Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ
  Từ X quang đến CT-MRI
 
Lên mạng ngày 10/9/2008

TỪ X QUANG ĐẾN CT-MRI
 
Trần Văn Diên
  
 Lâu dài nghiên cứu nhà vật lý Đức Quốc Whilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) phát minh máy X Quangxem như huyền thoại. Phim X Quang đầu tiên chụp hình bàn trái người vợ thân yêu của Whilhem Conrad Roentgen vào ngày 8 tháng 11-1895 hiện đang trưng bày ở viện bảo tang Đức Quốc. Roentgen đoạt giải Nobel năm 1901.
Roentgen dùng sự giao động của tia Gamma xuyên qua cơ thể rồi chạm phim nhựa có muối hữu cơ brome được giử kín trong hộp, xong phim được mở ra trong phòng có ánh sáng tím an toàn rồi ngâm vào 3 dung dịch:I- Hydroquinone, Potassium Hydroxide, Sodium Metabisulfite, Glutaraldehyde Bis-bisulfite; II: Aluminum Sulfate, Aluminum Thiosulfate, Citric Acid; III: Nước Tinh Chất. Nhờ máy X Quang giúp chúng ta nhận diện:
1.      Xương hiện lên phim màu trắng.
2.      2-Bắp thịt, gân sụn, mạch máu, dây thần kinh, não bộ, tủy sống…hiện lên phim màuxám.
3.      Không khí, nằm bên trên trong bao tử, hiện lên phim màu đen.
Vật lý Hoa Kỳ ra đời máy vi tính kích thước bằng cái nhà vào năm 1955. Thì 12 năm sau, 1967, khoa học gia Anh Quốc, Godfrey N. Hounsfield (1919-2004), dùng máy vi tính ghi nhận từ trường X Quang xuyên qua tế bào động vật rồi máy vi tính vẽ lại hình ảnh cắt lát (scan). Bỏ công miệt mài nghiên cứu, máy CT (Computed Tomography) của Hounsfield chào đời năm 1973. Hounsfield đoạt giải Nobel năm 1979. Để nhận diện tế bào mềm trong não bộ, tủy sống, dĩa sụn (lệch/bể/chảy), tim, gan,… X Quang và hình cắt lát của máy CT không phát hiện được rõ.
Tiếp tục khảo cứu, Hounsfield đưa ra giả thuyết rồi thí nghiệm và kiểm chứng với từ trường cộng hưởng của nhiều loại phân tử khác nhau để thay thế cho tia X quang. Sau cùng kết quả mỹ mãn với HYDROGEN. Hounsfield đặt tên máy mới này với tên là MRI(Magnetic Resonance Imaging). Phân tử hydrogen trong MRI tạo từ trường cộng hưởng khi xoay quanh tế bào động và thực vật để máy vi tính ghi nhận rồi vẽ lại hình cắt lát để nhận diện tế bào mềm rất rõ nét lại không tạo phóng xạ tai hại nào cả.
Mấy năm sau MRI xuất hiện để xử dụng rất thực tiễn trong lãnh vực y khoa. Đấy là phát minh khoa học tuyệt hảo, một trong những kỳ công của trí tuệ loài người nhằm phụng sự đời sống cho nhân loại. Trường hợp một người đàn ông trung niên đau thắt lưng làm tê rần rần dài xuống đùi, chạy dài đến bắp chuối và bàn chân. Dùng máy X quang và CT không phát hiện được thần kinh nào bị nghẻn L1, L2, L3, L4 hay L5? Phương pháp duy nhất là nhờ máy MRI. Sau khi máy MRI cắt lát dọc vùng xương lưng L1 đến L5 sẽ xác nhận thần kinh số mấy đi ra từ tủy sống bị nghẻn, bên nào nhiều phải hay trái.
Tại sao những người trung niên hay bị triệu chứng này? Vì khi trên tuổi 40, dĩa sụn giữa các đốt xương sống không còn đàn hồi dẻo dai như hồi tuổi dậy thì, dĩa sụn hẹp dần khi tuổi đời càng chồng chất, bên cạnh đó các gân sụn ở đầu các bắp cơ tiếp nối với xương bắt đầu calcium hóa thành xương ép đường dây thần kinh sẽ làm nghẽn... MRI giúp cho việc định bệnh đúng nơi đúng chổ, nên giải phẩu chổ nào nếu chân tê cóng không di chuyển được.  
CT không giúp nhận diện tế bào mềm bất thường trong não bộ, tủy sống, dĩa sụn (lồi, bể…) một cách chính xác như MRI. MRI không tạo phóng xạ tai hại như X quang và CT, thần diệu của khoa học phụng sự đời sống cho nhân loại.
            Sự phóng xạ chia ra 4 loại:
 1-Tự nhiên (Natural radiation) 
 2-Sinh hoạt hằng ngày (Domestic radiation)     
 3-Kỹ nghệ (Industrial radiation)
 4-X quang (X-ray radiation)
Những chất thải ra từ những nhà máy nguyên tử lực phải chôn thật sâu vào trong lòng đất. Nếu để thoát vào môi trường không khí thiên nhiên, tác hại của phóng xạ sẽ làm ô nhiểm môi sinh kéo dài đến hàng triệu năm mới dứt.
    
Trần Văn Diên, sưu tập ngày 23-01-2008
 
Trích từ “Trường Cũ Tình Xưa” trang 59

Trở lại Trang KHNN
 
 
  Số người đọc 419539 visitors (1084681 hits) kể từ 12/10/2007  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free