Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Biến đổi Khí hậu và Nông Nghiệp VN - Phần 1 -tiếp theo
 

Ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu lên nông nghiệp Việt Nam

Phần 1. Hiện trạng và dự đoán tương lai


Tiếp theo

Hạn hán

Hạn hán cũng trầm trọng và kéo dài hơn trước kia trên nhiều vùng lảnh thổ Việt Nam. Trong thời gian từ 1962-1992, Châu Á bị hạn hán trầm trọng, gây thiệt hại đứng hạng ba, sau lụt và bảo tố. Hạn hán năm 1962 ở Bắc Việt và Bắc Trung Việt phá huỷ 370.000 ha hoa màu, và trận hạn hán 1982 tàn phá 180,000 ha cây màu ở đồng bằng Cửu Long. Cũng vậy, năm 1983 mất 291,000 ha ở miền Trung và Nam VN. Năm 1988, hạn hán xảy ra trên toàn quốc. Vụ Đông Xuân 1992-1993, việc sản xuất ở đồng bằng Cửu Long giảm 559,000 tấn lúa. Năm 1993 khoảng 175,000 ha ở miền Trung bị hạn trong số đó 35,000 ha bị chết hoàn toàn, mất khoảng 150,000 tấn lương thực. Vụ hạn 1994-1995 ở Đăc Lắc được xem là nặng nề nhất trong 50 năm, ảnh hưởng vào cà phê khoảng 600 tỉ đồng và gây thiếu nước sinh hoạt. Trận hạn hán khác năm 1995-1996 ở Miền Bắc tàn phá hoa màu khoảng 13,380 ha vùng Trung Du và 100,000 ha vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, hạn hán năm 1998 xảy trên toàn lảnh thổ VN, cục kỳ trầm trọng ở Tây Nguyên, Miền Trung và Nam Phần. Hạn hán này là do ảnh hưởng El Nino: Mưa ít hơn trong vụ Đông-Xuân 1997-1998, vủ lượng giảm từ 10 đến 50% trong mùa hè 1998. Cuối năm 1998, vủ lượng tiếp tục giảm 30-50% trên toàn quốc, riêng Sơn La giảm 90%. Tháng 11 nhiều vùng ở đồng bằng sông Hồng thiếu nước canh tác. Tổng số diện tích bị hạn hán trên toàn quốc năm 1998 là 734,284 ha, trong số đó 276,656 ha ở đồng bằng Cửu Long. Cùng lúc với hạn hán trong năm này, từ tháng 12/1997 đến tháng 6/1998, nhiệt độ gia tăng lên 35 tới 42 oC, vủ lượng chỉ 40-250 mm (4-20% vủ luợng mưa trung bình của nhiều năm), cộng thêm ảnh hướng gió Lào gây cháy rừng. Trận hạn hán 1997-1998 ảnh hưởng vào 3.8 triệu dân thiếu nước sinh hoạt, gây thiệt hại khoảng 5,000 tỉ đồng VN. Hạn hán cũng trầm trọng ở đồng bằng Cửu Long và cao nguỵên Đắc Lắc năm 2004 và 2005, ngay cả nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải hạn chế.

Riêng năm 2005, hạn hán xảy ra tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Kampuchia và Lào trầm trọng nhất trong nhiều thập niên qua, gây thiệt hại khoảng 193 triệu US dollars cho riêng Thái Lan (www.greenpeace.org, 5/1/2005).
 
Riêng năm 2005, hạn hán xảy ra tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Kampuchia và Lào trầm trọng nhất trong nhiều thập niên qua, gây thiệt hại khoảng 193 triệu US dollars cho riêng Thái Lan (www.greenpeace.org, 5/1/2005).
 
Ở Việt Nam, vùng bị hạn hán thường xuyên hàng năm là từ Khánh Hoà đến Bình Thuận, với tổng số diện tích hạn hán thường xuyên là 300,000 ha. Vào năm bình thường, Ninh Thuận và Bình Thuận chỉ nhận vủ lượng hàng năm khoảng 600 mm, nhưng mưa chỉ 3-10 mm trong tháng 3, trong khi bốc hơi nước 1,000 đến 2,000 mm/tháng, là vùng khô hạn nhất ở Việt Nam.Tại Bình Thuận, cả năm 2004 mưa chỉ 350 mm. Vì hạn hán trầm trọng, nước chỉ ưu tiên cho sinh hoạt và chăn nuôi nên các tỉnh Nam Trung Bộ đành cắt giảm diện tích trồng trọt từ 30 đến 50%.

Mổi khi có hạn hán là đều có cháy rừng. Năm 1998, hạn hán tiếp tục xảy ra trên toàn quốc, gây nhiều vụ cháy rừng. Riêng trong 6 tháng đầu 1998 có 60 cháy rừng ở Đồng Nai và Đắc Lắc, phá huỷ tổng cộng 1,516 ha, từ tháng 3 đến 5/1998 khoảng 11,370 ha rừng bị cháy. Hạn hán tháng 3-4/2002 ở đồng bằng Cửu Long khoảng 5,000 ha rừng U Minh Thượng bị cháy rụi.

Tiên đoán cho biết ẩm độ không khí có khuynh hướng giảm, và vủ lượng giảm trong mùa khô ở đồng bằng Cửu Long, nên hạn hán sẽ trầm trọng hơn và kéo dài hơn ở các tỉnh Miền Nam trong tương lai.

Vấn đề nước mặn xâm nhập

Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng triều cường, và lưu lượng dòng sông xuống thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm nhập sâu vào nội địa. Riêng năm hạn hán 1993 và 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống rất thấp ở vùng Cà Mau, nên khoảng 1/3 diện tích Cà Mau bị nhiểm mặn 4% muối, không canh tác được. Năm 1999, riêng tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiển Giang và Cà Mau khoảng 100,000 ha đất canh tác bị nhiểm mặn.

Ngay cả đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng Cửu Long vẫn bị nước mặn xâm nhập trầm trọng. Cũng vào thời điểm này, vùng Bình Trị Thiên Đà Nẳng cũng bị nước mặn xâm nhập. Độ nhiểm mặn có khuynh hương gia tăng hàng năm. Chẳng hạn, độ nhiểm mặn đo cùng một địa diểm ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg muối/lít vào tháng 3/2002 lên 1800 mg/l vào tháng 3/2004. Tại cống Cái Xe (ranh Mỷ Xuyên và thị xả Sóc Trăng) ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là 5,900 mg/lít.

Tại các tỉnh dọc duyên hải từ Bà Rịa cho tới Cà Mau và Hà Tiên, vào mùa nắng hạn nước mặn xâm nhập vào nội địa từ vài km đến 120 km, tuỳ năm và tuỳ địa phương. Chẳng hạn trước 1970, vào tháng 2 và 3, trên Hậu Giang nước mặn xâm nhập tới vùng Trà Ôn thuộc Vỉnh Long. Ngày nay, vào mùa hạn nước mặn trên sông Hậu Giang đã vượt quá Trà Ôn và mổi năm tiến dần về Cần Thơ.

Toàn thể diện tích bị nhiểm mặn ở đồng bằng Cửu Long trong mùa khô hạn bình thường khoảng 319,900 ha. Năm nào khô hạn trầm trọng, diên tích nhiểm mặn lên tới 744,000 ha, tức khoảng 18.9% diện tích đồng bằng.

ein Bild
Ngoài vùng duyên hải, các vùng canh tác lúa sâu trong nội địa đang bị hâm doạ xâm nhập nước biển 4% muối trong mùa khô hạn hiện nay la Vinh Gia, Tri Tôn (An Giang), Vũng Liêm, Trà Ôn (Vỉnh Long), Long Vỉ, Vị Thanh (Cần Thơ), v.v.

Như vậy, chưa kể hiện tượng “hâm nóng toàn cầu” đang xảy ra ngày càng mảnh liệt hơn, việc biến đổi khí hậu bất thường trong ba thập niên qua đã có ảnh hưởng tai hại thấy trước mắt là lủ lụt, bảo tố thường xuyên và khốc hại hơn, hạn hán và thiếu nước canh tác và nước sinh hoạt ngay cả vùng kế cận sông Cửu Long và sông Hồng, chưa kể vùng hạn hán thường xuyên ở các tỉnh Nam Trung Việt và Cao Nguyên, diện tích đất canh tác bị nhiểm mặn và phèn càng gia tăng ở đồng bằng Cửu Long, và đất bị sa mạc hoá càng nhiều hơn ở vùng khô cằn Miền Trung.

Soi mòn và sa mạc hoá đất đai

Đất canh tác ở Việt Nam bị xoi mòn trầm trọng, nhất là vùng đồi núi. Đất bị sạc lở dọc bờ sông và duyên hải cũng rất quan trọng trong vòng 10 năm nay, do sóng, lụt gây ra khi bờ biển bờ sông không có thảo mộc bảo vệ.

Chẳng hạn ở cửa sông Bồ Đề (Cà Mau) hơn 600 ha dất bị sạt lở và trôi mất khi rừng ngập mặn bị phá huỷ. Uớc lượng số đất bị xoi mòn ở VN biến đổi giữa 50 t/ha/năm (cho diện tích khoảng 10 triệu ha, chiếm 30.6% diện tích) và 4.5 t/ha/năm (với diện tích 47,000 ha, khoảng 0.1% diện tích) ảnh hưởng tới 23 triệu ha, tức 70% diện tích toàn quốc.

Theo tài liệu mới nhất, VN hiện có khoảng 9.3 triệu ha đất nông nghiệp (đang canh tác), 11.6 triệu ha đất rừng (diện tích có rừng thực sự 3.8 triệu ha), 1.53 triệu ha đất không nông nghiệp (hầm mỏ, xây dựng, sông rạch, hồ, ruộng muối), 0.44 triệu ha đất xây cất nhà cửa, 10 triệu ha đất cằn cổi (không có cây cối, không canh tác được) gồm đất đồi trọc ở Miền Bắc (4.77 triệu ha), Bắc Trung Việt (1.9 triệu ha), phía Nam Trung Việt (1.63 triệu ha), và Tây nguyên (1.05 triệu ha).

Mặc dầu VN không có sa mạc to lớn, nhưng sa mạc hoá đang diển ra nhanh chóng và trầm trọng ở VN trong 2 thập niên qua, song song với việc thâm canh nhưng không bền vửng ở vùng đồi núi và đất rừng. Nếu không chận đứng, vấn đề sẽ trầm trọng thêm, và nông dân VN khó có thể thoát cảnh nghèo đói muôn đời.

Việt Nam hiện nay có mật độ dân số cao nhất thế giới, 233 người/km2, 5 lần cao hơn mật độ trung bình của thế giới, và dân số 83 triệu hiện nay, sẽ gia tăng lên 150 triệu dân vào 2050. Khí hậu bất thường với lủ lụt và hạn hán gia tăng và kéo dài hơn, đất đai bị nhiểm mặn, đất soi mòn và sa mạc hoá nhiều hơn trước đây, rừng và tài nguyên thiên nhiên ngày càng kiệt quệ, trong lúc dân số vẫn gia tăng không kiểm soát được.

Đó là những thách đố to lớn dành cho các nhà khoa học nông nghiệp và hoạch định chiến lược nông nghiệp tại Việt Nam.

Tài liệu chính tham khảo

Anonymous. 2005. Global warming and Vietnam.
      
http://www.tiempocyberclimate.org/portal/archive/vietnam/preface.htm
IPCC. 1996: Climate change 1995: The Science of Climate Change.    Contribution of Working Group I to the Second Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [J.T. Houghton, L.G. Meira Filho, B.A. Callander, N. Harris, A. Kattenberg and K Maskell (eds.)], Cambridge University Press, Cambridge, 572 pp.
Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. 2002. United Nations Convention to combat desertification. Vietnam Action Programme to combat desertification.
Schaefer, Dirk. 2003. German Vietnam Seminar. Hanoi, October 27-30, 2003.
Snidvongs A, Choowaew S, Chinvanno S. 2003. Southeast Asia START Regional Center Report No 12.
Whetton, P.1994. Constructing climate scenarios: the practice. In: Climate Impact Assessment Methods for Asia and the Pacific [Jakeman AT and AB Pittock (eds)]. Proceedings of a regional symposium, Australian International Development Assistance Bureau, 10-12 March 1993, Canberra, Australia, pp 21-27.


Reading (UK), 21 July 2006
Trần-Đăng Hồng
 

 Xem tiếp: Biến đổi khí hậu – Phần II..
 
 
  Số người đọc 421038 visitors (1088236 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free