăn thêm cho Việt Nam. Thành quả biết rỏ hơn  về bệnh hô hấp, sẽ bớt bệnh nhân gia nhập bệnh viện và mức sử dụng cao thêm các tác nhân ngừa bệnh, tỉ như các corticosteroids hít mũi.
Năm 2012, giá trị thị trường Âu dược Việt Nam sẽ đạt 1.85 tỉ đô la hay 1.05 % lợi tức mỗi người - GDP. Đặc điểm hút dẫn nhất của con số 1.15 tỉ năm 2008 của thị trường âu dược  là mức tăng trên hai con số mỗi năm,  5 năm tới. Tăng trưởng này   phần lớn do dân gian lợi tức thấp kém tiếp xúc nhiều hơn với các thuốc cao phẩm, cao giá. Áp lực lạm phát cũng đẩy mạnh giá lên cao hơn. Nhưng chắc chắn là trong tương lai gần, chánh phủ sẽ điều hòa mạnh mẽ, khắc khe hơn, hầu duy trì tình trạng thăng bằng thị trường.
Một năm sau khi gia nhập WTO, số công ty thuốc tây ngoọai quốc họat động trong nước đã tăng gia đáng kể . Tuy nhiên khu vực thuốc tây bản xứ  vẫn còn phụ thuộc nhiều về vật liệu nhập khẩu, dù tăng trưởng nới rộng ra nhiều. Con số công ty ngoại quốc ở Việt Nam đã tăng thêm 58 hảng năm 2007, đưa tổng số lên 370 , chiếu theo Cục Xử lý Dược Phẩm Việt Nam - Pharmaceutical Management Bureau ( PMB ). Phần lớn là  doanh nghiệp cở nhỏ và cở trung Á châu . Ấn Độ đứng đầu sổ với 81 công ty, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn ( Nam ) Quốc, Nhật, Pháp và Thái Lan. Thuốc Tây nhập cảng từ Ấn độ và Hàn Quốc chiếm 58% tổng nhập khẩu thuốc tây ở Việt Nam. Hai nước Ấn Độ và Hàn Quốc cũng dẫn đầu danh sách thuốc nhập khẩu theo quốc gia đã bị lọai ra khỏi thị trường vì vi phạm phẩm giá . Số thuốc bị lọai này là 19.
Theo báo cáo của ngành công nghệ, Việt Nam nhập khẩu thường là thuốc tác nhân chống vi khuẩn - anti bacterial agents và có nhiều công ty đăng ký xin nhập khẩu những thuốc này. Nhập khẩu thuốc đóng vai trò quan trọng việc chửa trị hay ngăn ngừa bệnh, cũng như cung cấp nguyên liệu cho ngành thuốc trong nước. Thuốc đặc thù vẫn còn rất hiếm và thường đến từ ba quốc gia Âu Châu Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Việt Nam nhập khẩu cả hai nhóm thuốc, sản phẩm hòan thành và nguyên liệu chế thuốc, thuốc đông y cỗ truyền phần lớn nguồn gốc Trung Quốc. Năm 2005 , thuốc nhập khẩu chiếm 50 % tổng số thuốc tiêu thụ ở Việt Nam  
  Các hảng ngoai quốc thường đầu tư chung với các  hảng âu dược trong nước . Đáng kể là đầu tư của hảng Stada, Đức, từ năm 2002 , đã chung sức với hảng chế tạo thuốc , ưa đầu tư ở ngòai Mã Lai Á, là YSP South East Asia Holding. Tháng 6/ 2008 YSP tiết lộ là sẽ đầu tư 12 triệu đô la xây dựng một hảng chế tạo âu dược ở Việt Nam, hy vọng sẽ sản xuất thuốc năm 2009. Cùng lúc đó, hảng địa phương Pymer Pharco Joint Stock Co tuyên bố  khánh thành một cơ sở  trị giá 11 triệu đô la, sản xuất thuốc chích  gân ven - tĩnh mạch, cũng như cọng tác với Stada Việt Nam chế tạo thuốc uống kháng sinh - antibiotics Cefdinir ( omicef ). Hiện  có 42 dự án đang xây dựng, trị giá chừng 111.6 triệu đô la. Con số 31 tháng 3 / 2009 , hảng ngọai quốc chế tạo thuốc là 174, và phân phối là 304 , từ 35 quốc gia . Tưởng cũng nên nhắc là con số chế tạo thuốc đông y là 230 và thuốc cây cỏ là 56 . Về phân phối thuốc tây, có 897 tiệm bán sĩ bản xứ và tổng số tiệm thưốc trong nước là 29 541. Tháng 9/ 2005, tổng số đầu tư ngọai quốc trực tiếp vào ngành âu dược tổng cọng đã lên đến 204 triệu đô la và đã có 33 hảng chế tạo và hai hảng cung cấp dịch vụ phân phối , hảng Diethelm và Zuellig Pharma  . Tổng số đầu tư ngọai quốc chiếm 16.2 % tổng số đầu tư của ngành . Việt Nam cũng có 180 nhà máy chế tạo thuốc bản xứ , trong số này 75 xưởng thỏa mãn tiêu chuẩn. Thủ tục Chế tạo Tốt - Good Manufacturing   Practices, GMP, và 25 là do đầu tư ngọai quốc .Điển hình là Công ty Ampharco , một công ty liên doanh Việt Nam và ngoại quốc tại thành phố Sài Gòn , khánh thành một cơ sở   GMP ( thủ tục Chế tạo Tốt )- WHO ( Y tế Quốc tế ) đầu tiên ở Việt Nam , tháng 6 năm 2007. Kích thước la bô và kỷ thuật,  không kém gì các hảng Hoa Kỳ hay Âu Châu , với những hệ thống sản xuất và thử nghiệm tiên tiến.  GMP- WHO , song song cùng GSP ( Thủ tục Tồn trữ Tốt- Good Storage Practice )và giấy chứng nhận GLP ( Thủ tục La bô Tốt - Good Laboratory Practice ) WHO cung cấp, sẽ giúp hảng sản xuất dược phẩm cao phẩm cho thi trường trong nước và xuất khẩu. Ampharco cũng bắt tay với các hảng ngọai quốc, để nới rộng khảo cứu và sản xuất thuốc giải tỏa sửa đổi- modified release medicine. Ampharco còn nhắm làm dễ dàng chánh sách ổn định giá cả thuốc tây của chánh phủ Việt Nam, bằng cách cung cấp thuốc cao phẩm và giá phải chăng .
  Sản xuất thuốc tây nội địa trị giá 560 triệu đô la Mỹ năm 2007 , tăng 18% so với năm 2006, nhưng chỉ thỏa mãn chỉ hơn phân nữa yêu cầu nội địa, như đã nói trện   Trong số 560 triệu đô la sản xuất trong nước,  khoảng 160 .3 triệu đô la dùng nhập khẩu nguyên liệu, tăng 26 % so với năm 2006 . Nhập khẩu nhiều nguyên liệu đã làm cho giá cả thuốc tây trong nước tăng gia năm 2007 .                  
            Tình trạng ngành dược phẩm Đông Nam Á
            Trong khi các nước Tây phương đã trưởng thành và tăng trưởng tiêu thụ thuốc theo đà chậm rì. Nhưng 8 quốc gia Đông Nam Ả ( Inđô nêxia , Malaysia , Phi luật Tân , Singapore,  Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam lại trở thành một thị trường đang lớn mạnh, cơ hội phát triễn khác hẳn cách đây chỉ vài năm, cho 588 triệu người, vào năm 2006, với tổng lợi tức quốc gia GDP tổng cọng là 2.2 ngàn tỉ đô la Mỹ. Theo bá cáo đầu năm 2009 của hảng Theo dõi Doanh Nghiệp Quốc tế - Business Monitor International, BMI , thị trường dược phẩm Việt Nam đang trỗi dậy , một trong những nước đầy hứa hẹn đang trỗi dậy ở vùng Á Châu Thái Bình Dương, dù rằng BMI hiện chỉ xếp hạng Việt Nam vào hàng thứ 11 trong số 14 quốc gia cơ bản của Vùng . Nhưng BMI ước lượng là trong 3 năm tới vào 2012, có lẽ Việt nam sẽ vượt qua mặt Phi Luật Tân và Mã Lai Á . Mức hút dẫn chánh là nhờ Việt Nam có thể phát triễn trên hai con số mỗi năm trong 5 năm tới , dù cho sư kiện là Việt Nam còn bị chỉ trích nhiều về bảo vê quyền sở hửu trí thức( tác quyền ) - intellectual property rights chưa đầy đủ và một môi trường giá cả gay go   .
              Ngành công nghệ dược phẩm địa phương ở Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do phí tổn sản xuất tăng gia, dồng bạc Việt Nam thăng trầm và lạm phát. Chẳng hạn, công ty Dược phẩm và Dụng Cụ Y khoa Bình Định - Bidiphar đang nhắm về tăng cường xuất khẩu , hy vọng sẽ bù chì được phí tổn sản xuất gia tăng . Hảng Bidiphar cũng hy vọng là được GMP xác nhận cho những cơ sở sản xuất bổ túc, trước cuối năm 2008 ( ? ),  nâng cao danh vị hảng dễ dàng hơn cho Tây Âu và Hoa Kỳ. Việc chấm dứt đông giá ( ngưng tạm thời ) ba tháng giá cả tháng 7 năm 2008, cũng giúp cho BMI duy trì phán xét về công nghệ dược phẩm Việt Nam kể trên. Đông gíá do bộ Y Tế  thiết lập khi bệnh nhân và các nhà cung cấp săn sóc y tế than phiền gía sĩ thuốc tăng gia đầu năm 2008, có cơ gây thiếu hụt số lượng thuốc tung ra thị trường .
       Sơ lược công nghệ dược phẩm Mã lai Á , Phi Luật Tân , Thái Lan
             Mã Lai Á
             Khỏang 60- 70 % thị trường Mã Lai Á nằm trong tay tư nhân. Đa số không theo thủ tục quy định, và thuốc cần toa bác sĩ bán tự do ở quầy ngòai . Chừng 45 % thuốc bán ở   phòng mạch những nhân viên cung cấp y khoa và 30% do các cơ quan   săn sóc y tế tư hay công. Các tiệm thuốc tây chỉ bán độ 10 % phần còn lại. Một phần nhỏ thuốc bán là thuốc dõm - thuốc giả.
            Phi luật Tân
 Phi Luật Tân là một trong những nước nghèo Đông Nam Á, như Việt Nam.  GDP mỗi đầu người ước lượng là 1 250 đô la năm 2006 . Chi tiêu y tế cũng thấp kém, trên con số tuyệt đối cũng như theo tỉ lệ GDP. Phi Luật Tân nhận đượ c một số viện trợ đáng kể, dù báo cáo cho rằng ở nước này rất khó thực hiện những dự án săn sóc y tế. Thị trường gê nê ric ở Phi không đáng kể. Phi thuộc vào những nước Á Châu gía thuốc tây cao nhất.
            Thái Lan
            Thuốc gê nê ric ngự trị thị trường Thái .  GPO chế tạo gê nê ric ở đây và là nhà cung cấp chánh cho khu vục bệnh viện công . Các bệnh viện công trên pháp luật bắt buộc phải mua 80 % thuốc từ GPO . Lảnh vực OTC cũng được ưu đải như vậy. Liên hệ giũa chánh phủ Thái với ngành công nghệ dược phẩm quốc tế vẫn tiếp tục khó khăn ,  không dễ dàng, phần lớn vì Thái có những luật lệ môn bài tác quyền lỏng lẻo và ưu đải các nhà sản xuất nội địa.
             Theo đuôi Thái Lan sản xuất generic , tuơng lai tranh dành với Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đặng chăng  ?
            Môn bài tác quyền các âu dược Hoa Kỳ phá rào cảng sẽ chấm dứt 3 năm tới , và giá các lọai thuốc tây này sẽ chỉ còn 1/3 giá thuốc chánh hiệu bác sĩ biên toa. Sau đây là tống số bán tòan cầu vài thí dụ ( tính theo tỉ -ngàn triệu đô la), theo Jerry Hirsch, nhật báo L.A .Times ngày 15 tháng 3 năm 2009 : Lipitor, thuốc trị cao mỡ ( 3.2 ); Advair/ Seretide, trị suyễn ( 1.7 ); Diovan/ Co-Diovan),trị cao áp huyết ( 1.3 ); Plavix, trị loảng bản máu nhỏ - antiplatelets ( 1.3 ) ; Zyprexa, chống lọan tâm thần (1.3 ) ; Seroquel cũng chống lọan tâm thần ( 1.1 ) , Singulair , trị suyễn ( 1.1 ); Cozaar , trị cao áp huyết (0. ; Taxotere - Taxol, trị ung thư ( 0.7 ); Crestor , tiêu mỡ ( 0.7 )… Thuốc cần biên toa bác sĩ bán theo lọai nhiều nhất ở Hoa Kỳ, tính theo triệu đô la là : chống phiền muộn, trầm kha anti- depressants (233 ); điều hòa mỡ máu - lipid regulators ( 221 ) , an thần cođêin ( 186 ) ;   ức chế ACE inhibitors ( 158 ) chận đứng beta blockers ( 133 triệu ) ….  Không rỏ các công ty liên doanh âu dược Việt Nam Pymer Pharco -Stada, Ampharco, Bidiphar… có được GMP- GSP -GLP, đã và  sẽ lựa chọn sản xuất lọai gê nê ric nào ? Dầu sao đi nữa Việt Nam cần ưu lo nâng cấp đào tạo, giáo dục để tiến tới một khu vực săn sóc y tế , sức khỏe trong nước trình độ nhân viên huấn luyện cao, yêu cầu đòi hỏi được chửa trị theo những phương pháp mới mẽ cận đại nhất, như Đài Loan , Hàn Quốc , Singapore.., cũng như phải tăng gia mau chóng lợi tức cho  dân gian đủ tiền trả bác sĩ chuyên môn và tiền thuốc gênêric hay chánh hiệu, hiệu quả nhất hiện thời .

(Irvine, Cali ngày mồng 3 tháng tư năm 2009) 

Trở lại Trang KH & NN     

 
 
  Số người đọc 423657 visitors (1094903 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free