Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Thủy lợi ĐB Cửu Long
 

Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long
 Trần Đăng Hồng, PhD
 Phần 1. Kinh nghiệm Hoà Lan

Vấn đề giải quyết lụt lội và thuỷ lợi ở đồng bằng Cửu Long đã được tranh luận rất nhiều. Tựu trung ở Việt Nam có 2 khuynh hướng; (i) sống chung với lủ, và (ii) trị thuỷ chống lủ lụt. Tác giả sẽ trở lại vấn đề này trong phần tìm một giải pháp thích hợp cho Đồng bằng Cửu Long. Để có một tầm nhìn rộng lớn cho vấn đề, chúng ta hãy nhìn những kinh nghiệm về vấn đề này ở trên thế giới và ngay tại Việt Nam.

Phần 1. Kinh Nghiệm Hoà Lan (The Netherlands).
“Thượng đế tạo ra thế giới, người Dutch tạo ra nước Hoà Lan”. Đó là câu nói của người Hoà Lan để tự hào về những công trình chống lụt của họ.
            Khoảng 27% lảnh thổ Hoà Lan hiện nay thấp hơn mực nước biển trung bình 3 m, có chổ thấp 7 m như ở Prince Alexander Polder. Khoảng 60% của tòan dân số 16 triệu sinh sống trên vùng đất thấp này. Ngoài ra, vào mùa lụt 70% đất đai sẽ bị ngập lụt do nước lủ từ các sông tràn ngập nếu hiện nay không có hệ thống đê dọc theo sông và phụ lưu.

 

             

 

                                      Hình trên: Hoà Lan       
Hình dưới: Vùng ngập lụt (màu sậm) nếu không có đê hiện nay

Từ ngữ Netherlands – tiếng Dutch làNederlanden – có nghĩa là vùng đất thấp (Pays Bas). Vùng đất phía Bắc và Tây lảnh thổ thấp hơn mực nước biển, nên được gọi là vùng Hạ Hòa Lan (Low Netherlands), gồm sét và than bùn (peat), chằng chịt với các hệ thống kinh đào, sông và phá (vụng biển). Phần đất phía nam và đông là vùng đất cao – vùng Thượng Hoà Lan (High Netherlands) – cao hơn mặt biển, tương đối bằng phẳng hay có đồi nhỏ, nhưng cao độ không quá 50 m, ngoại trừ ở vùng Đông Bắc có nơi cao 107 m, và vùng cao nhất là Vaalserberg (321 m) ở biên giới với Belgium.
Sông chính là sông Rhine chảy từ Đức, với nhiều phụ lưu trên đất nước Hoà Lan, như Ijssel, Waal và Lek. Phụ lưu Maas, một nhánh của sông Meuse và Schelde chảy đến từ Belgium. Các sông và phụ lưu này tạo một hệ thống sông ngòi chằn chịt chạy từ đông sang tây, và khi ra tới Biển Bắc (North Sea) tạo thành tam-giác-châu (delta) với vô số đảo nhỏ ở phía Tây Nam, hay chảy vào biển Waddezee qua biển nội địa Zuidezee. Nhờ các cổng-điều-chế-nước (locks) hiện nay trên các sông chánh hay phụ lưu, tàu bè lớn từ Biển Bắc lưu thông được tới trung tâm Châu Âu.
Đê (dykes), kinh đào (canals), đê đập (dams), cổng-điều-chế-nước, cống-thoát-nước (sluices), và phong quạt (windmills) là những phong cảnh tiêu biểu của vùng Hạ Hoà Lan. Những công trình trị thuỷ này được Hiệp Hội Công Chánh Hoa Kỳ (American Society of Civil Engineerings) đánh giá là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
Lảnh thổ Hoà Lan càng ngày càng được mở rộng, không phải đi xâm chiếm nước láng giềng (Đức và Belgium) mà là lấn ra biển. Trong vòng 1000 năm nay, lảnh thổ gia tăng thêm 1/5 diện tích. Người dân Hoà Lan đã phải tranh đấu với thiên nhiên, biển cả để tạo nên đất nước xinh đẹp và phồn vinh ngày nay.
Cách đây trên 2000 năm, người Frisians đến vùng này định cư và bắt đầu xây các “terpens” trên các đụn cát dọc biển, tức các đê biển đầu tiên, để chận nước biển, và biến biển thành đồng bằng. Trong các thế kỷ sau các nhà tu (monks) tiếp tục làm đê, đào kinh lấn biển.
Nguyên thuỷ, vùng duyên hải Biển Bắc của Hoà Lan gồm các đụn cát (dunes). Ở phía Tây Nam, các đụn đất này bị các cửa sông cắt xén thành lập các tam-giác-châu với chằng chịt sông ngòi, lạch nước. Ở phía Tây Bắc, các rạch nước biển xen kẻ với các đụn cát tạo thành dảy đảo West Frisian Islands, và bên trong dảy đảo này là một biển cạn - biển Waddenzee. Vùng này có thuỷ triều mạnh và gió bảo, biển xâm thực mạnh nên các công trình đê và bờ biển trên các dảy đảo này dể bị phá huỷ. Chính vùng bên trong của biển Waddenzee này là biển nội địa Zuiderzee (Biển Nam), có sông Ijssel, một phụ lưu của sông Rhine, chảy đến, là vùng được người Hoà Lan cải tạo trước tiên. Đây là một quá trình cải tạo kéo dài trên 2,000 năm và vẫn còn tiếp tục.
Như vậy, Zuiderzee nguyên thuỷ là một biển nằm trong nội địa ăn thông với biển Waddenzee, có kích thước 100 km dài và 50 km rộng, diện tích khoảng 5,000 km2, nước sâu 4-5 m, với tổng cộng bờ biển khoảng 300 km. Bên trong biển có 4 đảo nhỏ là Wieringen, Urk, Schokland và Marken.  Từ nguyên thuỷ cách đây trên 2,000 năm, các đê biển được xây dựng ven bờ biển nội địa Zuiderzee để chận bảo lụt tràn vào đất liền. Rồi với thời gian, nhiều đê được xây thêm, lấn ra ngoài biển để thêm đất thổ cư và nông nghiệp.
Ngày 14/12/năm 1287, một trận lụt lớn phá vở đê biển, giết khoảng từ 50,000 đến 80,000 người, và vì đất thấp hơn mặt biển, trận lụt kéo dài tới mấy chục năm cho tới khi tái tạo được hệ thống đê mới kiên cố hơn. Hàng năm, dân Hoà Lan tiếp tục củng cố lại hệ thống đê điều, xây thêm đê biển mới để biến vùng quanh vịnh thành vùng nông nghiệp, rộng lớn hơn và vững chắc hơn. Cũng nhờ trận lụt này, mà Amsterdam, từ một làng đánh cá có đê cao và vững chắc bao quanh, trở thành một hải cảng sầm uất thông thương với thế giới. Trong các thế kỷ tiếp theo, vì bảo tố thường xuyên, nước biển đe doạ phá vở đê biển, nên ngoài việc củng cố đê củ, các đê mới lần lượt tạo ở bên ngoài, tiến dần ra biển, và một phần biển biến thành các polders. Tuy vậy, trận lụt ngày 18/11/1421, đê biển lại bị vở, 72 làng bị ngập và 10,000 người chết. Các đê biển kiên cố tiếp tục xây và lấn ra biển cả, nhưng chưa được quy hoạch toàn bộ. Mải tới thế kỷ 20, Hoà Lan mới thật sự quy hoạch phòng thủ biển cả, chống lụt do biển và sông gây ra.
Năm 1916, một trận lụt kinh hoàng xảy ra, chính phủ Hoà Lan phải xét lại kỹ thuật, quy hoạch lại toàn diện chương trình trị thuỷ, và quyết tâm thực hiện đề án biến biển vùng Biển Nam Zuiderzee thành đồng bằng an toàn với 5 polders rộng lớn, gọi là công trình Zuiderzeewerken do Cornelis Lely (1854-1929) chủ quản.
Ngày 01/02/1953, cường triều cộng với bảo lớn ở Biển Bắc làm nước biển tràn qua đê làm 162,000 ha bị ngập lụt, và giết chết 1,800 người, 47,000 nhà bị phá huỷ. Vì vậy, Hoà Lan thực hiện đại công trình thứ 2, ở vùng tam-giác-châu phía nam, mang tên Deltawerken (Delta Works).
Từ ngàn xưa, để đối phó với sóng biển, triều cường trong mùa bảo, đê biển được xây rất cao, kiên cố, và thường có nhiều đê, đê này sau đê kia, hể nứơc biển tràn qua đê này thì còn đê kia ngăn cản. Đê bên ngoài biển gọi là “đê bảo vệ” (wakende dijk -guarding dyke), kế tiếp là “đê ngủ” (slapende dijk - sleeping dyke), và đê trong cùng là “đê mơ” (dromende dijken (dreaming dykes). 
Đại công trình Zuiderzeewerken (Zuiderzee Works).
Đại công trình kéo dài từ 1919 và hoàn thành năm 1986, với sự thành lập tỉnh mới Flevoland. Mục tiêu chánh của công trình này là bảo đảm chống lụt gây bởi Biển Bắc và tạo thêm đất nông nghiệp trong vùng biển nội địa Zuiderzee. Thay vì củng cố lại các đê củ bao quanh biển nội địa Zuiderzee dài hơn 300 km, công trình chính quan trọng nhất là thiết lập một đê biển dài 32 km, nối liền 2 bờ của Zuiderzee, cách ly với biển Waddenzee, và biến biển Zuiderzee thành một hồ nước ngọt vỉ đại – hồ Ijsselmeer, rồi sau đó từ từ biến một phần hồ thành các polders.
             

Image:Zuiderzeeworks.png

                                                           

The 32 km long Afsluitdijk separates the IJsselmeer from the North Sea, protecting thousands of km² of land.

 
Hình trên: Đại Công trình  Zuiderzeewerken
Hình dưới: Đê Afsluiitdijk dài 32 km


Xây đê Afsluitdijk.

Mục đích là tách rời biển Zuiderzee với biển Waddenzee của Biển Bắc bằng một đê biển kiên cố, và biến Zuiderzee thành một hồ nước ngọt vỉ đại mang tên hồ Ijsselmeer.
Để rút tỉa kinh nghiệm, một đê ngắn Amsteldiepdijk chỉ dài 2.5 km, nối đảo Wieringen với nội địa được xây cất trước. Phải mất 4 năm (1920-1924), đê nhỏ này mới hoàn thành, nhưng nhờ đó học được nhiều kinh nghiệm và phát minh nhiều kỹ thuật thích ứng.
Với kinh nghiệm này, công trình xây đê Afsluitdijk mới bắt đầu năm 1927 và hoàn thành năm 1932. Đê dài 32 km, rộng 90 m, cao trung bình trên mực biển là 7.25 m, có chổ cao tới 19 m, độ dốc 25%. Với kinh nghiệm rút tỉa từ đê Amsteldiepdijk, vật liệu xây dựng đê biển tốt nhất là sét-băng-hà (till). Sét-băng-hà là trầm tích lắng tụ ngay dưới đáy biển Zuiderzee ở thời đại băng hà, gồm đá cuội, sét, cát kết chặt thành khối cứng. Dùng máy xáng múc khối sét-băng-hà từ đáy biển Zuiderzee và chở đổ thành 2 hàng song song làm tường đê, rồi dùng tàu chở đá, cát và sét đổ vào giữa 2 bức tường sét-băng-hà. Khi đê cao quá mặt biển thì được phủ một lớp sét-băng-hà dày lên trên. Và đê được tăng cường thêm bằng đá basalt và một thảm cây liểu sống để bảo vệ đáy đê. Trên mặt đê rải 1 lớp cát, và trên cùng là lớp sét và được trồng cỏ. Tổng số vật liệu xây dựng đê Afsluitdijk khoảng 23 triệu m³ cát, 13.5 triệu m³ sét-băng-hà, và trong suốt thời gian xây dựng trung bình hàng ngày có 4,000 tới 5,000 công nhân. Tổn phí xây dựng đê vỉ đại này khoảng 700 triệu Euro (theo thời giá 2004).
            Song song với việc xây dựng đê biển Afsluitdijk, còn phải xây 2 hệ thống ở 2 đầu đê, gồm 2 cổng-điều-chỉnh-nước (để tàu bè di chuyển ra vào), và hệ thống tháo nước gồm 28 cống (sluices). Tiếp theo là xây dựng các polders.
 
Xây dưng polders
Polders là những vùng đất thấp dưới mực nước biển, lớn nhỏ tuỳ nơi, nhỏ chừng vài trăm ha, lớn có thể tới 250,000 ha, có đê bao ngạn chung quanh để ngăn chận nước biển và nước lụt. Một khi hoàn tất đê bao quanh, hệ thống kinh (canals) bên trong polders được đào để rút nước (nước mưa và nước biển xâm nhập), và nhiều hệ thống bơm nước ra khỏi polders để làm đất khô, và sau một thời gian biến thành đất trồng trọt và thổ cư, làng mạc hay thành phô. Lần lượt các polders được xây dựng, kế tiếp nhau, và tiến ra biển cả. Kể từ thiên niên kỷ 1200, xa gió (windmills) thay thế sức người và sức thú vật để bơm nước ngày đêm ra khỏi polders. Trong vòng 200 năm nay, máy bơm khổng lồ chạy điện hay diesel được thay thế.
Từ thế kỷ thứ 10, dọc theo biển đã có hệ thống đê biển do người Romans thực hiện, nhưng chưa vững chắc. Người Hoà Lan thật sự xây dựng đê và polders vào thế kỷ 19, đầu tiên với Harlemmermeer (Hồ Harlem), gần Amsterdam. Nguyên thuỷ đây là vùng thấp, than bùn được khai thác làm nhiên liệu và với thời gian trở thành các hồ nước (mặn), các hồ càng ngày càng lớn, và vì bị gió sóng biển mạnh làm xoi mòn bờ hồ, có cơ đe doạ Amsterdam. Các kỷ sư Hoà Lan bèn xây một bức tường đất – tức đê – và kinh đào chung quanh hồ, rồi bơm nước từ hồ qua đê đổ vào kinh, và kinh dẩn nước ra sông rồi ra biển. Hồ cạn nước và trở nên khô – polder thành hình, trở thành đất trồng trọt, chăn nuôi, xây cất nhà cửa, đường sá, thành làng mạc hay thành phố. Polder lớn nhất là tỉnh Flevoland với diện tích tổng cộng 2415 km2.
Sau khi cách ly được với biển Waddenzee nhờ đê Afsluitdijk, biển Zuiderzee nay trở thành một hồ nước hiền lành, các kỷ sư bắt đầu thiết lập các polders. Cũng vậy, một thí điểm polder được thực hiện trước để rút tỉa kinh nghiệm. 
Polder Andijk chỉ rộng 40 ha được làm năm 1926 và hoàn thành 1927 để lấy kinh nghiệm. 
Polder Wieringermeer. Polder lớn hơn đầu tiên là Wieringermeer, bắt đầu xây 1927, hoàn thành năm 1929, và được bơm cạn hoàn hoàn năm 1930, và bắt đầu canh tác năm 1934. Tổng công diện tích polder Wieringermeer là 308 km², diện tích thổ cư và canh tác là 195 km², với dân số sống trong polder là 13,000 người (2007). Việc xây dựng con đê biển dài 18 km gặp nhiều khó khăn, ví lúc đó đê Afsluitdijk chưa hoàn thành, nên sóng biển cản trở công việc. Việc bơm nước ra khỏi polder được thực hiện bởi 2 trạm bơm khổng lồ, một chạy bằng diesel, và trạm kia chạy điện, và một hệ thống an toàn bảo đảm máy bơm chạy liên tục, nếu hệ thống này bị hỏng, hệ thống kia vẫn có khả năng bơm nước. Hai hệ thống bơm này vẫn chưa thể bơm hết nước, để cho đất khô được. Muốn vậy, bên trong polder phải có hệ thống kinh mương lộ thiên để thâu nhận nước rỉ từ bùn trên mặt, để dẩn tới mương chánh có trạm bơm. Một khi đất khô dần, đất bị lún sụp, có nơi lún tới cả thước. Một khi đất đã đình đậu, không bị lún sụp nữa, hệ thống mương nhỏ lộ thiên được thay thế bằng ống thoát nước ngầm đặt trong lòng đất. Để biến thành đất canh tác, khi đất chưa thoát thuỷ hoàn toàn, khi còn bùn, hạt giống cỏ sậy (Phragmites australis) được máy bay gieo rải. Thảm cỏ sậy giúp đất khô nhanh, hệ thống rể giúp cải tạo kiến trúc đất, và ngăn các loại cỏ dại khác mọc. Khi đất vừa khô, đốt cỏ sậy và gieo cải dầu (oilseed rape, Brassica napus). Năm thứ 3, mới bắt đầu gieo lúa mì (wheat), năm 4 lúa mạch (barley) và năm 5 lúa oat. Bắt đầu năm thứ 6, nông gia có thể canh tác hoa màu khác, tuỳ ý. Với kinh nghiệm tích luỷ, các polders lớn khác lần lượt được xây dựng.
Noordoostpolder (Northeast-polder). Vì khó khăn tài chánh, polder này bắt đầu thực hiện năm 1936. Gồm 2 đê, dài tổng cộng 55 km. Thế chiến bùng nổ, công tác bị đình trệ, cho tới cuối năm 1940 các đê mới hoàn thành, thoát nước hoàn tất vào tháng Chín năm 1942, và 480 km2 đất mới được tạo thành. 
Flevolands. Công tác xây dựng các polders khác bị đình trệ bởi Thế Chiến II. Sau thế chiến, công trình tiếp tục với các polders vỉ đại hơn, rộng 1000 km², nay trở thành tỉnh Flevoland. Đầu tiên polder Đông Flevoland được thành lập trứơc, bắt đầu năm 1950 và hoàn thành 1956, với diện tích 540 km², cách ly với đất liền bởi một kinh đào, và bao quanh bởi một con đê dài 90 km. Việc bơm nước nhờ vào 3 trạm bơm, 1 chạy diesel, và 2 chạy điện. Polder Nam Flevoland xây dựng từ đầu 1959 và hoàn tất 1967, với con đê dài 70 km, có diện tích 430 km², với chỉ một trạm bơm diesel. Ngày 01/01/1986 Hoà Lan có thêm một tỉnh Flevoland mới, do xáp nhập polder Đông và Nam Flevoland với một phần đất polder Đông Bắc của công trình Zuiderzee. Tỉnh Flevoland có diện tích đất là 1,419 km², với cư dân 370,000 (năm 2005) và 6 thành phố lớn. Thủ đô của tỉnh là Lelystad, đặt theo tên của vị cha đẻ công trình là Cornelis Lely (1854-1929).
 
Polder Markerwaard. Bắt đầu thực hiện năm 1963, bằng một đê dài 28 km mang tên đê Houtribdijk hay Markerwaarddijk, chia hồ IJsselmeer làm 2 phần, phần phía bắc vẫn mang tên hồ Ijsselmeer (rộng 1250 km2), hồ phía nam con đê mang tên Markermeer (rộng 700 km2). Việc thực hiện tiếp bị đình chỉ vì thấy chưa cần thiết. Đê Houtribdijk hiện làm một xa lộ nối liền đông và tây xuyên qua hồ Ijsselmeer, và vùng Markerwaard hiện nay là vùng nghĩ hè và bảo tồn sinh thái.

Đại công trình Deltawerken (Delta Works)
Song song với đại công trình Zuiderzeewerken (1919-1986), chính phủ Hoà Lan thực hiện công trình Delta (1950-1997) trên Tam Giác Châu thuộc phụ lưu sông Rhine – Meuse ở Tây Nam Hoà Lan. Công trình gồm việc thực hiện đê đập, đê biển, đê-chống-bảo, cống-thoát-nước, và cổng-đều-chỉnh nước cho tàu bè thông thương. Nhờ vậy, tạo được nhiều hồ chứa nước ngọt, rút ngắn đường giao thông và đê duyên hải, nên công tác bảo trì trong tương lai sẽ ít tổn phí và dể dàng hơn việc bảo trì nhiều hệ thống đê củ chạy ngoằn nghèo ở bên trong. Tổng cộng tổn phí khoảng 6.81 tỉ Euro. Cũng nhờ thực hiện công trình Deltawerken, nhiều kỷ thuật làm đê mới được áp dụng, và nhiều tàu đựơc đóng chỉ dành cho kỷ thuật tân tiến này. Rottendam là hải cảng lớn nhất thế giới mà hàng hải là ngành kinh tế hàng đầu của Hoà Lan. Ngoài ra, khoá kín biển sẽ làm hư hại môi trường bên trong tam-giác-châu. Để duy trì tàu bè thông thương nhộn nhịp, và ngành ngư nghiệp nội địa không bị ảnh hưởng, các kỷ sư thuỷ lợi phải thiết kế lại các cổng-điều-chỉnh-nước, cống-tháo-nước, cầu, v.v. để thế nào nước biển của Biển Bắc thông thương được với hồ nước nội địa, tàu bè có thể qua lại dể dàng, cá hồi (salmon) có thể di chuyển vào ra để sinh sản, v.v., nhưng khi cần thì có thể khoá kín hoàn toàn, không cho lụt biển, triều cường xâm nhập nội địa. Cũng như công trình Zuiderzeewerken, để rút tỉa kinh nghiệm và thử nghiệm kỷ thuật mới thiết kế, các kỷ sư thuỷ lợi bắt đầu thực hiện trước những dự án nhỏ, dể dàng nhất ở công trình Deltawerken.


 
Đại công trình Deltaweerken

  

              
Năm 1950, 2 cửa vịnh nhỏ ở Brielle và Vlaardingen được chắn đê biến thành hồ nước.
            Tiếp theo là khoá cửa vịnh Oosterschelde, Haringvliet và Grevelingen bằng một con đê biển dài 700 km. 17 cống-thoát-nước trên đê Haringliet có khả năng tháo 21,000 m3/giây. Hai cửa Vịnh ở Nieuwe Waterweg và Westerschelde được tàu bè thông thương đến Rotterdam và Antwerp nhờ các cổng-đều-chỉnh-nước tân tiến. Đê dọc thuỷ lộ này cũng được nâng cao hơn và vửng chắc hơn. Đồng thời các công trình xa lộ, cầu cống trong vùng này được xây dựng hay tái thiết. Vì áp lực của nhóm bảo vệ môi trường và các nông dân nuôi sò, thay vì biến hồ Oosterschelde thành hồ nước ngọt, nay phải để nước biển chảy vào, vì vậy các cống-chống-cường triều được thiết kế lại. Bình thường, các cống này mở để nước biển chảy vào, hay rút ra theo thuỷ triều, nhưng khi có bảo, khi cường triều cao quá 3 m trên mực biển, thì tự động các cống-chống-cường-triều đóng kín.
            Kỷ thuật mới được áp dụng khi làm đê Braakman. Vùng này có thuỷ triều cao, với dòng hải lưu chảy mạnh, đê bình thường không thực hiện được vì bị trôi. Dùng các khối vuông rổng bằng ximăng cốt sắt tiền chế –gọi là phoenix caissons- xếp thẳng hàng, đổ cát đầy rồi trét kín mặt với ximăng. Sau đó, đê được xây trên khối ximăng chứa cát tiền chế này.
            Công trình Delta hoàn thành năm 1997, sau gần 50 năm thực hiện, và đó là công trình chống lụt biển lớn nhất thế giới, tổng cộng 16,493 km đê biển, gồm 2,415 km đê chánh và 14,077 km đê phụ, với tổng cộng 15 công trình chính.
            Vì hiệu quả hâm nóng toàn cầu, với nguy cơ nước biển dâng cao, đồng thời với nền móng nước Hoà Lan đang sụp lún, chánh phủ Hoà Lan từ 1996 đang tăng cường làm cao thêm với nền móng đê vững chắc hơn cho khoảng 400 km đê hiện hửu và phải hoàn thành năm 2015. 

Chống ngập lụt do sông
Sông Rhine khi vào lảnh thổ Hoà Lan chia thành nhiều phụ lưu, quan trọng là Ijssel chảy vào Zuiderzee (nay là hồ Ijsselmeer), và Waal cùng với sông Maas (phụ lưu của sông Meuse) chảy vào Tam-Giác-Châu phía nam.
Từ ngàn xưa, để ngăn lụt từ nước các sông này dâng cao trong mùa mưa lủ (mùa đông), mỗi một bên bờ sông xây 2 đê kiên cố. Đê kế dòng sông gọi là “đê-mùa-hè” (mùa có ít mưa, lụt), có nhiệm vụ ngăn lụt nhỏ, nếu có, trong mùa hè; và đê bên ngoài là “đê-mùa-đông” (mùa lủ lụt chính), là đê chánh, cách xa sông, có nhiệm vụ không cho nước lủ tràn vào đồng hay vào các polders. Trong mùa hè, khoảng đất giữa 2 đê-mùa-hè và đê-mùa-đông khô ráo, dùng làm đồng cỏ hay canh tác, nhưng vào mùa đông, nó trở nên ngập lụt và khoảng đất giữa 2 đê-mùa-đông thành một dòng sông lớn, nhờ vậy làm giảm sức chảy tránh phá vở bờ đê (đê-mùa-đông) gây lụt.

 

  
Vùng ngập lụt do sông ở Hòa Lan hiện nay (màu xanh, giữa 2 đê mùa đông)

 
 
Ngày 02/02/1995, mưa lủ ở Pháp và Đức làm sông Rhine và Meuse ngập lụt, nước sông Rhine tại Lobith (biên giới với Đức) dâng cao 13.48 m trên mực biển. Chính quyền sợ rằng các đê dọc các sông này trong lảnh thổ Hoà Lan không thể chống cự nổi với áp lực nước ở thượng lưu nên phải ra lệnh 250,000 dân ở vùng Đông và trung tâm Hoà Lan phải di tản. Mặc dầu không bị vở đê, hay nước tràn qua đê, chính phủ Hoà Lan lập tức có chương trình khẩn cấp 1.2 tỉ USD để củng cố lại hơn 800 km hệ thống đê dọc sông và dự trù phải hoàn thành trước 2008. Nếu các đê này vở, 70% lảnh thổ Hoà Lan sẽ chìm ngập dưới 6 m nước.
Với hệ thống đê biển và đê sông hiện tại, các kỷ sư thuỷ lợi Hoà Lan cam đoan rằng dầu mực nước biển có dâng cao thêm 1 m và với vủ lượng gia tăng thêm 25% ở Tây Âu do hậu quả hâm nóng toàn cầu, Hoà Lan sẽ vẫn an toàn. Tuy vậy, chính phủ Hoà Lan lúc nào cũng cảnh giác vấn đề nghiêm trọng này.
 
Tái tạo sinh môi.
Với hệ thống đê biển vửng chắc, nước mặn không còn xâm nhập vào nội địa, sinh môi vùng nước mặn, nước lợ bị huỷ hoại. Hồ Grevelingen trở thành nước ngọt khi con đê biển Brouwerdam dài 6 km hoàn thành (1971), động và thực vật nước mặn bị huỷ diệt. Vì vậy, năm 1978 một cống nước được thiết lập trên đê này để nước biển thông thương lại với hồ, nhờ vậy môi trường biển được tái tạo và động thực vật biển được tái sinh trong hồ này. Cũng vậy, việc tái tạo môi sinh cũng được thực hiện ở Hồ Haringvliet
 
Giải quyết vấn đề ô nhiểm.
Sông Rhine bị ô nhiểm rất nặng, mà Hoà Lan ở hạ lưu nên nhận nhiều hậu quả, nhất là ở Hồ Ketelmeer. Để giải quyết vấn đề này, các kỷ sư Hoà lan làm một đê vòng tròn, đường kính 1 km ở giữa Hồ Ketemeer, đê cao hơn mặt nước hồ 10 m, bên trong đào sâu 45 m, vách đê bên trong được hàn kín. Polder đặc biệt này dùng để chứa các chất thải do xáng múc từ hồ.
 
Nếu không có hệ thống đê biển và đê sông, 70% lảnh thổ Hoà Lan sẽ chìm sâu 6m khi có lụt do biển hay sông. Người Hoà Lan đã phấn đấu liên tục trên 2,000 năm nay để có một đất nước giàu đẹp hiện nay. Chính phủ, quốc hội, nhân dân, các nhà khoa học, nông gia, các nhà bảo vệ môi trường, v.v. cùng ngồi chung với nhau để giải quyết việc sống còn của đất nước họ. Vì vậy không có nhiều mâu thuẩn chính trị, xả hội, kinh tế trong vấn đề giải quyết vấn đề lụt lội ở Hoà Lan. Tất cả đều nhắm đến tương lai lâu dài cho một đất nước Hoà Lan phồn thịnh.
 
 
Reading (UK), 07/01/2008
Trần-Đăng Hồng
 
Bài này đăng ở: Nội San Hội Nông Nghiệp Việt Nam (USA), tháng 5/2008.

Đọc tiếp Phần 2: Kinh nghiệm Mississippi


Trở về Trang Báo KHNN

 

 

 
 
  Số người đọc 421052 visitors (1088253 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free